PhotobucketPhotobucket GUESTBOOK PhotobucketPhotobucket

Photobucket Blog

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Bắt bệnh của cơ thể qua những nếp nhăn trên mặt

 Đôi khi những nếp nhăn trên khuôn mặt lại biểu lộ sức khỏe của bạn

1. Nếp nhăn xuất hiện nhiều ở trán: Trầm cảm
 
Những nếp nhăn ngang trên trán là dấu hiệu xem người đó có thường suy nghĩ hay không, mỗi một nếp nhăn nhỏ biểu lộ người đó có khả năng quan sát kĩ càng và thái độ tư duy tích cực hay không. 

Tuy nhiên, nếu trên trán xuất hiện những nếp nhăn không liền mạch, lượn sóng, chứng tỏ người này thường xuyên có tâm lý bất an, tinh thần đau khổ, nghiêm trọng hơn là mắc chứng trầm cảm.

Giải pháp: Làm những việc vui vẻ, giảm bớt stress, mát-xa trán nhẹ nhàng khi rảnh rỗi.

2. Nếp nhăn ở sống mũi: Trí nhớ giảm

Những người có nhiều nếp nhăn ở sống mũi thường là những người hay phải lao động trí óc, suy nghĩ căng thẳng và kèm theo đó là triệu chứng đau nửa đầu, trí nhớ suy giảm.

Giải pháp: Nên ăn các thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng giúp tăng cường trí nhớ như các loại bánh làm từ lúa mì… Da mặt cũng cần được bổ sung năng lượng, các loại mỹ phẩm dưỡng da có chứa creatine có tác dụng tốt tự nhiên cho làn da.

3. Nếp nhăn ở má: Mạch máu có vấn đề

Má là vùng da khá mỏng manh, dễ thấy được các vấn đề về mạch máu. Nếu má trái nhiều nếp nhăn sâu hơn má phải, có thể là gan của bạn không tốt; má xuất hiện nếp nhăn chéo, bạn nên kiểm tra xem liệu có bị huyết áp cao.

 Nếu các nếp nhăn hình liềm xuất hiện trên gò má, trên chân, bạn có thể bị bệnh gì đó, nên đi kiểm tra xem sao.

Giải pháp: Nên lưu ý chế độ ăn uống kết hợp thịt và rau, cũng nên thường xuyên rèn luyện thể chất. Chú ý giữ ẩm và tẩy tế bào chết cho da.

4. Nếp nhăn trên mũi: Bệnh ở cột sống và tim

Nếp nhăn ở mũi là nếp nhăn di truyền, theo tuổi tác, nếp nhăn này càng rõ hơn. Nếu trên sống mũi xuất hiện nhiều nếp nhăn hình chữ thập, không loại trừ bạn bị bệnh cột sống, tim hoặc thận, người bị nếp nhăn này có nguy cơ cột sống thường bị biến dạng. 

Giải pháp: Để tăng cường chức năng tim, hãy uống một chút rượu vang đỏ mỗi ngày vì nó bổ dưỡng nhất cho tim.


5. Nếp nhăn giữa lông mày: Stress

Khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn tập trung hoặc tức giận, giữa 2 lông mày thường xuất hiện nếp nhăn. Không chỉ vậy, khi cơ thể ở trong trạng thái phải chịu áp lực quá tải hoặc quá căng thẳng, loại nếp nhăn này cũng sẽ xuất hiện.

Giải pháp: Để tăng khả năng tập trung, mỗi ngày nên ăn 5-10 hạt hạnh nhân - “thực phẩm của hệ thần kinh”

6. Nếp nhăn quanh mắt: Thường xuyên buồn phiền

Làn da xung quanh mắt rất nhạy cảm, nếp nhăn này thường được gọi là nếp nhăn nụ cười hay nếp nhăn cảm xúc. Nếp nhăn này không chỉ thể hiện một tâm trạng vui vẻ, mà còn thể hiện tậm trạng lo lắng buồn phiền. 

Dấu hiệu của nếp nhăn có thể bạn bị bệnh trĩ, nếp nhăn gần mắt là dấu hiệu của tim không tốt, nếp nhăn hình vết chân chim, biểu hiện thính lực giảm, đau nửa đầu.

Giải pháp: Bạn nên kiểm soát tình cảm của mình và có thời gian thư giãn.

7. Nếp nhăn dưới mắt: Khả năng thải độc của cơ thể đang trục trặc

Nếp nhăn dưới mắt là mốc đánh dấu khả năng bài độc trong cơ thể của thận và bàng quang. Làn da dưới mắt rất mỏng và khô nhanh, có túi mắt bạn cần phải chăm sóc thận. Dưới mắt xuất hiện những nếp nhăn hình bán nguyệt đó là dấu hiệu của thận, bàng quang và tim có bệnh.

Giải pháp: Cần phải bổ sung thực phẩm giàu tính kiềm, uống nhiều nước. Các loại thực phẩm như lúa mì lúa mạch rất tốt cho việc rửa sạch thận. Nhẹ nhàng massage chăm sóc cho làn da dưới mắt và sử dụng loại kem bôi mắt thích hợp.

8. Nếp nhăn ở cằm: Bệnh ở đường tiêu hóa hoặc bài tiết

Nếp nhăn dưới cằm phản ánh tình trạng sức khỏe của đường tiêu hóa. Những nếp nhăn dưới cằm và môi dưới cũng có thể báo hiệu bạn đang bị bệnh trĩ, hoặc dạ dày có vấn đề.

Giải pháp: Bổ sung các thực phẩm giàu collagen như chân gà. Khi dạ dày không tốt cần phải chăm sóc và chữa trị kịp thời.

9. Nếp nhăn bên miệng: Bệnh dạ dày

Bên cạnh miệng xuất hiện nếp nhăn, xiên xuống dưới. Nếu nếp nhăn ở bên phải, là do gan và túi mật bị quá tải; bên trái là tín hiệu tì có vấn đề. Nếp nhăn ở bên miệng còn có thể là biểu hiện của bệnh dạ dày.

Giải pháp: Theo các bác sĩ, gan hoạt động mạnh nhất lúc 1-3 giờ sáng. Nếu bạn hay tỉnh giấc vào lúc nửa đêm, nên tìm cách bổ gan và giúp ngủ sâu hơn. Hạt dẻ có tác dụng bổ gan tì rất tốt.

Theo Trí thứctrẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét