Cà chua ương ương
Cà chua tây (tomato) có chứa loại độc tố là tomatidihe. Khi cà chua chín đỏ, hàm lượng tomatidine chỉ còn rất nhỏ, bởi trong quá trình cà chua chín đỏ (chín cây hoặc chín dấm) thì độc tố này chuyển hoá thành chất không độc.
Nhưng với cà chua ương ương (nhất là cà chua xanh) thì hàm lượng tomatidine rất cao, có thể lên tới 58mg/100g cà chua xanh, thường xuất hiện các triệu chứng trúng độc tomatidine như váng đầu, lợm giọng nôn oẹ, nhểu nước dãi (nước miếng), trường hợp nặng nếu không cấp cứu rửa ruột, giải độc kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Dưa muối chưa kỹ
Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày
Danh sách những loại thực phẩm mùa hè ăn nhiều giảm tuổi thọ
Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.
Đồ uống có cồn
Các loại thực phẩm có chứa cồn có thể làm tổn thương gan và hệ thần kinh. Thậm chí nó có thể làm giảm khả năng tình dục nam giới, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục của phụ nữ thậm chí dẫn tới lãnh cảm.
Vì vậy, chúng ta không nên uống rượu quá nhiều rượu. Bạn có thể uống rượu vang nho, bia hoặc rượu vang màu vàng với một lượng vừa phải.
Thực phẩm chứa chất bảo quản và sắc tố
Không ít thực phẩm (như kẹo chứ chất tạo màu, cá khô, đồ đóng hộp...) vì muốn sử dụng trong thời gian dài nên buộc lòng phải dùng chất bảo quản, chất tạo màu, mùi vị. Mà các chất này chính là một trong những tác nhân gây mệt mỏi, giảm năng lực tập trung, trí nhớ kém.
Thực phẩm hun khói
Nếu người ta thường ăn các loại thực phẩm có chứa chất gây ung thư trong cuộc sống hàng ngày, có thể được gây ra lão hóa sớm. Vì vậy, mọi người nên giảm việc tiêu thụ các loại thực phẩm có dầu và các loại thực phẩm hun khói.
Khi họ ăn những thức ăn như vậy, họ nên ăn một số loại trái cây và rau quả để giảm bớt những ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da, tránh các nếp nhăn xuất hiện sớm.
Ngoài ra, có một điều mà ít ai để ý, khói cũng chính là một trong những tác nhân khiến gia tăng các nếp nhăn trên khuôn mặt chúng ta.
Gan lợn
Gan lợn chứa nhiều vitamin A và các nguyên tố vi lượng nhưng cũng là nơi tập trung các chất cặn bã. Do đó, ăn gan lợn nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe.
Gan lợn có nhiều nguy cơ với sức khỏe hơn so với gan các loại gia cầm như gà, vịt. Nguyên nhân là thức ăn của loài động vật này có thể chứa nhiều chất độc hại như phân bón, thuốc trừ sâu...
Các ký sinh trùng như sán lá cũng thường trú ngụ ở bộ phận này. Ngoài ra, ở những con lợn bị viêm gan hoặc ung thư, gan sẽ chứa nhiều virus và độc tố gây bệnh hơn.
Mì ăn liền
Cuộc sống hiện đại, do bận rộn mà nhiều người chọn mì ăn liền cho tiện vì chế biến nhanh. Tuy nhiên, theo Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam thì thành phần của mì ăn liền chứa nhiều chất béo bão hòa, chất bột và ít chất xơ.
Khi sử dụng mì ăn liền có chất béo dạng trans sẽ gây tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch. Ngoài ra, trong gói gia vị của mì chứa nhiều chất phụ gia có tác dụng làm ngon miệng. Song, những chất này cũng không có dinh dưỡng và còn cay nóng, gây bất lợi cho người cao huyết áp hoặc có thân nhiệt cao.
Để bảo đảm sức khỏe, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo bạn nên ăn thêm nhiều rau xanh và các loại đạm từ thịt, trứng để bù đắp lượng vitamin, chất xơ và protein thiếu hụt trong mì ăn liền.
Tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét