PhotobucketPhotobucket GUESTBOOK PhotobucketPhotobucket

Photobucket Blog

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Các dấu hiệu trên móng tay cần lưu ý


Chúng ta có thể nhận biết tình trạng sức khoẻ của bản thân mình qua các biểu hiện trên móng tay.

Phản ánh tình trạng dinh dưỡng của cơ thể


Một bộ móng chắc khỏe sẽ phản ánh tình trạng dinh dưỡng đầy đủ của cơ thể. Những thứ chúng ta ăn hàng ngày sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cũng như cho móng tay.

Những dinh dưỡng cần thiết giúp móng khỏe mạnh cũng là những dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể bao gồm: axit béo omega 3, các loại protein và sắt. Các biểu hiện trên móng tay có thể phản ánh tình trạng thiếu một số loại dinh dưỡng, chẳng hạn như: chất sắt, biotin và protein.

Ví dụ như khi bị thiếu sắt, móng tay sẽ thể hiện rõ màu sắc phần biểu bì trên móng rất nhợt nhạt. Khi tình trạng thiếu sắt trở nên nghiêm trọng, xuất hiện tình trạng thiếu dinh dưỡng có tên khoa học là koilonychia khiến cho móng tay phát triển thay đổi hình dáng, móng trở nên mỏng hơn và bị lõm.


Báo hiệu nguy cơ tổn thương móng


Khi tình hình sức khỏe yếu, biểu hiện dễ nhận thấy trên phần móng đó là sự xuất hiện của các nốt nhỏ màu trắng (leukonychia) trên lớp sừng của móng. Ban đầu chúng vô hại, song móng càng mọc dài ra, thì các nốt trắng này cũng lớn dần lên và khiến móng trở nên yếu, dễ gãy.

Trong một vài trường hợp bị thương tổn, móng có thể xuất hiện các vệt nhỏ có màu sẫm trên bề mặt móng (hiện tượng này có tên khoa học là onycholysis). Chúng hình thành do hiện tượng chảy máu bên dưới lớp móng. Liệu tình trạng bệnh lý nào đó có thể khiến cho các mạch máu trở nên yếu và rất dễ bị tổn thương như vậy?
Khi các mạch máu bên trong lớp biểu bì bên dưới lớp móng bị vỡ, gây chảy máu, máu tích lại tạo thành các vệt có màu đỏ hoặc thẫm bên dưới lớp móng.


Hiện tượng này thường xảy ra khi cơ thể gặp phải một trong các vấn đề như dị ứng, nhiễm khuẩn, bệnh vảy nến hoặc do ung thư.

Phản ánh tình trạng lo lắng và stress


Không ít người thường cắn móng tay khi bị căng thẳng và điều đó được xem như một thói quen. Theo kết quả một cuộc điều tra khoảng 50% số trẻ nhỏ từ 10 - 18 tuổi có thói quen gặm móng tay. Càng lớn lên, thói quen này dần được từ bỏ.


Khi ở vào độ tuổi 18 - 22 tuổi, số người có thói quen cắn móng tay giảm xuống còn 23%, và đến  30 tuổi, hầu hết mọi người đều từ bỏ thói quen này. Tuy nhiên, nó có thực chỉ là một thói quen như nhiều người vẫn nghĩ?

Thực chất đó là một hành động thường xảy ra khi hệ thần kinh bị căng thẳng, khi một người cảm thấy bồn chồn hoặc bị stress...việc cắn móng tay rất có hại. Đôi khi nó gây trầy xước lớp biểu bì ở móng tay, gây nhiễm trùng cho ngón tay và cả đường miệng.


Báo hiệu nguy cơ nhiễm trùng


Hiện tượng sưng tấy, đỏ và ngứa ở vùng da quanh móng tay là một dấu hiệu cho biết có vấn đề đang xảy ra với cơ thể bạn. Cụ thể thì đó có thể là triệu chứng của việc bị nhiễm khuẩn, nấm...


Loại khuẩn phổ biến nhất mà nhiều người dễ mắc phải đó là staphylococcus và các khuẩn gây ra mụn cóc trên tay. Các trường hợp nhiễm khuẩn này không phải là vấn đề lớn đối với sức khoẻ, song  nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, nó có thể khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. 

Các bác sĩ cũng cảnh báo: Ngoài việc giữ vệ sinh móng sạch sẽ, bất cứ khi nào phát hiện thấy các dấu hiệu lạ trên móng tay như: móng trở nên dày, sần sùi và thay đổi màu sắc bất thường, bệnh nhân cần nhanh chóng đi khám để phát hiện nguyên nhân và ngăn chặn kịp thời các tác nhân gây hại cho sức khoẻ.


Vi khuẩn và đôi khi cả virut cũng có thể tấn công các vùng da quanh móng, gây ra hiện tượng gãy móng, hoặc thối móng... Tình trạng này có thể lây lan từ người này sang người khác, và để điều trị, các bác sĩ sẽ phải tiến hành làm lạnh hoặc sử dụng hoá chất để diệt khuẩn.

Báo hiệu các vấn đề khác


Có 5 dấu hiệu thay đổi trên móng mà bất kỳ ai cũng đều cần phải lưu ý, bởi nó có thể khiến cho tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu này bao gồm: tình trạng thay đổi màu sắc bất thường, long móng, sần sùi, xuất hiện hiện tượng lõm và phát triển theo hình dạng lạ...   

Các nghiên cứu cho thấy: các dấu hiệu móng tay có các vết, nốt màu trắng trên phần móng có thể là dấu hiệu của bệnh gan; màu nửa trắng, nửa hồng là dấu hiệu của bệnh thận và màu tím là dấu hiệu của nguy cơ mắc bệnh tim.

Ngoài ra còn có các dấu hiệu như: móng có màu vàng, dày, phát triển chậm có thể là dấu hiệu của chứng bệnh phổi. Do chức năng phổi bị suy kém, nên khiến cho nồng độ ôxy trong máu xuống thấp, dẫn tới sự phát triển bất thường của móng. 


Các vết rỗ trên bề mặt móng (khiến bề mặt móng không trơn, phẳng) có thể là dấu hiệu của bệnh vảy nến.

Khi nghiêm trọng, nó có thể dẫn tới gãy móng, tổn thương lớp biểu bì. Và các đường viền màu sắc lạ: chẳng hạn như trên bề mặt móng xuất hiện một đường viền xẫm màu bên dưới bề mặt lớp móng, thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh thay đổi sắc tố da.
Sức khỏe & Đời sống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét