Hươu cao cổ có kỹ năng chiến đấu thành thạo, cũng có
thể phi nước đại, được các vị vua Ai Cập cổ dùng làm quà tặng để thể
hiện sức mạnh là những điều ít được biết đến về loài vật tưởng chừng khá
quen thuộc này.
1. Thói quen giao phối phức tạp
Thói quen giao phối của loài hươu khá phức tạp vì những con hươu cái thường từ chối giao phối trong suốt quá trình mang thai kéo dài 15 tháng. Giữa các kỳ mang thai, hươu cái có thể giao phối với một con đực phù hợp, nhưng chỉ trong giai đoạn ngắn theo chu kỳ cách nhau hai tuần. Nhờ vậy những con cái có thể theo dõi thời gian những con đực sẵn sàng cho mùa giao phối, khi chúng thể hiện hành vi được gọi là " flehmen", con cái sẽ đi tiểu vào miệng con đực. Mùi vị nước tiểu của các con cái khi sẵn sàng giao phối sẽ khác so những lúc bình thường. |
2. Hươu cao cổ giúp NASA
Khi
ở trong không gian, các dòng chuyển máu trở nên khác biệt so với trạng
thái bình thường, hệ thống tuần hoàn của chân không phải hoạt động để
bơm máu trở lại khiến tĩnh mạnh rơi vào trạng thái gần như không hoạt
động và yếu đi, gây nguy hiểm cho con người khi quay trở về Trái Đất. Trong khi đó, hươu cao cổ con là loài động vật có thể học cách để đứng ngay lập tức sau khi sinh nhờ vào hệ tĩnh mạch ở chân phát triển nhanh chóng. Khi NASA quan sát được điều này, họ đã tạo ra thiết bị bao gồm một ống kín dán vào xung quanh thắt lưng của các phi hành gia và áp dụng lực chân không, khiến cá tính mạch ở chân mở rộng và quá trình lưu thông máu diễn ra bình thường. |
3. Uống nước và tiết kiệm nước
Uống nước là một vấn đề nghiêm trọng với hươu cao cổ. Để uống nước, chúng cần dang rộng hai chân trước và cúi cổ xuống khá vụng về, một vị trí khiến chúng dễ bị các loài động vật ăn thịt như cá sấu tấn công. Tuy nhiên, hệ thống tiêu hóa của hươu có thể hấp thu được gần như tất cả các loại nước cần thiết từ các loại cây mà chúng ăn. Những con hươu còn non dễ bị tổn thương có thể áp dụng cách này khá hiệu quả. Loài hươu không bao giờ thoát mồ hôi hoặc thở mạnh để làm mát cơ thể. Thay vào đó, chúng cho phép nhiệt độ cơ thể dao động theo nhiệt độ xung quanh đêt tiết kiệm nước. |
4. Hươu cao cổ thể phi nước đại
Mặc dù có vẻ bề ngoài khá vụng về, nhưng tốc độ của loài động vật này rất đáng kinh ngạc. Hươu cao cổ có hai chế độ vận động nhanh và cực nhanh, hay các nhà khoa học còn gọi là đi bộ và phi nước đại. Mỗi bước đi của hươu cao cổ khi đi bộ có thể dài 4,5 m, điều đó có nghĩa là khi đi bộ, tốc độ mà chúng đạt được là khoảng 16 km/giờ. Khi phi nước đại, một con hươu cao cổ có thể đạt tốc độ 56 km/giờ. |
5. Kỹ năng chiến đấu thành thạo
Với khả năng phi nước đại cực nhanh, hươu cao cổ có thể tự vệ và chạy trốn khi bị kẻ săn mồi tấn công. Hươu cao cổ là loài có khả năng tự vệ thành thạo đến mức ngay cả sư tử cũng chỉ dám tấn công khi chúng đang đi cùng các con khác trong đàn.
Chân của hươu cao cổ rất khỏe và có móng guốc dày, nhọn, dài khoảng 30 cm. Cú đá của một con hươu có thể giết chết một con sư tử.
Yahoo
Với khả năng phi nước đại cực nhanh, hươu cao cổ có thể tự vệ và chạy trốn khi bị kẻ săn mồi tấn công. Hươu cao cổ là loài có khả năng tự vệ thành thạo đến mức ngay cả sư tử cũng chỉ dám tấn công khi chúng đang đi cùng các con khác trong đàn.
Chân của hươu cao cổ rất khỏe và có móng guốc dày, nhọn, dài khoảng 30 cm. Cú đá của một con hươu có thể giết chết một con sư tử.
Yahoo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét