PhotobucketPhotobucket GUESTBOOK PhotobucketPhotobucket

Photobucket Blog

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Những biểu hiện “báo bệnh”


1. Nếu mỗi buổi sáng, sau khi bước xuống giường bạn đều thấy có vết bầm tím hay sưng ở hai mí mắt dưới, dù rằng bạn ngủ đủ giấc thì bạn nên đến bác sĩ nhờ kiểm tra thận. 

Vì khi thận không khoẻ, cơ thể bạn sẽ thấy nặng nề, mệt mỏi, mắt sưng to và quầng đen. Còn nếu dấu hiệu trên chỉ thi thoảng mới xuất hiện thì có thể chỉ do mệt mỏi lâu ngày, bạn chỉ cần bôi kem chống thâm quầng mắt đặc biệt, vết thâm và sưng sẽ hết.

2. Tính tình tự nhiên thay đổi, dễ nổi cáu và hay khóc: Nếu bạn bị stress do công việc hay tình cảm riêng tư thì không sao, nếu được giải quyết thì sẽ hết. Nếu tự nhiên bị thế thì nên đi kiểm tra tuyến giáp bởi hệ thống thần kinh trung ương rất nhạy cảm với hiện tượng ngừng tiết nội tiết tố (hoóc môn). 

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh này là rất nhạy cảm, dễ khóc, mất ngủ, sút cân, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt...

3. Đau vùng thắt lưng có thể là dấu hiệu viêm bàng quang hay viêm phần phụ nào đó trong cơ thể. Để xác định, cần làm xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc nội soi bàng quang. Nên uống nhiều nước, kiêng các gia vị cay và điều trị kháng khuẩn bằng cách tắm với dầu được điều chế từ bí hay bạch đàn.

4. Tự nhiên sút cân, hay khát nước và đi tiểu nhiều: Có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 2. Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra đường huyết. Còn nếu đã kiểm tra tổng thế mà không bị gì, có thể bạn bị tâm lý do bị căng thẳng hay lo âu một điều gì đó. Khi đó, cần ăn uống điều độ, uống nước nhiều và nghỉ ngơi hợp lý.

5. Ngực tự nhiên trở nên cứng. Nếu như ngực bạn bị cứng trước ngày hành kinh khoảng 5 - 7 ngày thì đây là biểu hiện bình thường. Tuy nhiên, ngực đau thường xuyên và dai dẳng thì có thể là biểu hiện của những bệnh về vú.

 Bệnh này có dạng: cứng toàn bộ hoặc chỉ nổi hạch cứng (dạng này nguy hiểm hơn, có khả năng chuyển thành khối u ác tính), nếu được điều trị ngay thì không gây nguy hiểm. Để chẩn đoán chính xác, phải đến bác sĩ chuyên khoa và làm những xét nghiệm để có thể điều trị kịp thời.

6. Thỉnh thoảng chân tay tự nhiên bị co quắp lại. Đây là biểu hiện thiếu canxi và sinh tố D hoặc có thể là bị khớp. Nên ăn nhiều các sản phẩm tự sữa, gan và thức ăn hải sản (cua, sò, nghêu...) và quan trọng nhất là nên vận động nhiều.

7. Chân tay bị sưng phù vào lúc chập tối. Đây là dấu hiệu của bệnh tắc tĩnh mạch mãn tính. Bạn nên ăn nhiều rau sống hơn, bởi chúng giàu chất xơ, có tác dụng làm chắc thành mạch. Hạn chế ăn nhiều thịt, sữa. Hằng ngày, nên tập vận động chân tay vài lần.

8. Ra nhiều mồ hôi hơn bình thường là biểu hiện của chứng loạn trương lực mạch thực vật. Tốt nhất bạn nên đến khám bệnh tại các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được kiểm tra và tư vấn hợp lý vì đây là bệnh không nguy hiểm về tính mạng nhưng rất khó chịu.

9. Tóc rụng quá nhiều: Có người rụng nhiều, có người rụng từng mảng, dẫn đến hói đầu. Thông thường, phụ nữ thường đau khổ vì điều này hơn nam giới. Nguyên nhân có thể là stress, nhiễm trùng chưa được điều trị khỏi hẳn, cách thức ăn uống không đúng cách...

10. Thường xuyên bị chóng mặt: Nên kiểm tra huyết áp. Hoặc cũng có thể bạn bị thiếu máu não hoặc rối loạn tiền đình. Tốt nhất là phải kiểm tra thật kỹ. Ngoài ra, bạn cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống và tốt nhất là chọn cho mình một hình thức vận động chân tay phù hợp chẳng hạn như đi bơi, đi bộ, chạy xe đạp...

11. Cảm giác nghẹt thở trong lúc ngủ hoặc có những hơi thở từng cơn: Đây là biểu hiện của bệnh về tim. Nên đến bác sĩ để kiểm tra điện tâm đồ xem tim bạn có bị lớn hay bị hở van tim hay không. Nên tập thể dục thường xuyên nhưng chỉ nhẹ nhàng, điều độ.

12. Đến tuổi mãn kinh nhưng vẫn còn kinh hoặc đã mãn kinh nhưng thi thoảng vẫn thấy có kinh lại: Đây là căn bệnh rất quan trọng mà chị em phụ nữ gặp nhiều. Nếu đến tuổi mãn kinh mà vẫn còn kinh, bạn nên đến bác sĩ phụ khoa kiểm tra xem cơ thể bạn có điều gì bất thường hay không.

 Nếu làm xét nghiệm tổng quát mà không có vấn đề gì thì có thể bạn mãn kinh trễ. Nếu đã mãn kinh khá lâu nhưng bất thình lình  thấy kinh trở lại thì đây là triệu chứng của bệnh viêm, nhiễm hoặc ung thư cổ tử cung. Đừng chần chừ, hãy đến bác sĩ phụ khoa để được kiểm tra và chữa trị kịp thời. Đừng để lâu, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

NET

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét