Đàn ông cũng giống như phụ nữ, bị bó buộc bởi các tiêu chuẩn xã hội. Họ bị gắn liền với hình ảnh “phái mạnh” nên không dễ dàng được thể hiện ra ngoài những biểu hiện yếu đuối Trong khi phụ nữ có thể nói ra những bất mãn của mình thì đàn ông thường sẽ im lặng, thậm chí có những điều họ sẽ không bao giờ thổ lộ cho tới chết.
Bị bạo hành
Đàn ông thường được coi là thủ phạm của bạo lực gia đình. Nhưng theo tiến sỹ tâm lý học Harish Shetty, đàn ông cũng là đối tượng bị ảnh hưởng bởi bạo lực.
Đàn ông cũng phải nhận sự hành xử tệ hại trong gia đình và xã hội, bị tra tấn cảm xúc ở nơi làm việc hoặc ở nhà. Ở công ty họ có thể bị nói xấu, trù dập, bị sếp đì hay đồng nghiệp chơi xấu. Thậm chí họ là nạn nhân của những âm mưu thâm độc, xấu xa.
Trong khi đó nếu chẳng may rước nhầm một sư tử Hà Đông, đàn ông cũng có thể bầm mình như chơi. Hoặc người vợ thiếu tâm lý, suốt ngày khủng bố chồng bằng những lời than vãn, cằn nhằn thì có thể cũng là một hình thức “bạo lực”.
Khi chuyện trở nên xấu đi, họ bị bạn bè và nữ giới phê phán, nhưng chỉ có thể im lặng. Đàn ông không tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị bạc đãi nhưng họ có thể rơi vào bế tắc đến mức muốn tự tử.
Trầm cảm
Dù bệnh trầm cảm khá phổ biến ở nam giới nhưng họ lại thường không nhận ra. Đàn ông lo sợ người khác nghĩ mình yếu đuối nếu phải tìm sự giúp đỡ ở một bác sỹ hay nhà tâm lý học. Do đó thường họ bỏ qua cả tình trạng của mình.
Khi bị trầm cảm, đàn ông trở nên yên lặng hơn, mất hứng thú trong cuộc sống. Họ bắt đầu nói dối về công việc, ăn nhiều hơn, uống nhiều rượu và trốn ở nơi làm việc bất kể thời gian. Họ lảng tránh trách nhiệm, cảm thấy vô vọng và vô giá trị.
Tại Anh, tự sát là nguyên nhân lớn nhất giết chết nam giới ở độ tuổi 20-49, lớn hơn tai nạn giao thông. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ nam giới tự tử cao gấp 4 lần nữ giới.
Bị lạm dụng tình dục
Số lượng thanh thiếu niên trẻ bị lạm dụng tình dục đang tăng lên. Nỗi ám ảnh của những chấn thương này sẽ kéo dài mãi mãi. Người bị tấn công khi còn nhỏ sẽ mất hứng thú với hôn nhân, hoặc lớn lên với ý tưởng tình dục không lành mạnh.
Cả nam và nữ nếu gặp phải vấn nạn này đều có xu hướng che giấu. Tuy nhiên nó sẽ là vết thương không bao giờ lành đối với họ.
Nỗi buồn làm cha
Áp lực của xã hội hiện đại đè nặng lên đàn ông, đặc biệt là nếu họ có gia đình. Đàn ông luôn được chờ đợi gánh vác phần lớn hơn. Tiêu chuẩn về sự thành công của nam giới mà xã hội đặt ra, cũng như sự cạnh tranh không ngừng buộc họ phải nỗ lực tối đa.
Đôi khi căng thẳng, mệt mỏi cũng khiến họ cảm thấy không còn hứng thú hoặc không thể cảm nhận niềm vui làm cha mà thay vào đó là sự bực bội vì bị làm phiền. Tất nhiên đây chỉ là cảm xúc diễn ra bên trong họ bởi thực tế người đàn ông có trách nhiệm vẫn hiểu rằng đó chính là hạnh phúc, mà hạnh phúc thì luôn đi kèm với nghĩa vụ.
(Theo Timesofindia)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét