Đường phèn còn gọi là băng đường, tên khoa học Saccharose. Đường phèn và đường cát được làm từ nước mía, nước củ cải đường và một số nguyên liệu khác (lúa miến ngọt, thốt nốt...).
Đường phèn có chứa saccharose và một số nguyên tố vi lượng. Theo Đông y, đường phèn vị ngọt tính bình, vào tỳ và phế. Công năng chủ trị: Đường phèn có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế, chỉ khái trừ đàm.
Làm gia vị để khai vị trợ tiêu hóa. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, đau rát họng, khí huyết hư, chóng mặt, đau đầu.
Y học cổ truyền phương Đông cho rằng, đường phèn có tác dụng bổ dưỡng tốt hơn đường trắng nên các dạng bào chế có tác dụng bổ dưỡng (ngân nhĩ, long nhãn) thường dùng đường phèn.
Đường phèn được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Cao long nhãn đường phèn: đường phèn 100g, long nhãn 100g. Cho long nhãn, đường phèn và nước, nấu đến khi long nhãn nhuyễn thành cao. Mỗi ngày cho ăn 20g. Thuốc có tác dụng bổ khí dưỡng huyết. Dùng khi cơ thể suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu.
Chè bí đao đường phèn: bí đao 100 - 200g, gọt vỏ, bỏ ruột, thái lát, đường phèn liều lượng thích hợp, thêm chút nước khuấy đều, nấu thành dạng chè. Ăn hằng ngày. Dùng cho trẻ em ho suyễn, sốt nóng.
Lê ướp đường phèn: lê 1 quả, đường phèn 15g. Lê gọt vỏ, bỏ ruột thái lát, cho ít nước cùng đường phèn, đun chín, cho ăn. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan đờm dính.
Ô mai ướp đường phèn: ô mai 5 quả, đường phèn 20g. Đun cho tan đường, cho ô mai vào, nấu chín nhuyễn. Ăn dần trong ngày. Dùng cho các trường hợp sau viêm nhiễm, sốt nóng dài ngày, miệng họng khô, khát nước, chán ăn.
Yến sào hầm đường phèn:
yến sào (tổ chim yến) 4 - 6g, đường phèn 15g. Yến sào ngâm mềm, thái lát, thêm chút nước vừa đủ, hầm cách thủy. Cho dùng ngày 1 lần, mỗi đợt 2 - 3 tuần, cách ngày cho ăn 1 lần. Tác dụng bổ phế vị. Dùng cho các trường hợp lao phổi khái huyết.
Ô mai giải khát: ô mai cho nước pha hãm, cho thêm đường phèn, điều chỉnh độ chua ngọt theo khẩu vị, dùng uống thay trà.
Kiêng kỵ: người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy nên thận trọng.
Làm gia vị để khai vị trợ tiêu hóa. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, đau rát họng, khí huyết hư, chóng mặt, đau đầu.
Y học cổ truyền phương Đông cho rằng, đường phèn có tác dụng bổ dưỡng tốt hơn đường trắng nên các dạng bào chế có tác dụng bổ dưỡng (ngân nhĩ, long nhãn) thường dùng đường phèn.
Cao long nhãn đường phèn: đường phèn 100g, long nhãn 100g. Cho long nhãn, đường phèn và nước, nấu đến khi long nhãn nhuyễn thành cao. Mỗi ngày cho ăn 20g. Thuốc có tác dụng bổ khí dưỡng huyết. Dùng khi cơ thể suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu.
Lê ướp đường phèn: lê 1 quả, đường phèn 15g. Lê gọt vỏ, bỏ ruột thái lát, cho ít nước cùng đường phèn, đun chín, cho ăn. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan đờm dính.
yến sào (tổ chim yến) 4 - 6g, đường phèn 15g. Yến sào ngâm mềm, thái lát, thêm chút nước vừa đủ, hầm cách thủy. Cho dùng ngày 1 lần, mỗi đợt 2 - 3 tuần, cách ngày cho ăn 1 lần. Tác dụng bổ phế vị. Dùng cho các trường hợp lao phổi khái huyết.
Ô mai giải khát: ô mai cho nước pha hãm, cho thêm đường phèn, điều chỉnh độ chua ngọt theo khẩu vị, dùng uống thay trà.
Kiêng kỵ: người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy nên thận trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét