PhotobucketPhotobucket GUESTBOOK PhotobucketPhotobucket

Photobucket Blog

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Con trai của Lý Chiêu Hoàng quyết tử cứu vua Trần?







Người đã bỏ mình sau trận quyết tử bên sông Thiên Mạc để hai vua Trần kịp rút lui trước sự truy đuổi của quân Nguyên được cho là con trai của Lý Chiêu Hoàng.
Gia tộc nhà Trần chính là người đã gây nên những bi kịch, đớn đau cho cuộc đời Lý Chiêu Hoàng, đã cướp đi của bà tất cả: tính mạng người cha đẻ, cơ nghiệp của dòng họ, ngai vàng và cả người chồng của bà nữa. Thế nhưng người được coi là con trai bà - nữ hoàng triều Lý bị nhà Trần cướp ngôi - lại chính là người đã hy sinh tính mạng để bảo vệ hai vua Trần.
 
Trận đánh bi tráng bên sông Thiên Mạc
 
Năm 1285, lần thứ hai, nhà Nguyên xâm lược Đại Việt với 50 vạn quân do Thoát Hoan cầm đầu. Quân Nguyên có con số áp đảo, lại là đội quân thiện chiến chuyên đi chinh phạt khắp thế giới, lâu nay vẫn bách chiến bách thắng, vì thế trong thời gian đầu, quân Đại Việt thua liên tiếp, lùi liên tiếp. 
Tuy nhiên, điều đó đã được tính trước bởi vua tôi nhà Trần, nhất là vị “tổng tư lệnh” – Quốc công Tiết chế Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Thiên tài quân sự này đã sớm vạch ra chiến lược của cả cuộc kháng chiến, vì thế các cuộc rút lui của quân Việt không hề hỗn loạn, tinh thần Sát Thát và lòng tin của quân dân không hề giảm sút.
 Quân tướng nhà Trần

Mặc dù vậy, có một sự thật không thể chối cãi: Đại Việt đứng trước những khó khăn và hung hiểm chất cao như núi. Đại quân sau mấy trận thua ban đầu phải lui về giữ Vạn Kiếp (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương), sau đó lui tiếp về Thăng Long.
 Và cũng chỉ trong thời gian ngắn, trước sự tấn công như bão táp của địch, vua tôi, quân dân Việt cũng phải rời Thăng Long, để lại kinh thành vườn không nhà trống, lui về Thiên Trường (Nam Định), lấy vùng đất này làm căn cứ kháng chiến.
 
Quân Nguyên truy đuổi gắt gao, dùng cả kỵ binh lẫn thủy binh do hai tên tướng thiện chiến cầm đầu, quyết bắt bằng được hoàng đế Nhân Tông và thượng hoàng Thánh Tông, đập tan đầu não của cuộc kháng chiến.
 Trước tình hình đó, Hưng Đạo vương đã giao một nhiệm vụ quan trọng cho Bảo Nghĩa hầu Trần Bình Trọng: cầm chân giặc càng lâu càng tốt ở bãi Tha Mạc bên sông Thiên Mạc (nay thuộc huyện Đông Yên, tỉnh Hưng Yên) để hai vua và bộ chỉ huy kịp rút lui, không để giặc tìm được dấu vết.
 
Đó là một trận đánh mà Hưng Đạo vương cũng như Bảo Nghĩa hầu đều biết rõ, mỗi binh tướng tham gia là một chiến sĩ cảm tử, cái chết gần như là chắc chắn. Và thực tế xảy ra đúng như vậy, sự chênh lệch quá lớn về quân số khiến cho quân của Trần Bình Trọng gần như bị tiêu diệt hết, bản thân ông cũng bị địch bắt. 
Nhưng đó vẫn là trận thắng lớn bởi đã đạt mục đích một cách hoàn hảo: giữ chân giặc đủ lâu để bộ chỉ huy quân Việt rút lui an toàn và kể từ đó, quân Nguyên hoàn toàn không biết vua tôi nhà Trần đang ở đâu – điều mà quân Nguyên muốn khai thác từ Trần Bình Trọng khi bắt được ông.
 
Các trò dọa dẫm và mua chuộc đều đã được áp dụng với Trần Bình Trọng để moi được từ ông tin tức về hai vua Trần, tình hình quân đội và triều đình, về chiến lược, sách lược của Đại Việt chống lại quân Nguyên. Nhưng Trần Bình Trọng quyết tuyệt thực và không hé răng.
 Tướng giặc dụ dỗ rằng nếu hợp tác, chúng sẽ tâu lên hoàng đế nhà Nguyên phong vương cho ông (lúc đó, Trần Bình Trọng chỉ mang tước hầu). Bảo Nghĩa hầu đã khẳng khái nói: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Ông bị giặc giết, lúc đó mới 26 tuổi.
 
Thật kỳ diệu là chỉ mấy tháng sau, đại quân Thoát Hoan đã đại bại, giẫm lên nhau mà chạy về đất Bắc. Khi định công, vua Trần đã truy phong cho Trần Bình Trọng, người anh hùng xả thân vì nước bên sông Thiên Mạc, tước vương - Bảo Nghĩa vương. Sau này, con gái ông được gả cho con trai của Trần Nhân Tông, tức vua Trần Anh Tông, sinh được người con trai sau nối ngôi nhà Trần, chính là Trần Minh Tông.
 
Trần Bình Trọng là con trai Lý Chiêu Hoàng?
 
Nhân thân của Trần Bình Trọng trong sử sách không ghi rõ cha mẹ, chỉ nói ông vốn họ Lê, dòng dõi vua Lê Đại Hành. Tuy nhiên, các nhà sử học cho rằng, ông chính là con trai của tướng Lê Tần và Lý Chiêu Hoàng.
 
Lý Chiêu Hoàng bị truất ngôi hoàng hậu ở tuổi 19 sau 12 năm chung sống với Trần Thái Tông, trở lại với danh vị công chúa. Và hơn 20 năm sau, ở tuổi tứ tuần, bà bị chính chồng cũ đem ra làm phần thưởng cho công thần. Thái Tông gả bà cho Lê Tần, người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất nên được vua đổi tên là Lê Phụ Trần, rồi sau này ban cả quốc tính.
 Cuộc hôn nhân cưỡng bức này, kỳ lạ thay, lại đem đến cho Lý Chiêu Hoàng niềm an ủi cuối đời, đó là hạnh phúc được làm mẹ. Dù lớn tuổi, bà vẫn sinh được hai người con: con gái sau được phong Ứng Thụy công chúa, con trai là Tông, cũng được phong hầu. Các nhà sử học cho rằng, rất có thể vị hầu tước tên Tông đó chính là Trần Bình Trọng.
 

 Tượng thờ "Vua Bà" Lý Chiêu Hoàng tại đền Rồng

Tại sao vậy? Vì nhân thân của Lê Tần cũng được chép là: dòng dõi vua Lê Đại Hành, giống như Trần Bình Trọng. Mặt khác, Lê Tần cũng được vua Trần phong là hầu tước với danh hiệu là Bảo Văn hầu. Ở thời Trần, chữ đầu tiên trong tước hiệu có thể cho biết vị quý tộc đó xuất thân từ gia đình nào. 
Chẳng hạn, các vị vương gia con của vua Thái Tông đều có chữ đầu là Chiêu (Chiêu Minh vương, Chiêu Văn vương, Chiêu Quốc vương…), các vị vương gia con cháu của Trần Liễu đều có chữ Hưng (Hưng Đạo vương, Hưng Ninh vương, Hưng Vũ vương…). Trần Bình Trọng có tước hiệu là Bảo Nghĩa hầu, trong khi tước hiệu của Lê Tần là Bảo Văn hầu.
Mặt khác, Trần Bình Trọng vốn gốc họ Lê chứ không phải trong vương thất nhà Trần. Người ngoại tộc muốn được phong hầu phải có công lao cực lớn. Trần Bình Trọng mới ít tuổi, trước trận Thiên Mạc thì chưa thấy có công lao to lớn nào được chép lại mà đã là hầu tước, lại mang họ vua, chỉ có thể vì ông có người cha được phong hầu và ban quốc tính. Ở thế hệ cha của Trần Bình Trọng, làm gì có nhân vật họ Lê - dòng dõi Lê Đại Hành - nào khác được ban quốc tính và phong hầu, ngoài Lê Tần?
 
Mặt khác, Lý Chiêu Hoàng được gả cho Lê Tần vào năm 1258, trong khi Trần Bình Trọng sinh năm 1259, rất phù hợp.
 
Nếu đúng Trần Bình Trọng là con của Lê Tần thì hai cha con họ có một điểm chung khá thú vị, đó là đều lấy lại vợ cũ của người khác. Lê Tần lấy vợ cũ của Thái Tông Trần Cảnh, còn Trần Bình Trọng được ban hôn cho cưới công chúa Thụy Bảo, con gái vua Thái Tông. Vị công chúa này trước đã có một đời chồng là Uy Văn vương Toại.


Theo Kiến thức

Bi kịch của vị vua lăng loàn với 6 con dâu


 
Ngoại trừ đứa con trai cả chết sớm, chưa kịp nạp thê thiếp và cậu con út còn quá nhỏ, chưa đến tuổi lấy vợ, 6 cô vợ xinh đẹp của 6 đứa con còn lại đều được vị Lương Thái Tổ Chu Ôn lần lượt “sủng hạnh” bằng một chỉ dụ rất mỹ miều: Hầu ngủ.

Chu Ôn là người huyện Đãng Sơn, Tống Châu thời nhà Đường. Cha của Ôn vốn là một thầy giáo làng, nhà lại đông anh em, nên sau khi cha Ôn là Chu Thành chết, Ôn cùng mẹ và hai anh trai của mình đến làm thuê cho một gia đình giàu có ở huyện Tiêu. Trong hoàn cảnh sống của tầng lớp đáy cùng xã hội, Ôn không những biến thành một kẻ nhút nhát, sợ sệt mà ngược lại y biến thành một kẻ vô cùng gian trá, xảo quyệt.

Lại thêm người anh thứ của Ôn là Chu Tồn là một kẻ rất hung bạo và thô lỗ nên chúng thường xuyên gây chuyện thị phi. Dân huyện Tiêu không ai nghe tiếng anh em họ Chu mà không ghét tới mức phải nhổ nước bọt. Ông chủ của nhà họ Chu là Lưu Sùng thấy đầy tớ của mình suốt ngày ra đường gây chuyện, cũng quát mắng luôn.



 
Thế nhưng, mẹ của Lưu Sùng vốn là một Phật tử cực kỳ ngoan đạo lại ra sức bệnh vực Ôn, nói: "Chu Ôn không phải là một người bình thường, phải đối đãi cho tốt". Vì vậy, mặc cho mọi người có nói thế nào, bà chủ họ Lưu vẫn một mực đối xử với Chu Ôn như một thượng khách của nhà họ Lưu.

Cho tới năm 877, Chu Ôn 25 tuổi nhưng vẫn chưa có nghề ngỗng gì nên quyết định tham gia nghĩa quân của Hoàng Sào để kiếm cơm ăn. Do bản tính gian xảo, nịnh bợ nên Ôn ngày một leo cao hơn. Ít lâu sau đó, Ôn trở thành đại tướng dưới quyền của Hoàng Sào tham gia cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Đường.

Năm 880, quân của Hoàng Sào vượt qua sông Hoài, chiếm được Lạc Dương. Năm 881, tiến vào kinh đô Trường An, vua Đường Hi Tông phải bỏ chạy sang Thành Đô, Tứ Xuyên. Hoàng Sào lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Tề và niên hiệu là Kim Thống. Chu Ôn vì thế cũng được phong làm Đồng Châu Phòng ngự sứ, dẫn quân Hà Trung. Tuy nhiên, sau nhiều trận thất bại liên tiếp, sợ bị Hoàng Sào trách tội, giết chết. Ôn quyết định quay lại hàng nhà Đường.

Được sự tin dùng của Đường Hỷ Tông, Chu Ôn nhận chức đại tướng quân, quay lại tấn công quân đội của nhà Tề. Nhờ lập được công to trong việc "dẹp giặc" Hoàng Sào nên sau khi Đường Hỷ Tông trở lại ngôi báu đã phong cho Ôn làm Ngụy Vương, đổi tên Ôn thành Toàn Trung.

Vào thời điểm lúc bấy giờ, mặc dù đã tiêu diệt được nghĩa quân của Hoàng Sào, song triều Đường đã tới hồi mạt vận, các cánh quân ở khắp nơi nổi lên, xưng hùng xưng bá, đánh giết lẫn nhau tranh giành địa bàn và của cải, Hoàng đế Đại Đường gần như chẳng còn chút thực quyền nào.

Trong cuộc chiến "quần ngư tranh thực" ấy, Chu Ôn dần trở thành thế lực mạnh nhất. Vào năm Thiên Hựu thứ 4 đời Đường Thiệu Tông, tức năm 907, Chu Ôn dẫn quân tiêu diệt nhà Đường, rồi tự mình xưng đế, lấy tên nước là Hậu Lương, người đời sau gọi Ôn là Lương Thái Tổ.

Mặc dù Ôn đã diệt nhà Đường, lập nên nhà Hậu Lương song địa bàn thống trị thì gần như không được mở rộng. Trong khi đó, những đối thủ trước kia lép vế trước thế lực của Ôn nay mượn cớ "trừ gian tặc, khôi phục nhà Đường" nổi dậy đòi giết "phản tặc" Chu Ôn bằng được. 


Trong số này, Tấn vương Lý Khắc Dụng là người cầm đầu lực lượng chống đối Hậu Lương. Kỳ vương Lý Mậu Trinh cũng dựng lá cờ "phản Lương, phục Đường" để kêu gọi "anh hùng thiên hạ" tiêu diệt Chu Ôn.

Thục vương Vương Kiến thì không thèm "dựng cờ" mà bắt chước Ôn, tự mình xưng đế. Cũng bắt đầu từ đây, Trung Quốc bước vào thời kỳ vô cùng loạn lạc mà lịch sử gọi là Ngũ đại thập quốc. Thành ra, các sử gia Trung Quốc đều nói rằng, việc đưa Trung Quốc bước vào thời kỳ loạn lạc suốt hàng trăm năm tất cả đều do "công lao" của vị Lương Thái Tổ họ Chu.

Trên thực tế, việc Chu Ôn ngồi lên được chiếc ngai vàng Hoàng đế hoàn toàn dựa vào hai người. Một là quân sư của Ôn tên là Kính Tường, người còn lại là vợ của Ôn: Trương Huệ. Sử sách Trung Quốc ghi chép về Trương Huệ không nhiều, tuy nhiên, từ những sự kiện được ghi chép lại, có thể thấy Trương Huệ có một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đoạt ngôi báu của Ôn.

Trương Huệ vốn là người cùng quê với Ôn, đều là người huyện Đãng Sơn. Tuy nhiên, khác với Ôn, Huệ là con gái nhà danh gia vọng tộc. Cha của Huệ từng làm tới chức Thích sử Tống Châu. Do sinh trong gia đình gia giáo, nên dù là phận gái, Trương Huệ vẫn là một người hiểu các mưu lược chính trị và quân sự. Nhờ vậy, Trương Huệ thường xuyên đưa ra những mưu kế mà một kẻ gian xảo nhưng ít học như Ôn phải dập đầu thán phục.


 Chính vì vậy, phàm là việc gì quan trọng không thể tự quyết được, Ôn đều hỏi vợ mình. Và mọi phân tích, dự liệu của Trương Huệ đều đúng y như những gì xảy ra sau đó.

Vì thế, mặc dù là kẻ vô học và thô lỗ song đối với Trương Huệ, Ôn rất mực kính trọng và khâm phục. Người ta kể rằng, có lần, Ôn dẫn quân xuất chinh, giữa đường thì bị Trương Huệ sai người đuổi theo nói rằng: "Vâng lệnh Trương phu nhân đến nói với chúa công rằng, thế trận không có lợi, mời chúa công quay trở về doanh trại". Ngay lập tức, Ôn ngoan ngoãn cho quân rút lui quay về doanh trại theo đúng "ý chỉ" của Trương Huệ. Điều đó đủ thấy, Ôn tin tưởng và kính trọng vợ mình đến mức nào.

Chu Ôn bản tính giảo quyệt nên cũng hay đa nghi. Ngoài ra, thời điểm lúc bấy giờ, chiến tranh đang diễn ra ác liệt, các chư hầu luôn tìm cách tiêu diệt lẫn nhau, thành ra Chu Ôn rất hay nghi ngờ lòng trung thành của thuộc hạ. Mà cứ hễ nghi ngờ, là Ôn không nề hà gì tới chuyện công trạng hay thân phận đều sai người lôi ra chém đầu ngay tức khắc.

Sự nghi ngờ và giết người bừa bãi của Ôn sẽ gây ra mất đoàn kết trong nội bộ, điều này một người cơ mưu như Trương Huệ hiểu rất rõ. Chính vì vậy, Trương Huệ luôn tìm cách để kiềm chế hành vi của Chu Ôn. Vì kính nể Trương Huệ và mọi việc đều nhất nhất tuân theo ý vợ nên Trương Huệ đã giúp Ôn giữ được không ít tướng tài.


Ngoài giảo quyệt và đa nghi, Ôn còn mắc một "căn bệnh" mang tính "di truyền" của các bậc đế vương, là háo sắc. Trong thời gian Trương Huệ còn sống, Ôn luôn bị Huệ kìm kẹp, giám sát rất chặt chẽ, vì vậy, bao nhiêu sự phóng túng ham muốn, Ôn đều phải đem chôn chặt vào tận đáy lòng. Có lẽ chính vì vậy mà đến khi Trương Huệ mất, Ôn lại đã yên vị trên chiếc ngai vàng triều Hậu Lương, vị Hoàng đế nhà Hậu Lương này được dịp thỏa sức phóng túng hưởng thụ.

Những thành tích trong việc hưởng lạc và bản tính háo sắc của Chu Ôn có thể nói là khó có vị Hoàng đế nào trong lịch sử Trung Quốc có thể bì kịp. Bởi lẽ, đối tượng mà Ôn dùng để thỏa mãn bản tính háo sắc của mình không phải ai khác mà chính là vợ của các quan đại thần, thậm chí là vợ những đứa con của mình.

Sử chép, năm Càn Hóa thứ 2, tức năm 912, Chu Ôn thua trận, trên đường rút chạy trở về thì bị bệnh. Để trị bệnh, sau khi về tới Lạc Dương, Chu Ôn đến ở trong khu vườn Hội Tiết của một quan đại thần trong triều là Trương Toàn Nghĩa để tránh nắng nóng. Thời gian Ôn ở tại vườn Hội Tiết vỏn vẹn có 10 ngày, tuy nhiên, thê thiếp của họ Trương, tất thảy đều bị Ôn gọi vào "hầu ngủ", dâm loạn cả ngày, không hề chú ý gì tới đạo quân thần.


Ngay cả người vợ bé của Trương Toàn Nghĩa, dù tuổi đã cao, song vẫn còn một chút nhan sắc, Ôn cũng không tha, nhất định cho gọi vào bằng được rồi ép phải hầu hạ phục vụ mình. Chứng kiến hành động của Chu Ôn, con trai của Trương Toàn Nghĩa giận đến mức không thể chịu đựng được nữa, cầm đao định xông vào giết chết Chu Ôn. Tuy nhiên, may mắn cho Chu Ôn, Trương Toàn Nghĩa vì quan cao lộc hậu, đã xông ra đòi sống đòi chết không cho con trai mình phạm tội tày trời.

Thành tích "đáng nể" nhất của Chu Ôn phải nói là chuyện "sủng hạnh" các cô con dâu của mình. Ôn vốn có 7 người con trai, con cả là Hữu Dụ, con thứ lần lượt là Hữu Khuê, Hữu Chương, Hữu Trinh, Hữu Ung, Hữu Huy, Hữu Tư và Hữu Kính. Hữu Dụ chết sớm, được truy phong là Sâm Vương, Hữu Khuê là Sính Vương, Hữu Chương là Phúc Vương, Hữu Trinh là Quân Vương, Hữu Ung là Hạ Vương,... Hữu Kính còn nhỏ nên chưa phong vương tước.

Ngoài 7 đứa con trai, Chu Ôn còn nhận thêm một người con nuôi, tên là Chu Hữu Văn. Chu Hữu Văn vốn họ Khang, tên là Cần. Khang Cần từ nhỏ đã khôi ngô, tuấn tú lại là kẻ thông minh mồm mép nên Ôn nhận làm con nuôi, đổi tên thành Hữu Văn và phong cho làm Bác Vương.

Mặc dù cả con nuôi lẫn con đẻ, Ôn có tới tám người con khác nhau. Tuy nhiên, từ khi xưng đế vào năm 907, dù tuổi tác đã cao, song Ôn vẫn quyết không lập Thái tử. Tự cho mình sức lực hơn người, Ôn cho rằng mình còn có thể sống nhiều chục năm nữa để hưởng thụ, vì vậy, nếu như lập Thái tử ngay, chẳng hóa ra là lo sợ mình chết sớm hay sao? Tuy nhiên, Chu Ôn dù có sức lực hơn người đến mấy thì cũng không thể tránh được lúc già yếu và chết vì vậy, những đứa con của Ôn vẫn không ngừng nuôi hy vọng sẽ có ngày được lựa chọn trở thành người kế thừa ngai báu.


Trong số 8 người con của Chu Ôn thì Hữu Dụ là con trưởng, vì vậy, ngôi Thái tử vốn thuộc về Dụ. Tuy nhiên, Dụ lại chết quá sớm. Theo lý thì khi con cả là Dụ chết, con thứ là Hữu Khuê đương nhiên trở thành con trưởng và là người kế vị. Tuy nhiên, Khuê lại là một kẻ bất tài và gian xảo không kém vì cha mình, hoàn toàn không có đủ năng lực để trở thành người kế thừa ngai vàng.

Trong số những người con còn lại, Chu Ôn có phần nghiêng về người con nuôi Chu Hữu Văn. Có lẽ vì là con nuôi chứ không phải con ruột nên cả tài năng lẫn phẩm hạnh, Hữu Văn vượt trội hơn so với những Hoàng tử khác. Tuy nhiên, tài năng bao nhiêu thì Hữu Văn vẫn là con nuôi, và việc Ôn thiên vị Hữu Văn đã gặp phản sự phản đối quyết liệt của những người con đẻ. Điều này khiến Ôn đâm ra do dự. Từ đó dẫn đến một cuộc cạnh tranh để giành ngôi vị Thái tử mà hai đối thủ chính là Chu Hữu Văn và Chu Hữu Khuê.

Vợ của Văn và Khuê vì cũng muốn được ngồi lên ngôi mẫu nghi thiên hạ trong tương lai nên chẳng nề hà gì, ra sức tìm cách quyến rũ ông bố chồng háo sắc của mình. Bản tính hoang dâm vô độ, nay mồi ngon lại dâng tới tận miệng, Chu Ôn làm sao từ chối cho đặng. Vì vậy, hai cô vợ của hai người con lần lượt được Ôn triệu vào hậu cung để "hầu ngủ".

Vì ngôi Thiên tử trong tương lai, Chu Hữu Văn và Chu Hữu Khuê không những không cảm thấy tức giận vì chuyện loạn luân của cha mình, ngược lại, còn lợi dụng chuyện đó để mưu lợi cho mình. Sau mỗi lần ân ái với vị cha chồng hoang dâm, hai cô con dâu lăng loàn có nhiệm vụ là thủ thỉ nói tốt về chồng mình, để một ngày nào đó, chồng của mình được kế thừa ngôi báu. Những tưởng chuyện quái lạ trong thiên hạ cũng chỉ đến mức như vậy mà thôi.

Trong cuộc chạy đua vào vị trí Thái tử, đứa con nuôi Chu Hữu Văn lại chiếm ưu thế. Lý do rất đơn giản: Vợ của Chu Hữu Văn là Vương thị rất xinh đẹp, có thể nói là một trang tuyệt sắc giai nhân. Vì vậy mà Chu Ôn chết mê chết mệt, thường xuyên cho gọi Vương thị vào hậu cung "hầu ngủ".

Và sau rất nhiều lần được cha chồng "sủng hạnh" như vậy, cuối cùng, Vương thị cũng đã thuyết phục được Chu Ôn nhường ngôi lại cho chồng mình là Chu Hữu Văn. Vợ của Khuê là Trương thị tuy cũng thường xuyên được Chu Ôn "sủng hạnh", song nhan sắc lẫn công phu trên long sàng vẫn kém Vương thị một bậc thành ra, trong cuộc chạy đua "hối lộ tình dục" này, người con nuôi Chu Hữu Văn lại trở thành kẻ chiến thắng.

Năm 912, Chu Ôn ốm nặng, bệnh tình ngày một nguy kịch, ngai vàng buộc phải lựa chọn người kế vị, Ôn mới nói với Vương thị thông báo cho Chu Hữu Văn vào gặp để dặn dò chuyện hậu sự.


Vương thị vừa đi, Ôn nói với tể tướng Kính Tường rằng: "Hữu Văn kế thừa ngôi báu, các Hoàng tử khác ta không lo, chỉ lo một mình Hữu Khuê". Kính Tường là quân sư của Ôn từ thời còn chinh chiến trên chiến trường, vì vậy, ông rất hiểu Hoàng tử Hữu Khuê chẳng thua kém gì cha mình về sự gian xảo và phản trắc.


 Giờ đây, cách duy nhất để Hữu Khuê không có cơ hội "giở trò" là phong cho Khuê làm Thích sử Thái Châu, một vùng đất cách rất xa kinh thành Lạc Dương. Ông nghe nói vậy, cho rằng là phải, sai người lập tức thảo Chỉ dụ.

Tuy nhiên, cả Chu Ôn lẫn Kính Tường đều đã tính sai. Khi Vương thị vui vẻ đi tìm Hữu Văn thì vợ của Chu Hữu Khuê là Trương thị cũng biết được việc này và nhanh chóng sai người báo với Khuê, thúc giục Khuê phải hành động ngay.

Nhận được tin vợ, Khuê thực sự cảm thấy bất mãn. Có phải lão già bệnh nặng quá mà hồ đồ rồi không? Chu Hữu Văn chỉ là con nuôi, còn mình là con đẻ, vì sao lại truyền ngôi cho hắn mà không truyền ngôi cho mình? Giờ lại phong cho mình làm Thích sử ở vùng Thái Châu xa xôi, rõ ràng là có ý đề phòng mình. Nếu mình ngoan ngoãn nghe theo, chắc chắn sẽ bị giết chết. Nếu như cha mình không giết thì sau này khi tên Hữu Văn lên ngôi cũng chẳng tha cho mình. Chi bằng phải liều một phen.

Nghĩ vậy, Chu Hữu Khuê quyết định lợi dụng đội quân cấm vệ bảo vệ Hoàng cung cùng với quân đội của những tay chân thân tín của mình phát động chính biến. Đêm ngày 18/7/912, khi bệnh tình Chu Ôn đang trở nên nguy cấp thì cậu con trai Chu Hữu Khuê cùng tay chân của mình xông vào bên trong. Chu Ôn giật mình tỉnh dậy, hỏi: "Kẻ nào làm phản?". Chu Hữu Khuê nói: "Ông đoán xem!". Chu Ôn nghe thấy giọng của Chu Hữu Khuê, quát: "Quả là mày.


 Thằng súc sinh, mày giết cha, trời đất khó dung!".Khuê nổi giận đùng đùng, còn quát to hơn: "Lão tặc đáng phải băm vằm thành trăm mảnh!". Lúc này, Chu Ôn biết mình gặp nguy, bệnh tình cũng bay biến đâu mất hết, lồm cồm bò dậy bỏ chạy. Không ngờ, chưa kịp chạy bao xa đã bị một thuộc hạ của Chu Hữu Khuê đuổi kịp đâm một đao ngay giữa bụng, chết ngay tại chỗ. Chu Hữu Khuê lệnh cho thuộc hạ lấy thảm bọc thi thể của cha mình rồi đem chôn ngay dưới nền của hậu cung.

Chu Hữu Khuê còn làm giả Chiếu chỉ, ra lệnh cho quân lính đóng ở Đông Đô dưới sự chỉ huy của Quân Vương Hữu Chinh đem quân tiêu diệt Hữu Văn. Chu Hữu Chinh không biết thật giả, lập tức đem quân đến bắt Hữu Văn rồi giết ngay tức khắc. Vợ của Hữu văn là Vương thị chưa kịp tìm gặp chồng, đã bị quân của Hữu Khuê giết nốt.

Sau khi mọi việc đã xong xuôi, Hữu Khuê ra lệnh cho quan hầu cận của Hoàng đế thảo một bức chiếu thư giả nói: "Ta trải qua ba mươi năm chinh chiến mới giành được thiên hạ, nay mới yên vị trên ngai vàng được vỏn vẹn 6 năm, thiên hạ thái bình. Thế mà tên con nuôi Chu Hữu Văn lại muốn làm phản. Tối qua, y cho thích khách vào hậu cung ám sát ta. May có Hữu Khuê phát hiện kịp thời, giết chết thích khách rồi diệt luôn Chu Hữu Văn, bảo vệ cho ta. 


Tuy nhiên, lần ám sát này khiến ta cảm thấy lo lắng nên bệnh ngày một nặng thêm. Nay ta giao lại tất cả công việc của triều đình cho con trai ta là Chu Hữu Khuê".
Chuyện vị vua lăng loàn với 6 con dâu 3

 
Tuy nhiên, con giết chết cha chưa phải là tấn thảm kịch duy nhất mà sự dâm loạn của Chu Ôn gây ra. Chỉ ít lâu sau đó, gia tộc họ Chu lại phải gánh thêm một bi kịch khác: em giết chết anh để đoạt ngôi báu.

Chu Hữu Khuê giết chết cha mình rồi lên ngôi. Tuy nhiên, những người anh em của Khuê biết hành động của y, cảm thấy không phục, đặc biệt là Quân Vương Hữu Trinh, người đã bị Khuê lừa giết chết Hữu Văn. Vì vậy, ít lâu sau đó, Hữu Trinh mượn cớ "diệt nghịch tặc, báo thù lớn", kết hợp với quân đội của Dương Sư Hậu nổi dậy chống lại Hữu Khuê.

Khuê vốn không phải là kẻ tài năng đức độ, lại là kẻ giết chết cha ruột của mình để cướp ngôi nên không được lòng binh lính. Chu Hữu Trinh đã lợi dụng điều này, mua chuộc được lực lượng cấm vệ quân bảo vệ hoàng cung. Vì vậy, khi quân của Hữu Trinh tấn công vào kinh thành, trong ngoài phối hợp đã nhanh chóng tiêu diệt Chu Hữu Khuê.

Sau khi giết chết người anh của mình, đến lượt Chu Hữu Trinh lên ngôi báu. Tuy nhiên, Trinh cũng chẳng khá hơn cha và anh mình là bao nhiêu. Sau khi lên ngôi, Trinh trọng dụng Triệu Nham, người có công giúp mình đoạt được ngôi báu.

Tuy nhiên, Nham là kẻ chẳng có tài cán gì ngoài việc ăn của đút lót và gây bè kéo cánh. Kết quả, các quan triều đình hoành hành bá đạo, gây khổ cho dân, từ đó dẫn tới cuộc khởi nghĩa của nông dân Trần Châu. Cuộc khởi nghĩa Trần Châu mặc dù không thành, tuy nhiên, nó chứng tỏ triều đình Hậu Lương của ông Vua háo sắc Chu Ôn đã tới hồi kết thúc. Và quả thực, chỉ vài năm sau đó, nhà Hậu Lương bị diệt vong.

Theo ĐS&PL

Hình ảnh cực sexy của ‘mỹ nhân không xương’

Zlata nổi tiếng khắp thế giới vì cơ thể "không xương" của mình.
 
Julia Zlata, 25 tuổi vốn là một nghệ sĩ uốn dẻo người Đức gốc Nga hiện đang sống tại thành phố Leipzig. Cô gái này nổi tiếng bởi sắc đẹp và khả năng uốn dẻo siêu đẳng. Nhiều người gọi cô với biệt danh là “Người rắn” hay "Nữ hoàng uốn dẻo".

Người đẹp Zlata cao 1m74 và nặng 53kg. Cô có thể chui vào một chiếc hộp chỉ rộng 50cm và gập người… 90 độ.

Zlata phát hiện ra khả năng uốn dẻo từ khi mới 4 tuổi, lúc đó cô thường tập những động tác gập người ở nhà. Gia đình đã phát hiện khả năng đặc biệt của Zlata và đưa cô đi học ở trường đạo tạo diễn viên xiếc.

Năm 6 tuổi Zlata bắt đầu biểu diễn và 14 tuổi cô bắt đầu nổi tiếng. Hiện nay, Zlata được công nhận là một trong những nghệ sĩ uốn dẻo giỏi nhất thế giới. Zlata chia sẻ rằng, hàng ngày cô vẫn tập luyện chăm chỉ để nâng cao khả năng. Cô thường xuyên đi khắp thế giới để biểu diễn khả năng đặc biệt của mình.

Cùng xem chùm ảnh về người đẹp uốn dẻo này:


uondeo28.jpg
Zlata là một nghệ sĩ uốn dẻo người Đức gốc Nga

uondeo27.jpg
Cô dễ dàng chui vào một chiếc tủ lạnh

uondeo26.jpg
Một động tác gập người vô cùng khó mà không phải ai cũng làm được

uondeo25.jpg
Người cô được gập gọn lại hết cỡ

uondeo24.jpg

uondeo23.jpg

uondeo22.jpg
Người đẹp Zlata cao 1m74 và nặng 53kg

uondeo20.jpg

uondeo21.jpg
Ngoài khả năng uốn dẻo siêu đẳng cô còn sở hữu một gương mặt xinh đẹp

uondeo19.jpg

uondeo18.jpg
Những nghệ sĩ múa cũng không thể dẻo như cô

uondeo17.jpg

uondeo16.jpg
Zlata giống như người không xương

uondeo15.jpg

uondeo14.jpg
Zlata phát hiện ra khả năng uốn dẻo từ khi mới 4 tuổi, lúc đó cô thường tập những động tác gập người ở nhà

uondeo13.jpg
Gia đình phát hiện khả năng đặc biệt của Zlata và đưa cô đi học ở trường đào tạo diễn viên xiếc

uondeo12.jpg

uondeo11.jpg
Năm 6 tuổi Zlata bắt đầu biểu diễn và 14 tuổi cô bắt đầu nổi tiếng

uondeo10.jpg

uondeo09.jpg

uondeo08.jpg
Hiện nay, Zlata được công nhận là một trong những nghệ sĩ uốn dẻo giỏi nhất thế giới

uondeo07.jpg

uondeo06.jpg

uondeo05.jpg

uondeo04.jpg

uondeo03.jpg

uondeo02.jpg

uondeo01.jpg
Cô thường xuyên đi khắp thế giới để biểu diễn khả năng đặc biệt của mình

 Tiếp viên nữ vái lạy thần "Đúng Giờ" trên máy bay


Khi những trận mưa bão dai dẳng làm các chuyến bay tại các sân bay lớn ở Trung Quốc bị hoãn, bức ảnh các nữ tiếp viên của hãng hàng không Hạ Môn Airlines lập đàn cầu khấn thần “Đúng Giờ” hiện đang lan truyền trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.

Trong bức ảnh này, một bàn thờ tạm thời được phủ bằng khăn ăn màu đỏ và đồ cúng lễ là hoa quả và thực phẩm hàng không được dựng lên trong gian bếp của một chiếc máy bay, và chính giữa là hai chữ Trung Quốc “Đúng Giờ”.


Tiếp viên nữ vái lạy thần
Tiếp viên nữ vái lạy thần "Đúng Giờ" trên máy bay
Người phát ngôn của hãng hàng không Hạ Môn cho biết các thành viên phi hành đoàn này không hề vi phạm bất cứ quy định nào.
 
Bàn thờ thần “Đúng Giờ” trên máy bay đã trở thành chuyện cười thịnh hành trong giới hàng không khi những bức ảnh tương tự về phi hành đoàn của một hãng hàng không khác xì xụp cầu khấn thần đúng giờ lan truyền trên mạng năm 2011.

Hoàng hậu cuối cùng của Trung Quốc 'nghiện' khỏa thân

Được biết đến với vai trò là hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, cuộc đời Uyển Dung còn có nhiều góc khuất mà ít ai biết đến.
Hoàng hậu cuối cùng của triều đình phong kiến Trung Quốc...

Phổ Nghi và Uyển Dung
                   Phổ Nghi và Uyển Dung

Ngày 1 tháng 12 năm 1922, vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung QuốcPhổ Nghi đã kết hôn cùng Uyển Dung khi cả 2 vừa tròn 17 tuổi.

Quách Bố La Uyển Dung sinh năm 1906, là người tộc Đạt Oát Nhĩ. Bà được biết đến với vẻ đẹp đoan trang, thanh tú cùng tài cầm kỳ thi họa. Bà sớm được tiếp thu nền giáo dục, văn hóa phương Tây khi theo học trường giáo hội Mỹ. Ngoài ra, Uyển Dung rất am hiểu tiếng Anh và văn hóa nhạc Jazz đang rất được ưa chuộng thời bấy giờ.

Tuy lên ngôi hoàng hậu từ khi 17 tuổi lại sở hữu nhan sắc và tài năng nhưng cuộc đời Uyển Dung lại là một câu chuyện buồn.

Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Hoa lại là một người yếu đuối trong đời sống tình dục.Trong cuốn hồi ký của mình, Phổ Nghi có viết: “Lúc Hoàng đế Phổ Nghi mới 10 tuổi, để tránh hầu hạ vua, các thái giám tối nào cũng đẩy cung nữ vào phục vụ ông, có đến ba cô một tối.

 Họ ‘quần’ ông đến mệt lử mới để cho ông ngủ. ‘Hôm sau thức dậy, tôi hoa mắt chóng mặt, nhìn mặt trời và mọi thứ đều ra một màu vàng ệch”. Cũng từ những dòng hồi ký này, mà nhiều người đã nghĩ rằng, ngay từ năm 10 tuổi, do quá mệt mỏi vì phải “phục vụ” các cung nữ nên Phổ Nghi sinh ra chứng… bất lực.

Hoàng hậu cuối cùng của triều Thanh
Hoàng hậu cuối cùng của triều Thanh

Nên vì thế, cuộc đời của Uyển Dung sa vào những bi kịch đáng tiếc xuất phát từ đời sống chăn gối lạnh nhạt với chồng mình.

Uyển Dung sa đà vào nghiện thuốc phiện rồi qua lại với người đàn ông khác đến mức mang bầu rồi sinh con. Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu lịch sử đứa con này đã bị chính Phổ Nghi vứt vào lò lửa thiêu chết.

"Nghiện " khỏa thân để khỏa lấp thiếu thốn trong đời sống chăn gối...

Trong tài liệu được Tôn Diệu Đình, vị thái giám cuối cùng của triều đại phong kiến ghi chép lại thì để quên đi những ấm ức trong đời sống chăn gối lạnh nhạt, hoàng hậu trẻ tuổi sa đà vào sở thích khỏa thân.
Khỏa thân là cách giúp Uyền Dung quên đi cuộc sống tình dục lạnh nhạt.
Khỏa thân là cách giúp Uyển Dung quên đi cuộc sống tình dục lạnh nhạt. 



Theo lời của Tôn Diệu Đình, Uyển Dung thích được hầu hạ khi tắm, bà thường để cho tất cả thị nữ thay nhau tắm rửa cho mình như 1 đứa trẻ.

Tôn Diệu Đình cũng cho biết, Uyển Dung thường tắm rất lâu và không bao giờ mặc quần áo ngay sau khi tắm xong. Mặc kệ ánh mắt nhìn của các thị nữ, hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến để mình khỏa thân hồi lâu rồi tự vuốt ve thân thể để khỏa lấp cô đơn.

Không những thế, Uyển Dung còn duy trì thói quen này trong cuộc sống hằng ngày như khi đi ngủ, khi trong cung vắng người và chỉ để lại những thị nữ quen thuộc. Theo tiết lộ của Tôn Diệu Đình, Uyển Dung thường có khá nhiều đòi hỏi trong chăm sóc đời sống cá nhân, hoàng hậu này thường có những sở thích quái đản và kỳ lạ.

Kiếp "hồng nhan bạc phận" của hoàng hậu cuối cùng triều Thanh

Cả cuộc đời chìm trong thuốc phiện và sự ghẻ lạnh của chồng, Uyển Dung kết thúc cuộc sống vào năm 1946 khi bà vừa tròn 40 tuổi. Xinh đẹp và tài năng nhưng cuộc đời của hoàng hậu triều Thanh tràn ngập đau thương và hiu quạnh. Được biết, người ta tìm thấy thi thể bà bên môt con mương lạnh lẽo...
Theo Trí thức trẻ

Giai nhân Việt tàn phai nhan sắc vì đòn ghen tàn độc

Vương Thị Phượng: nhan sắc bị vùi chôn trong điên dại và cô độc

Là một trong những “Hà thành tứ mỹ”, Vương Thị Phượng (còn được gọi là cô Phượng) đã khiến cho trái tim của biết bao công tử Hà thành lúc bấy giờ đập sai nhịp. Cô con gái yêu của thương gia Hoa kiều Vương Toàn Thắng sinh ra và lớn lên trong cảnh nhung gấm, giàu sang, những tưởng, cuộc đời của cô cũng sẽ được phủ gấm lụa, nhưng đóa hoa trà my lại sớm phải chịu cảnh lụi tàn.


Người Hà Nội lúc bấy giờ không ai lại không biết đến nhan sắc ngọc ngà của cô Phượng. Nhà văn Vũ Ngọc Phan trong cuốn hồi ký Những năm tháng ấy đã dành cho giai nhân này những lời lẽ vô cùng hoa mỹ: cô Phượng người tầm thước, có đôi mắt bồ câu long lanh, cặp mi cong, đôi lông mày xanh và dài, môi đỏ đầy dục vọng, mũi dọc dừa thanh tú, đôi má lúm đồng tiền duyên dáng khi cười…


Giai nhân Việt tàn phai nhan sắc vì đòn ghen tàn độc - 1
 
Vẻ đẹp thanh tao của “Hà thành tứ mỹ”.

Không những thế, cô còn biết cách ăn mặc nền nã. Cô thường chít khăn nhiễu tam giang, mặc yếm hoa hiên, quần lĩnh tía cạp điều, thắt lưng quan lục. Tất cả càng làm tôn thêm nhan sắc kiều mỵ của mỹ nhân Hà thành. 

Nhiều giai thoại kể lại rằng, có nhiều thanh niên thời bấy giờ nhà ngay sát chỗ làm nhưng hàng ngày vẫn bốn lần đi về theo đường vòng để qua phố Hàng Ngang, hoặc một giai thoại khác kể về chuyện tàu điện mỗi khi chạy qua phố Hàng Ngang thì không ai bảo ai, tất cả hành khách đều hướng mắt về phía dãy nhà mang số chẵn bởi nơi đó có bóng dáng của người con gái đẹp Vương Thị Phượng.

Tuy là một trong những giai nhân tuyệt sắc bậc nhất Hà thành những năm 1930, nhưng cuộc đời của cô Phượng lại là một tấn bi kịch theo đúng nghĩa của từ này. Chồng cô chỉ là một công tử nhà giàu ăn chơi trác táng, không biết thương hoa, tiếc ngọc.

 Vì nghiện cờ bạc, rượu chè lại có thói ghen tuông nên thường ra tay đánh đập người đẹp. Số phận run rủi cho cô gặp và yêu nhà báo tài hoa Hoàng Hồ (bút danh Hoàng Tích Chu), con trai ông huyện ở Bắc Ninh.

Vào khoảng năm 1927, cô Phượng bỏ nhà ra đi, cùng người tình Hoàng Tích Chu vào Sài Gòn sinh sống. Nhưng sau đó, chàng lại quyết chí sang Pháp học nghề báo. Phượng nghe lời người tình, về Bắc xin làm dâu nhưng không thành. Bị cả gia đình chồng cũ cự tuyệt nên đành lưu lạc nay đây mai đó, làm nghề buôn bán nuôi thân.


Tình duyên của giai nhân Vương Thị Phượng lận đận trăm đường. Dường như định đề “Hồng nhan đa truân” đã án ngữ suốt cuộc đời của mỹ nhân Hà thành. Sau nhiều lần lưu lạc Nam, Bắc, cô quen một người đàn ông đã có vợ tên là Lưu. Hai người cũng đã bàn tính đến chuyện trốn sang Hồng Kông nhưng bị thất bại và Phượng phải nương náu tại cửa chùa.


Giai nhân Việt tàn phai nhan sắc vì đòn ghen tàn độc - 2
Giai nhân bạc mệnh Vương Thị Phượng.


Cuộc gặp gỡ định mệnh với tham tán Bách ở tòa Sứ đã khiến cho những tháng ngày cuối đời của giai nhân họ Vương rơi vào vòng oan nghiệt. Mê mẩn nhan sắc của cô Phượng, tham tán Bách đã đánh tiếng hỏi cô về làm vợ lẽ. Chuyện này đã khiến vợ cả của Bách nổi máu ghen. 

Tuy bề ngoài luôn tỏ ra thân mật, chị chị em em ngọt ngào với Phượng, nhưng bên trong, một âm mưu trả thù tàn độc đã được vạch sẵn. Trên đường cùng tham tán Bách lên Lai Châu, Phượng đã bị vợ cả sai đầu độc bằng một loại thuốc khiến cô nửa mê, nửa tỉnh, người khi nào cũng ở trong trạng thái điên dại, thân thể gầy rộc đi trông thấy. 

Nhan sắc “chim sa cá lặn” của mỹ nhân Hà thành phút chốc bị tàn phai bởi đòn ghen tàn độc của một người đàn bà có máu Hoạn Thư.

Sau đó, cô Phượng được đưa về chợ Bờ (Hòa Bình) chữa trị nhưng rồi cô lại tìm đến nhà bà hàng xóm cũ ở Gia Lâm. Tuy nhiên, dù đã được bà lão tốt bụng tận tình chữa trị nhưng bệnh của cô lại ngày một nặng, phải chuyển về nhà thương điên.

Một tuần sau đó, cô Phượng qua đời trong đau đớn. Nhiều người kể lại rằng, đám ma của cô Phượng là một trong những đám ma vắng lặng và buồn thảm nhất Hà thành thời bấy giờ.
 


Vũ Cẩm Nhung: từ nữ hoàng vũ trường biến thành phế nhân


Giai nhân Việt tàn phai nhan sắc vì đòn ghen tàn độc - 3
 
Sau khi cùng gia đình di cư vào Nam Vũ Cẩm Nhung bắt đầu làm việc và nổi tiếng ở các vũ trường.

Tuy sống cách nhau gần 3 thập kỷ nhưng Vũ Cẩm Nhung cũng có một kết cục buồn giống Vương Thị Phượng. Báo chí Sài Gòn những năm 50, 60 của thế kỷ trước đã hết lời ca ngợi nhan sắc đẹp não nùng và đôi chân dài điệu nghệ của vũ nữ gốc Hà thành Vũ Cẩm Nhung. 

Giới ăn chơi Sài thành đã có một thời điên đảo vì tài sắc của nàng. Nhưng chính sự kiêu hãnh cộng với mộng ước giàu sang đã đẩy cuộc đời nàng vào chốn tăm tối.

Sau khi cùng gia đình di cư vào Nam Vũ Cẩm Nhung bắt đầu làm việc và nổi tiếng ở các vũ trường. Có rất nhiều người săn đón và sẵn sàng chu cấp tiền của cho người đẹp, nhưng cuối cùng, chỉ có trung tá công binh Trần Ngọc Thức là chiếm hữu được trái tim của nàng.

Giấc mộng trở thành “Trung tá phu nhân” của Vũ Cẩm Nhung đã không thể thành hiện thực khi chuyện trung tá Thức cặp bồ đến tai bà chính thất có biệt danh là Năm Ra – đô. Chính chuyện chồng không hề giấu diếm ý định cưới cô vũ nữ xinh đẹp làm vợ bé đã khiến bà nổi điên và lập kế hoạch để tiêu diệt tình địch. Một can acid đậm đặc đã được chuẩn bị để hủy hoại nhan sắc mỹ miều của Vũ Cẩm Nhung.


Vào ngày 18/7/1963, báo chí Sài Gòn đồng loạt đưa tin vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt acid. Khuôn mặt xinh đẹp của cô biến dạng hoàn toàn, hai mắt lồi ra vô cùng gớm ghiếc.


 Những người tình xưa kia đã từng si mê, quỵ lụy dưới chân người đẹp nay không dám liếc nhìn nàng lấy một lần. Tuy được bà Trần Lệ Xuân – vợ ông cố vấn Ngô Đình Nhu đỡ đầu, giúp cô sang Nhật chữa trị nhưng do vết thương quá nặng và sự hạn chế về mặt y học thời đó nên các bác sỹ đã không thể tái tạo lại nhan sắc cho mỹ nhân này.

Giai nhân Việt tàn phai nhan sắc vì đòn ghen tàn độc - 4
 
Vào ngày 18/7/1963, báo chí Sài Gòn đồng loạt đưa tin vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt acid. Khuôn mặt xinh đẹp của cô biến dạng hoàn toàn, hai mắt lồi ra vô cùng gớm ghiếc.

Những ngày tháng cuối đời của cô vũ nữ xinh đẹp ngập chìm trong nghiện ngập, ăn chơi sa đọa. Khi chỉ còn lại một mình trên cõi đời, sản nghiệp cũng đã tiêu tan, nàng đã phải lê lết xin ăn bên vệ đường Lê Lợi – nơi ngày xưa những bước chân mê hồn của nàng đã mặc sức tung hoành.

Sau năm 1975, nàng xuất hiện thêm một vài lần nữa rồi biến mất. Không ai biết rõ nàng đã đi đâu. Nhiều người bảo vẫn gặp nàng đi ăn xin, trước ngực đeo một tấm ảnh của mình thời trẻ, có người lại bảo, nàng đã chọn cách quyên sinh để chấm dứt cuộc đời buồn thảm của mình.


Xinh đẹp, tài sắc nhưng cuộc đời của Vương Thị Phượng và Vũ Cẩm Nhung lại kết thúc quá bi đát bởi những đòn ghen tàn độc. Số phận của hai giai nhân này chẳng khác gì một đóa phù dung trước giông bão.

 Tuy cách hành xử và những truân chuyên cuộc đời có phần khác nhau, nhưng rốt cuộc, họ vẫn chỉ là “những cánh hoa rơi”, bị người đời hắt hủi khi nhan sắc đã phai tàn.

 (Eva.vn)

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Để gây ấn tượng với phụ nữ

Có những kỹ năng cơ bản đảm bảo giúp bạn chinh phục phụ nữ thành công, thể hiện bạn là người đàn ông đa chiều và toàn diện.

Biết ngoại ngữ - Độ khó: 8/10

Biết nói ngoại ngữ là một dấu hiệu của sự kiên trì bởi bạn phải dành nhiều thời gian và công sức mới có thể làm được điều này. Biết ngoại ngữ còn cho thấy bạn có trình độ và khá thực dụng bởi ngày nay, ngoại ngữ là yêu cầu phổ biến trong nhiều ngành nghề.


 Tuy vậy, đừng khoe khoang vốn ngoại ngữ của mình và chỉ sử dụng trước mặt nàng trong những thời điểm thích hợp.



Biết chơi một thứ nhạc cụ - Độ khó: 7/10

Đối với nhiều người, biết chơi giỏi một loại nhạc cụ nào đó chỉ đơn giản là một khả năng gây ấn tượng. Nhưng đối với phụ nữ, điều này còn mách nhỏ cho họ biết về tâm hồn và tính cách của bạn. Ngoài việc ngưỡng mộ bạn, phụ nữ còn đánh giá bạn có tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn, và sâu sắc.


Sửa xe - Độ khó: 6/10

Sửa xe thật khó. Bạn có thể sẽ nản chí nếu không giỏi “nói chuyện” với các loại động cơ. Nhưng không cần phải biết quá nhiều đâu. Mục tiêu ở đây chỉ là biết đủ để chạy xe và bảo dưỡng xe đúng cách. Ngoài ra, có thể phát hiện “bệnh” của xe thay vì dắt ngay xe ra hiệu.


 Bạn sẽ không trở nên ngốc nghếch trước mặt nàng. Có thể bạn là một thợ sửa xe tồi nhưng đa số phụ nữ cũng không biết nhiều để nhận ra điều đó, dù sao thì sau cùng ai cũng phải mang xe ra hiệu để sửa.


Cách nào để gây ấn tượng với phụ nữ?

Khiêu vũ - Độ khó: 4/10

Khiêu vũ là cách vừa thể hiện sự tự tin, thoải mái, vừa cho thấy bạn là người dễ gần. Khiêu vũ không hề khó. Đó là cách đơn giản nhất để thể hiện bản thân và tiếp cận với người khác giới. Bạn chỉ cần đung đưa cơ thể theo điệu nhạc, trình độ khiêu vũ thực sự không quan trọng.


 Tác dụng của khiêu vũ chỉ là giúp bạn mau hòa nhập và thấy vui vẻ trong một đám đông, giải phóng cơ thể và ngầm phát ra thông điệp rằng bạn không phải chàng trai nhút nhát, khó gần. Điều đó sẽ khuyến khích các cô gái tìm đến bạn.

Nấu ăn - Độ khó: 3/10

Bạn không cần đăng ký lớp học nấu ăn hoặc đi mua những dụng cụ làm bếp chuyên nghiệp, cứ bắt đầu từ những việc nhỏ. Phụ nữ sẽ thấy ngạc nhiên và thú vị khi phát hiện bạn biết nấu ăn, chỉ cần bạn biết mình đang làm món gì và phải làm như thế nào, ngần đó thôi đã đủ gây ấn tượng với họ.


Hãy bắt đầu tìm những công thức chế biến một số món đơn giản. Khi biết nấu ăn, bạn sẽ ăn khỏe hơn và thấy ngon miệng hơn. Một khi đã thành thạo những món đơn giản như bò bít tết, trứng cuộn hay đùi gà chiên, hãy mở rộng thực đơn với những món phức tạp hơn nhưng vẫn vừa sức của bạn.


Cách nào để gây ấn tượng với phụ nữ?

Chơi thể thao - Độ khó: 6/10

Phụ nữ chắc chắn bị hấp dẫn bởi người đàn ông dẻo dai, cơ bắp và lực lưỡng. Vẻ ngoài khỏe mạnh tiết lộ sự nam tính của bạn. Bạn có thể chơi golf giỏi nhưng điều này không gây ấn tượng với phụ nữ nhiều bằng những môn thể thao cường độ cao như đấm bốc, đá bóng. Những môn thể thao dùng nhiều sức mạnh sẽ kích thích sản sinh tiết tố sinh dục nam.


Sửa chữa lặt vặt - Độ khó: 4/10

Đàn ông nên biết sửa chữa những đồ lặt vặt trong gia đình như đồ điện, ống nước, biết cách gia cố các vật dụng trong nhà như cửa giả, chân bàn, cửa tủ… Những công việc này không phức tạp và chỉ đòi hỏi bạn biết chọn ra các dụng cụ thích hợp và sẵn sàng bắt tay vào công việc.


Kỹ năng… trên giường - Độ khó: 6/10

Tình dục là một phần quan trọng của cuộc sống, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Đối với phụ nữ, họ rất coi trọng yếu tố tinh thần trong tình dục và thường coi những biểu hiện của nam giới khi “yêu” chính là cảm nhận của đối phương về mình.

Cách nào để gây ấn tượng với phụ nữ?

Phong cách và hình thức -
Độ khó: 2/10

Mỗi người đàn ông đều có phong cách của mình, nhưng luôn có khoảng cách giữa người đàn ông “bụi bặm” và người đàn ông nhếch nhác. Không hề khó và cũng chẳng tốn thời gian nếu nam giới muốn bản thân trở nên gọn gàng, hấp dẫn hơn. Đừng để sự lười biếng phá hỏng hình ảnh một chàng trai phong độ và đĩnh đạc.


Biết nói chuyện - Độ khó: 6/10

Kỹ năng này đặc biệt quan trọng khi bạn muốn chủ động tìm hiểu và gây ấn tượng với phụ nữ. Để có được kỹ năng này bạn cần luyện tập. Hãy lắng nghe và chú ý tới những lời nói, cử chỉ, ánh mắt của nàng, bạn cần tỏ ra tự tin và biết chia sẻ. Biết cách trò chuyện, khơi gợi hứng thú và thể hiện bản thân sẽ giúp bạn ghi điểm với nàng. Kỹ năng này có thể giúp bạn khỏa lấp mọi thiếu sót. 


Nếu đàn ông có thể khiến phụ nữ cười thoải mái, họ sẽ khiến phụ nữ làm bất kỳ điều gì cho mình, bao gồm cả việc chấp nhận nhược điểm của đàn ông.

Theo Dân trí

"Núi đôi" và 7 bí ẩn bất ngờ

Biểu tượng gợi cảm của phái nữ còn giữ nhiều sự thật bất ngờ! Hãy thử đọc và khám phá...


1. Đẹp và mềm mại, nhờ đâu?

Thực ra bầu ngực đẹp mềm mại và gợi cảm như vậy là nhờ một thứ nhiều nàng rất dị ứng - các mô tế bào mỡ. Mỗi bên núi đôi nặng trung bình khoảng 500 gram, nơi tập trung 4-5% lượng mỡ trong cơ thể.


2. Lớn thêm 25% khi được... vỗ về

Cũng giống như "cậu bé" của chàng, "cô bé" của bạn, hai nàng núi đôi thay đổi tích cực về kích thước khi được kích thích từ bạn tình trong lúc giao hợp. Thậm chí kích thước của nó có thể tăng thêm 25% so với lúc bình thường.


 
3. Núi đôi tặng bạn khoái cảm

Đừng tưởng rằng chỉ "cô bé" mới giúp bạn tận hưởng được cảm giác lên đỉnh, mà đôi gò bồng đảo cũng có thể giúp bạn tới đích.


Tuy nhiên, chỉ có 1% các mẹ có khả năng này. Cực khoái núi đôi vẫn còn là điều bí ẩn, tò mò muốn khám phá của không ít các quý cô, quý bà.

4. Núi trái luôn hoành tráng hơn núi phải

Theo kết quả một cuộc nghiên cứu được công bố trên tạp chí Plastic Surgery thì kích thước của vú trái luôn nhỉnh hơn kích thước của vú phải. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì tỷ lệ chênh lệch không đáng kể, nó hoàn toàn có thể được khắc phục bằng áo chíp.


5. Núi có quan hệ mật thiết với nguyệt san

Núi đôi cương cứng, đau hoặc mềm mại, nhạy cảm phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt của bạn.


 

Thường thì đến giữa chu kỳ kinh nguyệt thì vú sẽ mềm mại, sexy nhất vì lúc này trứng rụng, hàm lượng hoormon estrogen sẽ đạt mức cao nhất. 


Trong giai đoạn gần hoặc bắt đầu kinh nguyệt thì vú sẽ cứng hơn, lớn hơn, khi chạm vào thì có cảm giác đau nhẹ do hàm lượng progesterone tăng cao.

6. Tập luyện không làm núi đôi hoành tráng hơn, nhưng...

Cấu tạo của vú khác các bộ phận khác - không có bất cứ loại cơ nào. Chính vì thế không có bất cứ bài tập nào giúp bạn cải thiện kích cỡ bộ ngực theo cách trực tiếp.

Nhưng tin vui là: Nỗ lực tập luyện vẫn giúp các cơ ngực bên dưới các tế bào mỡ của “núi đôi” phát triển, từ đó gián tiếp tăng kích thước núi đôi.

7. Vùng da quanh vú cực khó tính

Nếu không muốn vùng da xung quanh vú dễ xuất hiện những nếp nhăn, chảy xệ hoặc kích ứng thì bạn nên dành thời gian cưng chiều nó, bởi nó cực kỳ mỏng manh và nhạy cảm.


 

Những thói quen tốt là thường xuyên mát xa, tăng cường bổ sung collagen (bằng thức ăn hoặc viên uống trực tiếp) để tăng tính đàn hồi, làm chậm quá trình lão hóa.

Khi thoa kem chống nắng, đặc biệt thời điểm diện bikini bạn đừng quên thoa kỹ ở vùng da núi đôi nếu không muốn vùng da nơi đây bị tổn thương và cháy nắng.

Theo Lửa ấm

Các loại mặt nạ cho làn da đẹp


Làn da đẹp luôn là niềm mơ ước và tự hào của phái nữ. Có không ít bạn vì muốn có làn da đẹp đã chạy theo nhiều loại mỹ phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, mỹ phẩm, nhất là các loại phấn, kem trang điểm tốt thường rất đắt, lại có chất hóa học không phải là biệm pháp tối ưu cho da.

Làm đẹp da bằng các sản phẩm từ thiên nhiên từ lâu đã được phái đẹp yêu thích bởi chúng thật sự lành tính và dễ sử dụng lại mang lại hiệu quả cực tốt cho bạn. 

Đắp mặt nạ là cách làm đẹp được biết đến như là cách bổ sung trực tiếp dinh dưỡng cho da. Dưới đây là một số mẹo nhỏ dễ áp dụng sẽ giúp các bạn gái có làn da đẹp tự nhiên mà không cần mỹ phẩm.

1. Mặt nạ tẩy các nốt đen trên mặt

Thành phần:
- 1 lòng trắng trứng gà
- 1 thìa cà phê bột ngô
- nước hoa có long não

Cách làm: Trộn bột ngô với lòng trắng trứng đánh bông lên rồi đắp lên mặt. 15 phút sau lột mặt nạ, lấy khăn bông xốp rửa mặt sạch với nước. Cuối cùng dùng bông tẩm nước hoa có long não lau lại mặt.

2. Mặt nạ tẩy sẹo do mụn trứng cá

Thành phần:
- 1 quả trứng
- 1/2 cốc dầu quả dừa
- 1 thìa cà phê mật ong

Cách làm: Đập trứng vào bát nhỏ đánh đều sau đó trộn mật ong vào, đánh đều cho đến khi dung dịch đặc lại thành nước sốt. Đặt thẳng lõi cuộn giấy vệ sinh vào một cái bát sau đó đổ dung dịch trên vào trong, để vào tủ lạnh cho đông lại trong một đêm.

Khi sử dụng, rút một phần bìa bao bên ngoài, cầm thỏi dung dịch ra tay lăn đều nhẹ nhàng lên mặt từ 5 đến 10 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Các loại mặt nạ cho làn da đẹp

3. Mặt nạ tẩy nốt sùi đỏ trên mặt

Thành phần:
- Vài lát dưa chuột
- 10 giọt nước quả tranh
- 1 thìa cà phê dầu quả đào
- nước hoa hồng

Cách làm: Gọt vỏ dưa chuột, cắt thành lát, cán cho nát rồi trộn với dầu quả đào và nước chanh. Đắp dung dịch này lên mặt sau 15 phút lột mặt nạ, dùng bông tẩm nước hoa hồng lau sạch.

4. Mặt nạ làm se khít lỗ chân lông

Thành phần:
- 1 quả trứng
- 20 giọt nước chanh

Cách làm: Đập trứng vào bát, lấy riêng 2 phần lòng đỏ và lòng trắng. Đánh bông lòng trắng trứng rồi trộn đều 1/3 lòng đỏ và nước chanh với nhau. Sau đó đắp lên mặt, tránh vùng mắt. Lột mặt nạ sau 15 phút và rửa sạch lại với nước ấm.

Các loại mặt nạ cho làn da đẹp


5. Mặt nạ cho mụn đầu đen

Thành phần:
- 20 giọt chanh
- Dầu ô liu vài giọt

Cách làm: Chanh là một trong những sản phẩm tự nhiên được sử dụng phổ biến nhất để đối phó với mụn đầu đen. Lấy 3 giọt dầu ô liu pha với một vài giọt nước cốt chanh, trộn đều. Bôi đều dung dịch lên mặt khoảng 5-10 phút rồi rửa sạch. Loại mặt nạ này có thể dùng thường xuyên mỗi ngày.
Theo MASK