Tiểu nhiều là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như ngưng thở khi ngủ, suy tuyến giáp, tiền liệt tuyến, nhiễm trùng đường tiểu mạn tính, ung thư bàng quang..
Nghiên cứu "Hãy quan tâm hơn đến bàng quang của bạn" do Trường Y khoa Albert Einstein, Mỹ thực hiện gần đây cho biết, những dấu hiệu của bàng quang, nhất là tiểu tiện thường xuyên, là cảnh báo một số căn bệnh nan y.
Tiểu nhiều là một than phiền thường gặp, có liên quan tới bàng quang. Nước tiểu do thận thải ra bình thường khoảng 1 ml mỗi phút, tức khoảng 1,2-2 lít một ngày. Nước tiểu không ra ngoài liên tục mà được trữ lại rồi thải ra ngoài lúc thuận tiện nhờ vào bàng quang. Đây là một túi chứa, có khả năng giãn nở và co bóp, dung tích khoảng 300-400 ml. Bàng quang nhận nước tiểu từ thận xuống qua 2 niệu quản và tống ra ngoài qua niệu đạo. Bàng quang được điều khiển từ hệ thần kinh giao cảm và trung ương.
Người bình thường đi tiểu khoảng dưới 7 lần mỗi ngày. Vào ban đêm ngủ 8 giờ thường không đi tiểu hay chỉ một lần. Đó là do chất nội tiết ADH tiết ra nhiều hơn vào ban đêm làm thận cô đặc nước tiểu hơn nên làm giảm lượng nước tiểu về đêm.
Nước trong cơ thể được duy trì ổn định ở khoảng 70%. Ở tỷ lệ này nồng độ các chất phù hợp cho hoạt động cơ thể. Khi nồng độ này cao thì chất đó bị thải ra qua thận trong môi trường nước hoặc đường thải khác là mồ hôi và hơi thở. Lượng nước đã mất làm ta khát phải uống vào để bù. Khi uống nước (bia) nhiều quá không phải do khát, mà là nồng độ các chất giảm, phải thải bớt nước loãng ra, lượng nước tiểu nhiều gây ra đi tiểu nhiều.
Ảnh minh họa: webmd
|
Nguyên nhân của chứng tiểu nhiều
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng tiểu nhiều và được chia làm 2 nhóm tại chỗ và toàn thân.
Nhóm tại chỗ gồm:
1. Nhiễm trùng tiểu: tại thận, bàng quang, tuyến tiền liệt, niệu đạo.
- Nhiễm trùng bàng quang nếu cấp tính bàng quang căng lên thì đau bụng dưới nên phải đi tiểu thường xuyên. Viêm mạn thì bàng quang co nhỏ nên không trữ được nhiều nước tiểu.
2. Viêm bàng quang mô kẽ: Có thể tiểu nhiều lần trong một giờ.
- Bàng quang tăng hoạt được cho là do thần kinh trong thành bàng quang bị kích thích nhiều.
- Bướu bàng quang (lành hay ác tính) gây viêm, chảy máu. Bướu khi to chèn ép gây rối loạn đi tiểu.
3. Tuyến tiền liệt:
- Tuyến tiền liệt to (theo tuổi) chèn ép đường ra, tiểu khó, tiểu không hết. Tồn lưu nước tiểu nhiều, mỗi lần tiểu được ít nên phải tiểu nhiều lần. Tuyến tiền liệt to có thể là bướu lành hay bướu ác, ung thư.
- Viêm tuyến tiền liệt thường ở người trẻ cấp tính có triệu chứng đau, tiểu khó. Mạn tính thì nóng, rát, buốt, kích thích đi tiểu, buồn bực.
4. Sa sàn chậu ở phụ nữ: có thể làm sa bàng quang, tử cung hay ruột, gây tiểu khó, tiểu không hết, tiểu són…
Nhóm toàn thân gồm:
1. Nội tiết:
- Đái tháo đường: chất nội tiết insulin thiếu hay vô hiệu làm đường trong máu cao phải thải ra qua thận kéo theo nước. Lượng nước tiểu nhiều nên đi tiểu nhiều lần. Đái tháo đường còn tổn hại dây thần kinh, làm cảm giác và vận động của bàng quang giảm.
- Đái tháo nhạt, ít gặp hơn, do thiếu chất nội tiết ADH. Nước tiểu có thể đến vài chục lít mỗi ngày.
- Suy tuyến giáp gây mệt mỏi, ảnh hưởng thần kinh bàng quang.
- Mãn kinh: estrogen giảm gây thay đổi niêm mạc âm đạo, niệu đạo
2. Dư cân làm tăng tỷ lệ tiểu són.
3. Ngưng thở lúc ngủ: hay gặp ở người ngủ ngáy, thức giấc rồi đi tiểu đêm thường trên 2-3 lần/ngày.
Những biến chứng của chứng tiểu nhiều
Viêm tuyến tiền liệt tạo cảm giác mắc tiểu thường xuyên. Ung thư bàng quang hay tuyến tiền liệt giai đoạn tiến triển gây tiểu máu và rối loạn đi tiểu.
Lượng nước tiểu giảm, thậm chí vô niệu khi suy thận cấp nặng hay suy thận mạn giai đoạn cuối. Lượng nước tiểu có thể tăng trong suy thận cấp mức độ nhẹ, suy thận đang phục hồi, suy thận mạn giai đoạn nhẹ - vừa.
Điều trị chứng tiểu nhiều
Hầu hết chứng tiểu nhiều không do các bệnh nguy hiểm nhưng gây phiền toái trong sinh hoạt, công việc, mất ngủ… Giải quyết triệu chứng tiểu nhiều phải tìm nguyên nhân.
Có thể bắt đầu bằng điều chỉnh lối sống, thời điểm uống nước, giảm bia, cà phê.
Giảm cân ở người thừa cân, tăng cường tập luyện thể dục.
Viêm bàng quang mô kẽ, bàng quang tăng hoạt, hội chứng tuyến tiền liệt không nguy hiểm nhưng chúng ta chưa hiểu rõ cơ chế sinh bệnh nên điều trị khó khăn. Cần tập luyện, hỗ trợ tâm lý, thuốc giảm co thắt.
Điều trị các bệnh gốc như nhiễm trùng, bướu tuyến tiền liệt, sa sàn chậu, nội tiết... bằng các phương pháp dùng thuốc hoặc nội soi, phẫu thuật.
Bác sĩ CKII Nguyễn Đức Khoan
Khoa Niệu Bệnh viện Quốc tế Thành Đô
Khoa Niệu Bệnh viện Quốc tế Thành Đô
Anh chị cho hỏi, ở nữ khi mắc chứng này thì phải khám ở khoa nào, tôi đi siêu âm, thử nước tiểu ở bênh viện nhưng họ đều bảo ko bị gì. Trong khi tôi đi tiểu rất nhiều lần cứ 40" là phải đi 1 lần rất khó chịu
Mình uống nước rất nhiều rồi tiểu cũng nhiều, thế có vấn đề gì không ?
Ây da ! Mình bị cái này 2l/đêm , rầu nhất là ngủ nhờ nhà thằng bạn , đi mà sợ hiểu lầm , kg đi thì chịu hổng nổi !!!
Trời ạ... 1 ngày mình đi không dưới 15 lần
Còn một nguyên nhân gây đi tiểu nhiều nữa là do cuộc sống bị áp lực thần kinh luôn căng thẳng, tôi cũng bị đi tiểu nhiều từ thời còn rất trẻ, đi khám nhiều cuối cùng mới biết được là do căng thẳng, vì mỗi lần không ngủ được hay suy nhiều tôi đều bị, còn hôm nào ngủ được thì không bi, nguyên nhân cũng giống như bệnh đau dạ dày do thần kinh gây nên.
Như ta từng biết, con người được tạo hóa sản sinh như "bộ máy công nghệ cao rất thông minh" ,mà trên thế giới ngày nay chưa thể sáng chế một (robot) nào có thể ,có giá trị kể cả phần mềm lẫn phần cứng đúng nghĩa của nó.Chính y học hiện đại như ngày nay nhiều khi còn "chào thua nhiều bệnh tật".Nói như vậy ,muốn đề cao sự phòng bệnh hơn chữa bệnh ! Không có bác sĩ nào giỏi hơn chính bản thân bạn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét