Mỗi triều đại đều có những quy định riêng về số phận các phi tần sau khi hoàng đế băng hà.
Trong cuốn Sử ký Tần Thủy Hoàng từng ghi chép rằng: Nếu những phi tần không có con thì đều phải tuẫn táng. Quá trình khảo cổ phát hiện ngôi mộ của các phi tử của Tần Thủy Hoàng đều được chon ở phía Tây Bắc lăng mộ Tần Thủy Hoàng, tổng cộng hơn 100 lăng mộ.
Ở thời Hán, người ta phân thành những trường hợp khác nhau. Đối với phi tần hạ sinh được hoàng tử, mà hoàng tử đó được phong đất phong vương thì có thể xuất cung cùng với con và nhờ cậy vào con mà an hưởng tuổi già. Giống như phi tần Bạc Cơ của Hán Cao Tổ, sau khi Hán Cao Tổ băng hà, Bạc Cơ được xuất cung theo con là hoàng tử Lưu Hằng (vua nước Đại) và được phong là Đại thái hậu.
Thời Tam Quốc, lấy nước Thục làm ví dụ tiêu biểu, vị hoàng hậu được ghi chép trong sử sách của Lưu Bị là Ngô hoàng hậu, người này sinh hạ được 2 người con. Sau khi Lưu Thiện kế vị, Ngô hoàng hậu được phong làm Hoàng thái hậu, sống tại cung Trường Lạc, sau khi bà chết đã được hợp táng với Lưu Bị. Những phi tần còn lại của hoàng đế đều được cho phép tái giá sau đó.
Ở thời Tấn, hầu như không ghi chép có nhiều phi tần, thông thường những phi tần sinh hạ được hoàng tử thì sẽ theo con mình và được phong làm vương thái phi.
Ở thời Ngụy, sau khi hoàng đế qua đời, các phi tần có địa vị thấp sẽ được trở về với gia đình. Còn ở thời Bắc Ngụy, các phi tần không có con sẽ xuất gia sau khi vua mất.
Ở thời Trần, vua Trần Thúc Bảo là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Trần thời Nam-Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc. Hoàng hậu của vua Thúc Bảo là Thẩm Vụ Hoa. Sau khi vua Thúc Bảo bị đưa đến kinh thành Trường An của nhà Tùy, Thẩm hoàng hậu đã xuất gia đi tu tại chùa Tì Lăng.
Ở thời Nam Bắc triều, hầu hết các phi tần đều xuất thân từ gia đình danh giá nên đa số được trả về gia đình sau khi hoàng đế băng hà.
Thời Tùy, Tùy Dạng đế (tức Dương Quảng) đã lấy hai phi tần Tuyên Hoa và Dung Hoa của thân phụ ông là vua Tùy Văn đế làm vợ.
theo kiến thức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét