Làm sao trung hòa được tác hại của stress?
Chuyện gia về stress ở Đức không khuyến khích việc dùng thuốc vì theo họ có ức chế được chỗ này trong hệ thần kinh thì chỗ khác lại bùng phát, nhiều khi mạnh hơn khiến bệnh nhân "tiền mất, tật mang".
Thay vì chỉ trông mong vào thuốc, các nhà nghiên cứu ở Đức lại khuyến khích phương án chủ động thay đổi nếp sinh hoạt. Vì theo họ, muốn tái lập nhịp sinh học cần đổi nhịp ở vài nơi để từ đó cơ thể trở về điểm xuất phát cho đúng nhịp.
Những biện pháp giúp trung hòa stress
Nên tìm cách nghỉ ít phút nhưng nhiều lần trong ngày. Có thể thư giãn bằng cách trò chuyện trong giờ giải lao. Nên dành 30 phút mỗi ngày để tĩnh tâm, có thể ngồi thiền được thì càng tốt.
Tuyệt đối không mang theo việc chưa làm xong vào giờ nghỉ. Đã gọi là nghỉ thì phải ngưng chuyện vừa làm cũng như chuyện sắp thực hiện. Nếu cần nên tắt điện thoại.
Cần chọn hình thức giải trí trong giờ nghỉ hoàn toàn trái ngược với công việc thường ngày.
Trong công việc đừng đóng vai thụ động, tối thiểu với lịch hẹn. Tất nhiên cần linh động trong ứng xử nhưng lựa chọn và làm việc theo khả năng của mình. Đừng bao giờ tìm cách giải quyết nhiều vấn đề trong thời gian quá hạn hẹp.
Không cố gắng giải quyết hết việc khi bản thân đã quá mệt mỏi, nếu được sẽ hoàn thành sau.
Stress thường đi liền với những áp lực liên tục dồn tới. Đừng nghĩ mình là người không thế thay thế. Trái lại, nên biết cân đối thời gian, công việc để giữ sức khỏe làm việc lâu dài.
Nên dành thời gian trở về với thiên nhiên để vừa thư giãn, vừa tìm lại hứng thú.
Những biện pháp trên nghe có vẻ "nói dễ hơn làm", nhưng để tránh cho tình trang stress kéo dài, bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất, cách tốt nhất là cố gắng thực hiện đầy đủ.
Theo Gia đình Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét