Bác sĩ kết luận tôi bị nhiễm khuẩn tiết niệu và cho thuốc kháng sinh Cefuroxim 250mg – 30 viên (uống ngày 4v) và vitamin B1. Còn nang thận, bác sĩ chỉ nói là do bẩm sinh và không đáng lo ngại nên không cần chữa.
Tuy nhiên tôi rất băn khoăn vì bác sĩ khám bệnh có lẽ do không có thời gian nên không giải thích cụ thể.
1. Có phải tôi bị nhiễm độc do kháng sinh gây độc tính cho thận không?
2. Nhiều năm trước tôi đi khám không có nang thận, bây giờ mới có, sao lại có thể là do bẩm sinh?
3. Xin bác sĩ giải thích về căn bệnh nhiễm trùng tiết niệu của tôi cặn kẽ hơn.
4. Bệnh nang thận của tôi có cần chữa không? Có gây biến chứng không? Hiện tôi vẫn đang bị đau tức vùng thắt lưng phải.
Rất mong được sự tư vấn và giải thích của bác sĩ vì tôi đang rất lo lắng.
(Mai Hương - Nghệ An)
Trên báo Tuổi trẻ, Ts.Bs Lê Thúy Tươi cho biết, xét nghiệm nước tiểu chỉ có 25 bạch cầu/ul chưa đủ để kết luận nhiễm trùng tiểu bởi phụ nữ lấy nước tiểu ngay đầu bãi, giữa chu kỳ kinh cũng thấy bạch cầu cao như vậy.
Triệu chứng đau thắt lưng là dấu hiệu cần được quan tâm. Để tránh lo lắng tôi đề nghị chị nên chụp CT thận xem nang thận (trên siêu âm) có thật là “nang” hay là cái gì? Tôi nói vậy vì siêu âm không thể nhìn chính xác 100% đó là nang hay là khối u.
Dấu hiệu đau lưng là dấu hiệu rất đáng quan tâm. Đau lưng + tiểu đêm hơn 10 năm với một người 39 tuổi rất cần tìm ra “thủ phạm”.
Những thứ thuốc mà bác sĩ TMH hoặc bác sĩ nội khoa cho chị uống không thể là nguyên nhân gây ra nang thận. Tôi nghĩ có thể nang thận có từ trước nhưng khi siêu âm chị không uống nhiều nước để nhìn thận rõ hơn hoặc bác sĩ siêu âm đã bỏ qua.
Còn nhiễm trùng tiết niệu thì ngoài bạch cầu 25/ul chẳng có chỉ số nào đáng lưu ý. Có thể bác sĩ thấy chị đau lưng + tiểu đêm nên cho thuốc để nếu nhiễm trùng thì kháng sinh sẽ giải quyết.
Nếu sau khi chụp CT mà khẳng định là nang thận thì chị nên gặp bác sĩ chuyên khoa thận. Nang 21 mm vẫn cần theo dõi, nếu nang lớn dần và gây khó chịu như đau lưng nhiều, đi tiểu đêm đến mức rối loạn giấc ngủ thì bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp mổ nội soi cắt bỏ nang cho chị.
Theo báo Lao động, có khoảng 80% trường hợp bị đau lưng lần đầu không rõ nguyên nhân, chỉ có 6 - 8% trường hợp do bị lệch đĩa đệm cột sống. Có trên 50% bệnh nhân đau lưng khỏi trong vòng 2 tuần, nhưng tỷ lệ tái phát khá cao sau một tháng trở lên; từ 5-10% bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng cấp chuyển thành mãn tính.
Bệnh đau lưng thường xuất hiện ở những người hay phải ngồi hoặc đứng khom lưng lâu, ít hoạt động thể lực, như nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may...; những thanh thiếu niên mải mê chơi games hay bị đau lưng từ trẻ, do để lưng làm việc lâu trong tư thế không đúng.
Những mẹo có thể giúp bạn giảm đau lưng
Dùng thuốc giảm đau
Dùng thuốc giảm đau dường như là một cách rõ ràng giúp bạn bớt bệnh nhưng nhiều người có khuynh hướng bỏ qua phương pháp này vì cho rằng thuốc sẽ che mất cơn đau và làm bệnh nặng thêm.
Thực tế, bạn sẽ không gặp bất cứ vấn đề nào trầm trọng hơn khi dùng thuốc. Nó đơn giản chỉ xoa dịu cơn đau, giúp bạn dễ dàng tìm cách đối phó thôi.
Xoa bóp
Dùng tay xoa, bóp, day, đấm, chặt nhẹ nhàng hai bên cột sống khoảng 30 phút. Có thể sử dụng các động tác kéo rút như trong mát xa, nhưng phải nắm được kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Nhẹ nhàng xoa và cọ xát các khu vực khó chịu sẽ kích thích sự lưu thông của hệ thống bạch huyết, từ đó giảm viêm nhiễm.
Nằm nghỉ ngơi
Tư thế nằm ngửa thả lỏng người thoải mái trên giường cứng, không nằm giường có đệm mềm để tránh đè ép vào mạch máu và cơ. Đảm bảo nguyên tắc giữ đường cong sinh lý cột sống, đầu, vai, mông, gót chân chạm giường.
Dùng một gối lót dưới cột sống cổ, chú ý không được kê gối trên đầu. Một gối mỏng kê dưới lưng. Một gối kê dưới kheo. Sau 30 phút, nhẹ nhàng xoay nghiêng người để thay đổi tư thế. Khi dậy, xoay người nằm nghiêng để dậy từ từ. Phương pháp có thể kéo dài tối đa trong 3 ngày, nếu không khỏi thì cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Cải thiện tư thế
Có những thói quen xấu như đi thõng vai xuống, ngồi quá lâu trước màn hình TV hay máy tính... có thể là nguyên nhân thường gặp nhất khiến bạn đau lưng.
Đứng thẳng, ngồi ở tư thế đúng có thể giúp giảm đau lưng đáng kể.
Kéo giãn cột sống
Tốt nhất là dùng áo treo cột sống. Có thể đu hai tay trên xà, hoặc treo người ngược kiểu tư thế tập xà trong vòng 5 – 10 phút. Phương pháp này áp dụng trong 2 ngày, nếu không đỡ thì phải chuyển phương pháp khác hoặc khám chuyên khoa.
Uốn cong lưng
Cách làm này để giảm hạ một vài căng thẳng ở cột sống trên. Ngồi thẳng lên, thư giãn vai và bàn tay, tiếp theo đẩy trọng tâm của lưng về phía chỗ ngồi của bạn, đưa vai về phía trước. Giữ và thở. Sau đó nâng khung xương sườn của bạn lên một chút và về phía trước. Thở lại. Lặp lại tư thế uốn cong này vài lần.
Vặn xương sống.
Trong trường hợp này bạn sẽ giữ thân trên và đưa hông của bạn hướng về phía trước. Nếu bạn ngồi trong xe hơi, đó là động tác xoắn vai trên cơ thể. Nếu đó là bàn làm việc thì bạn có thể xoay sâu hơn. Trong tư thế này bạn hãy để hai bàn tay đặt thoải mái trên bàn làm việc hoặc vô lăng, xoắn xương sườn và vai phải của bạn với điểm tựa là tay lái hoặc bàn. Đây là một động tác nhỏ nhưng đem lại sự hăng hái làm việc.
Tập Yoga
Yoga là một giải pháp tuyệt vời trong việc cải thiện cơ bắp. Nó cũng giúp bạn cải thiện sự linh hoạt của lưng và giúp lưng ít bị chấn thương hơn.
Tránh thuốc lá
Hút thuốc sẽ làm giảm khả năng tự chữa lành vết thương, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của cơ thể. Vì thế, hãy ngừng hút thuốc khi bị đau lưng, dù bạn chỉ bị đau nhẹ hay mãn tính.
Liệu pháp nóng - lạnh
Chườm nóng: Dùng khăn tẩm nước nóng vừa phải đắp lên cột sống lưng trong vòng 30 phút để làm giãn cơ, dây chăng, mạch máu. Phương pháp này chỉ áp dụng trong 24 giờ đầu tiên.
Chườm lạnh: Dùng túi đựng nước đá chườm lên cột sống lưng trong vòng 30 phút, có tác dụng co mạch, làm giảm đau tức thì. Phương pháp chỉ áp dụng khi đau trong vòng 24 tiếng.
Theo Báo điện tử Gia Đình Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét