PhotobucketPhotobucket GUESTBOOK PhotobucketPhotobucket

Photobucket Blog

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Chuyện về Gia Cát Lượng (Khổng Minh)


Gia Cát Lượng, hiệu là Khổng Minh, sinh năm 181 mất năm 234 trước Công nguyên vào thời kì Tam quốc của lịch sử Trung Hoa. Ông sinh ra tại nơi là tỉnh Sơn Đông ngày nay.




 

Gia Cát Lượng (Khổng Minh)
 
Gia Cát Lượng là một chính trị gia xuất chúng và được xem là nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất thời bấy giờ. Ông là quân sư của Lưu Bị và sau này là thừa tướng nước Thục sau khi ba quốc gia hình thành thế chân vạc tại Trung Hoa.

Gia Cát Lượng thường được mô tả với một chiếc áo choàng truyền thống của Đạo gia và chiếc quạt lông hạc phe phẩy trên tay.

Ông là một học giả xuất chúng nhưng lại sống lặng lẽ, do vậy người đời thường gọi ông với biệt danh là “Ngọa Long tiên sinh”.
Theo sử sách, Lưu Bị đã ba lần đến lều cỏ để cầu Gia Cát Lượng. Đến lần thứ ba, Gia Cát Lượng đã đồng ý giúp Lưu Bị phục hưng nhà Hán.

Gia Cát Lượng còn là một nhạc sĩ, một học giả uyên bác, một người có tầm nhìn xa và một nhà phát minh đầy sáng tạo.
Theo sử sách, Gia Cát Lượng đã phát minh ra mìn, phát minh ra một cỗ xe vận chuyển tự động có hình dáng giống xe cút kít, và phát minh ra cung tên tự động bắn liên tục vừa xa vừa nhanh gọi là “Nỏ Liên Châu”.

Người ta tin rằng Gia Cát Lượng là người đã phát minh ra đèn trời hay đèn Khổng Minh, khi bị tướng quân Tư Mã Ý của nước Ngụy bao vây ở Tây Thành. Nhờ đọc được thông điệp cầu cứu trên đèn trời, các binh lính ở vùng lân cận đã đến để giải vây cho ông.

Còn một truyền thuyết kể rằng Gia Cát Lượng đã phát minh ra bánh bao của Trung Hoa, “màn thầu” – có nghĩa là đầu của kẻ man rợ. Ông đã nghĩ ra màn thầu sau cuộc chiến với Mạnh Hoạch, vua của người Nam Man ở phía nam Trung Hoa.

Gia Cát Lượng và quân đội của nước Thục có lần phải băng qua một con sông chảy xiết rất nguy hiểm. Ông được khuyên rằng phải hi sinh đầu của 50 người để cúng thần sông.

Nhưng Gia Cát Lượng không muốn hi sinh bất kì ai. Ông đã giết một vài con bò và ngựa, đặt nhân thịt vào trong bánh bao có hình dạng giống đầu người và ném xuống dòng sông. Từ đó ông gọi bánh bao là “màn thầu”.

Người ta tin rằng cũng chính Gia Cát Lượng đã tạo nên một trận đồ đá gọi là Bát Trận Đồ, áp dụng học thuyết Bát Quái trong triết học Trung Hoa cổ đại. Nhiều người coi trận đồ này là điều siêu thường.
Gia Cát Lượng được cho là có những khả năng siêu thường. Ông có thể hòa hợp với sức mạnh thiên nhiên và luôn đa mưu túc trí trong cả những hoàn cảnh hiểm nghèo.

Ông là người tinh thông Kinh Dịch của Đạo giáo. Ông đã sáng tạo ra Bát Trận thế, một thế trận dựa vào những kiến thức về Kinh Dịch và Bát Quái.

Truyền thuyết về Gia Cát Lượng đã làm say mê hàng triệu người Trung Hoa, họ kính trọng ông như một vị thần. Uy danh của Gia Cát Lượng còn lớn hơn nữa sau khi Lưu Quán Trung hoàn thành tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Tài năng quân sự xuất chúng của Gia Cát Lượng, sự trung thành và tận tụy của ông đối với Lưu Bị đã trở thành bất tử và được lưu truyền cho tới tận ngày nay trong thơ ca, sách sử, bài hát, phim ảnh và trong cả những trò chơi điện tử.


 Tác giả: tiến sĩ Margaret Trey
Theo NTDT

2 nhận xét:

  1. Ngày bé.. Ngay từ khi biết đọc..MH đã xem khỗng Minh như một thần tượng. để học hỏi và noi theo .!.. nể phục tài trí thông minh hơn người và đức độ của ông.!

    Trả lờiXóa
  2. Quả thật đó là một bậc quân sư rất đại tài , mình cũng rất khâm phục ông ....

    Trả lờiXóa