PhotobucketPhotobucket GUESTBOOK PhotobucketPhotobucket

Photobucket Blog

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Chuyện lạ sau phẫu thuật

Thông thường, phẫu thuật chỉ để lại những phản ứng phụ đơn giản như sưng tấy, đau cục bộ hoặc nặng có thể nhiễm khuẩn, không thành công phải phẫu thuật lại. Nhưng 3 ca phẫu thuật dưới đây lại được xem là “chẳng giống ai” với những phản ứng phụ lạ làm đau đầu các nhà khoa học.

  Bà Karen Bryne mắc hội chứng “cánh tay người ngoài hành tinh” sau phẫu thuật não trị bệnh động kinh.

Bà Karen Bryne mắc hội chứng “cánh tay người ngoài hành tinh” sau phẫu thuật não trị bệnh động kinh.

Ghép gan làm thay đổi nhóm máu người bệnh

Theo tờ Sydney Morning Herald của Australia, cô bé 15 tuổi Demi Lee Brennan là bệnh nhân đầu tiên trên thế giới “được lợi” sau cấy ghép gan, không chỉ có gan mới mà còn có nhóm máu mới, tức gan cấy ghép làm thay đổi nhóm máu nguyên thủy từ O- thành O+. Nghe qua có vẻ kỳ quặc và sợ, nhưng nó lại là điều may mắn.

 Có nghĩa, từ sau khi cấy ghép gan cho đến lúc cuối đời,  Brennan không cần phải dùng đến thuốc chống thải ghép như các bệnh nhân được cấy ghép nội tạng khác. Điều này không chỉ làm cho người bệnh ngạc nhiên mà ngay các bác sĩ cũng sửng sốt bởi đây là phản ứng phụ lạ nhất trong y học từ xưa đến nay.

Thông thường, hệ miễn dịch của cơ thể con người từ chối mọi tế bào ngoại lai khi cấy ghép, nhưng không hiểu sao trong trường hợp này tế bào trong vật liệu hiến tặng dường như lại tồn tại tốt hơn trong cơ thể người bệnh. Với phản ứng phụ lạ như vậy nên nó mở ra một hướng đi mới cho y học trong việc cấy ghép nội tạng, nhất là xử lý tình trạng chống thải ghép mà lâu nay vẫn phải dùng thuốc mới khắc phục được.

Thay đổi tính cách sau cấy ghép nội tạng

Trường hợp của ông Bill Wohl (58 tuổi, ở bang Arizona, Mỹ) sau khi phẫu thuật bỗng dưng lại mủi lòng, khóc mỗi khi nghe ca sĩ người Anh Sade hát trên đài hay vô tuyến. Sau đó, Bill Wohl đã liên lạc với gia đình người hiến tặng Michael Brady mới biết người hiến tặng từng là diễn viên đóng thế ở Hollywood, 36 tuổi là một fan hâm mộ nhiệt tình nhạc Sade.

Một trường hợp khác, chị Jamie Sherman (người Arizona, Mỹ) có thói quen rất ghét thức ăn Mexico nhưng sau khi phẫu thuật ghép tim xong lại thèm các món pho mát. 6 tháng sau phẫu thuật, Sherman đã tìm đến gia đình người hiến tặng tim cho mình và phát hiện thấy, người hiến tặng tên là Scott Phillips, lập trình viên máy tính, rất thích pho mát.

Nhiều lý giải được đưa ra để giải thích cho các hiện tượng nói trên như ký ức cơ thể còn sót lại bên trong các bộ phận hiến tặng, biến cơ thể người được hiến tặng sang một dạng mới, bổ sung thêm một số chức năng mà trước đây không có. 

Theo TS. Jack Copeland, người trực tiếp phẫu thuật cho Bill Wohl và trên 700 bệnh nhân khác, sau phẫu thuật, sức khỏe của người bệnh được cải thiện đáng kể nhưng lại có thêm một số thay đổi mà khoa học chưa hiểu hết, trong đó có lý do còn sót lại trong vật liệu hiến tặng của chủ thể, nhưng cũng có thể do tác động khách quan như lạm dụng thuốc gây mê của thuốc chống thải ghép, các yếu tố tâm lý. Tuy nhiên, cả giới y học lẫn bệnh nhân đều cho rằng người được hiến nội tạng được lợi nhiều hơn là hại.

Theo chuyên gia tâm lý Jamie Sherman ở Đại học Arizona, có một lý thuyết cho rằng bộ nhớ của con người mang tính tế bào, bởi mọi tế bào trong cơ thể có chứa vật liệu di truyền hoàn chỉnh, bệnh nhân ghép ADN được thừa hưởng từ người hiến tặng nên nó quyết định một phần tính cách, suy nghĩ, cư xử, thậm chí cả thói quen ăn uống, riêng trái tim có khả năng nhớ giống như não bộ.

Mắc hội chứng “cánh tay người ngoài hành tinh” sau phẫu thuật não

Theo BBC, bà Karen Bryne (55 tuổi, ở New Jersey, Mỹ) hiện mắc phải căn bệnh lạ có tên hội chứng “cánh tay người ngoài hành tinh” (Alien Hand Syndrome hay AHS) sau phẫu thuật để điều trị bệnh động kinh khi mới 27 tuổi. 

Ca phẫu thuật đã chữa khỏi bệnh động kinh nhưng lại tạo ra một căn bệnh khác, hội chứng AHS. AHS là một căn bệnh quái ác, y học hiện đại vẫn chưa hiểu hết. Nếu mắc hội chứng này thì tay của con người sẽ vượt qua tầm kiểm soát của người trong cuộc.

 Ví dụ đang ngủ trưa nhưng bàn tay trái lại giơ lên, siết chặt lấy cổ khiến ngạt thở. Người ta có cảm giác bàn tay có một bộ não riêng điều khiển và làm những việc hết sức kì quặc, giống như trong phim kinh dị nhưng lại có thật mà được ví là hành động của “cánh tay người ngoài hành tinh”.

Trong trường hợp của bà Karen Bryne, bàn tay trái như có bộ não riêng, nó tự cởi quần áo của bà vào những thời điểm không thích hợp, lấy mọi thứ ra khỏi túi xách và vung vãi khắp nơi. Được biết, năm 27 tuổi, sau khi phẫu thuật não chữa bệnh động kinh, bác sĩ đã cắt bỏ phần corpus callosum (vùng liên kết hai bán cầu não phải và trái), tức các bó sợi thần kinh để giúp hai nửa não liên kết với nhau..

Một bộ não bình thường thì hai nửa bán cầu não giao tiếp với nhau thông qua vùng corpus callosum. Bán cầu não trái điều khiển cánh tay phải và chân cùng kỹ năng ngôn ngữ. Bán cầu não phải điều khiển cánh tay trái và chân. 

Việc cắt bỏ vùng corpus callosum có tác dụng chữa khỏi bệnh động kinh nhưng tâm lý lại thay đổi. Trong trường hợp của bà Karen, sau phẫu thuật não phải đã bị sự cố nên nó từ chối kiểm soát các hoạt động của tay trái và phát sinh ra hội chứng “cánh tay người ngoài hành tinh”.

XL.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét