Công viên lớn và đẹp nhất TP.HCM vốn mang trong mình nhiều bí ẩn nay lại càng thêm u ám vì những lời đồn đoán có ma quỷ hiện hình.
Người thanh niên bị sát hại năm 1989, khởi phát lời đồn ma ám ở công viên Tao Đàn.
Chuyên trang du lịch Rough Guides vừa đưa Công viên Tao Đàn (Q.1,
TP.HCM) vào top những địa điểm ám ảnh trên thế giới. Thông tin này khiến
người dân thành phố hồ nghi, thậm chí hoang mang.
Công viên lớn và đẹp
nhất TP.HCM vốn mang trong mình nhiều bí ẩn nay lại càng thêm u ám vì
những lời đồn đoán có ma quỷ hiện hình.
Một góc công viên Tao Đàn
Cái chết đau đớn và lời đồn báo oán
Cho đến bây giờ, lý do duy nhất để chuyên trang du lịch Rough Guides
xếp công viên Tao Đàn vào danh sách ám ảnh là xuất phát từ cái chết của
chàng trai trẻ Nguyễn Điệt Hoàng Tuấn.
Một ngày giữa năm 1989, người đi
tập thể dục phát hiện Tuấn nằm chết co quắp trên đống rác ở góc công
viên, chân tay bị trói, miêng bị nhét bằng giấy bẩn. Công an vào cuộc
ngay sau đó điều tra được Tuấn bị 3 người bạn rủ ra công viên vào buổi
tối rồi cùng nhau sát hại, cướp xe máy nạn nhân mang đi bán. Những kẻ
thủ ác đã nhận bản án đích đáng của pháp luật. Câu chuyện nhiều năm
trước tưởng đi vào quên lãng nhưng gần đây nó lại bị lục tung bởi những
lời đồn đoán liên quan đến hồn ma của người xấu số.
Người ta đồn rằng
cứ vào lúc khi choạng tối, mặt trời lạnh, không khí nơi đây khiến nhiều
người "lạnh gáy". Đúng vào giờ xảy ra vụ án năm xưa, hồn ma của người
thanh niên trẻ xấu số hiện về lởn vởn khắp công viên. Đặc biệt là vào
những ngày đầu tháng 7 hàng năm, có người còn nghe thấy những tiếng khóc
ai oán từ đâu vọng lại. Hồn ma người chết hiện về đi tìm những kẻ đã
sát hại mình để báo oán, có người lại nói rằng hồn ma ấy đi tìm kiếm
người yêu thất lạc.
Anh T., một người chăm sóc cây xanh ở công viên Tao Đàn cho biết những
ai làm việc ở công viên Tao Đàn đều biết đến vụ án giết người năm xưa.
Còn chuyện hồn ma hiện về anh cũng nghe như cơm bữa. “Công viên nào mà chẳng có ma. Chuyện ma quỷ nghe nhiều, ai gặp thì mới tin”-anh
kể. Nhiều bảo vệ công viên nói lại rằng có nhiều lúc, đặc biệt là chập
tối đang nằm thì bị ai đó giật mạnh vào chân hoặc lay đầu. Khi vùng dậy
thì chẳng thấy ai cả.
Những bảo vệ lớn tuổi trước đây từng làm việc còn
khẳng định khi nhắm mắt lại thường xuyên nghe giọng cười nói rả rích
nhưng chỉ cần mở mắt ra là mọi thứ yên tĩnh, bất động như trước. Anh T.
cho biết, lời đồn đoán có ma ở Tao Đàn xuất hiện từ rất lâu rồi. Cho đến
khi xảy ra án mạng, chuyện ma quỷ càng được đồn thổi nhiều, nhiều chuyện ly kỳ hơn.
Bà Hồng, ngoài 60 tuổi, chủ nhân một quán nước nhỏ ở góc công viên trên
đoạn đường Trương Định thì cho biết: Công viên trước đây rất rộng, nhà
cửa lộn xộn. Nhiều cây hoang bụi rậm um tùm mọc lên lâu ngày tạo thành
những hình thù kỳ quái. Không mấy người dám lại gần những bụi rậm ấy vì
cho rằng trong đó có ma.
Sau này công viên được giải tỏa, phát quang mới
đỡ sợ. Bà sống ở đây hơn 25 năm, chuyện về công viên bà đều rành rẽ.
Hỏi đến chuyện ma quỷ, bà không khẳng định cũng không phủ nhận. “Chắc
tại công viên này nhiều người chết nên nhiều lời đồn như vậy”-bà Hồng
nói.
Những người sinh sống ở công viên trước đây kể lại hồi trước có nhiều người vào đây tự vẫn. Gần nhất là một cô gái trẻ do thất tỉnh đã treo mình trên một cành cây.
Nhưng đó là chuyện rất lâu rồi. Tao Đàn bây giờ thoáng đãng, bảo vệ đông người túc trực ngày đêm, cả mấy chục năm nay không hề có ai vào đây tự tìm đến cái chết. Ở công viên này cứ vài năm lại có người chết. Nhưng chủ yếu là người già do lớn tuổi lại tập thể dục quá sức nên lụy xuống do đột quỵ hoặc tai biến.
Những người sinh sống ở công viên trước đây kể lại hồi trước có nhiều người vào đây tự vẫn. Gần nhất là một cô gái trẻ do thất tỉnh đã treo mình trên một cành cây.
Nhưng đó là chuyện rất lâu rồi. Tao Đàn bây giờ thoáng đãng, bảo vệ đông người túc trực ngày đêm, cả mấy chục năm nay không hề có ai vào đây tự tìm đến cái chết. Ở công viên này cứ vài năm lại có người chết. Nhưng chủ yếu là người già do lớn tuổi lại tập thể dục quá sức nên lụy xuống do đột quỵ hoặc tai biến.
Người hiểu
chuyện thì tin như vậy. Người không hiểu thì cho rằng họ bị “ma bắt”,
đồn đại lên thành những hung tin lan rộng. “Đồn riết rồi sợ luôn. Đêm
nào tui cũng dậy dọn dẹp lúc 2-3 giờ sáng. Cả một rừng cây lừng lững lắc
lư. Nhìn thấy mà ớn lạnh”-bà tâm sự.
Bí mật ba ngôi mộ cổ
Ở một góc công viên Tao Đàn từ lâu tồn tại một quần thể 3 ngôi mộ liền
kề nhau. Những người dân sống xung quanh đều không biết rõ đó là mộ của
ai. Người cho rằng đó là “ông tổ” lập nên công viên, người lại nói đó là
một gia đình quan lại ngày trước.
Những ngôi mộ san sát nhau, được xây theo kiểu miếu nhưng thấp và nhỏ hơn. Kỳ lạ là đằng trước 3 ngôi mộ hình miếu ấy lại có một ngôi mộ khác vun lên thành ụ và được xây bằng bê tông. Những bia đá được ghi bằng chữ Tàu trên nền đỏ.
Những ngôi mộ san sát nhau, được xây theo kiểu miếu nhưng thấp và nhỏ hơn. Kỳ lạ là đằng trước 3 ngôi mộ hình miếu ấy lại có một ngôi mộ khác vun lên thành ụ và được xây bằng bê tông. Những bia đá được ghi bằng chữ Tàu trên nền đỏ.
Cả quân thể mộ chí
đã ố cũ xen lẫn rêu xanh càng tô thêm phần huyền bí. Bà Hằng cho biết,
khu mộ có hàng trăm năm trước nhưng tường và móng không hề có một vết
nứt nào dù ở giữa hàng chục cây cổ thụ rể rất to đâm ra xung quanh.
Bao bọc các ngôi mộ là 6 cây lớn đều có hướng tỏa ra xung quanh, không cây nào hướng vào trong, nhiều năm qua không ai giải thích được. “Chỗ đó thiêng lắm. Ngày nào cũng có người đến cầu viếng”-bà nói.
Mỗi năm, vào lễ giỗ lại có hàng chục người đến khu mộ làm lễ cúng giỗ rồi dời đi. Cả gia tộc đều ở nước ngoài cả.
Bao bọc các ngôi mộ là 6 cây lớn đều có hướng tỏa ra xung quanh, không cây nào hướng vào trong, nhiều năm qua không ai giải thích được. “Chỗ đó thiêng lắm. Ngày nào cũng có người đến cầu viếng”-bà nói.
Mỗi năm, vào lễ giỗ lại có hàng chục người đến khu mộ làm lễ cúng giỗ rồi dời đi. Cả gia tộc đều ở nước ngoài cả.
Cụ bà Nguyễn Thị Mai bên những ngôi mộ cổ trong công viên Tao Đàn
Giữa trưa đứng bóng, một cụ bà lom khom mang bánh mì, trái cây đến thắp
nhang tại khu mộ. Sau một hồi hỏi han, cụ bà cho biết tên là Nguyễn Thị
Mai, 91 tuổi, nhà ở Q.3. Ngày nào cũng vậy, đều đặn vào giờ đó bá lại
đến đây thắp nhang cầu khẩn. Cụ Mai kể, trước đây nhà cụ ở ngay góc công
viên, sau này bị giải tỏa nên dời đi. Những ngôi mộ này có từ lúc cụ
chưa ra đời.
Những người cao tuổi thời cụ sống kể lại đó là mộ của ông
bà Thượng cùng con gái. Gia đình được coi là “cụ tổ” khai phá vùng đất
công viên và lân cận. Thời bà còn nhỏ, công viên Tao Đàn thông với sở
thú (Thảo Cầm Viên-PV), rộng rãi và xanh mát. “Dân gốc công viên thờ ông bà Thượng lâu lắm rồi. Nhiều nhà dời đi vẫn quay lại nhang khói”-cụ Mai kể. Buồn là các thế hệ sau này không mấy người biết đến nó.
Cụ cõ lẽ là người cuối cùng đến thăm hàng ngày. “Mộ linh lắm, hiện về thường xuyên à. Hồi trước thiên tai giặc giã nhiều, không có ông bà Thượng phù hộ thì dân quanh đây khó mà sinh sống”-cụ nói.
Cụ cõ lẽ là người cuối cùng đến thăm hàng ngày. “Mộ linh lắm, hiện về thường xuyên à. Hồi trước thiên tai giặc giã nhiều, không có ông bà Thượng phù hộ thì dân quanh đây khó mà sinh sống”-cụ nói.
Trước đây, một lần thắp nhang khấn vái xong, cụ bỗng thấy người
con gái của ông bà Thượng hiện về, trên vai vác gạo và cá khô. Nghĩ gia
đình họ cực khổ thiếu ăn nên ngày nào cụ cũng mang bánh mì và trái cây
tới cúng. Bà cụ nói về 3 ngôi mộ với vẻ dè dặt rồi lom khom bước đi.
Thậm chí, bà khẽ từ chối khi khách cố đỡ lấy bàn tay run rẫy của mình. Bên trong vẻ mặt già nua khắc khổ có lẽ còn nhiều bí mật khác về khu mộ và công viên mà có khi bà không muốn chia sẻ với bất kỳ ai.
Thậm chí, bà khẽ từ chối khi khách cố đỡ lấy bàn tay run rẫy của mình. Bên trong vẻ mặt già nua khắc khổ có lẽ còn nhiều bí mật khác về khu mộ và công viên mà có khi bà không muốn chia sẻ với bất kỳ ai.
Chúng tôi trở lại quán nước của bà Hồng nằm khép mình ở góc công viên
Tao Đàn. Trưa công viên mát rượi nhưng người qua lại có vẻ vắng.
Bà chủ quán khẽ cười giải thích từ hồi có đồn đoán ma quỷ, nhiều người nhìn công viên với sự e ngại, nhiều người không còn đến nghỉ ngơi thư giãn nữa, công viên vắng hơn trước. “Cả công viên xanh và đẹp vậy, làm gì có ma.
Toàn những chuyện huyền bí rồi đồn thổi lên cả. Tui ở đây mấy chục năm không thấy ma vậy mà ai cũng tin cho được. Thiệt hết biết”-bà chủ quán lắc đầu ngao ngán.
Xahoi.com
Bà chủ quán khẽ cười giải thích từ hồi có đồn đoán ma quỷ, nhiều người nhìn công viên với sự e ngại, nhiều người không còn đến nghỉ ngơi thư giãn nữa, công viên vắng hơn trước. “Cả công viên xanh và đẹp vậy, làm gì có ma.
Toàn những chuyện huyền bí rồi đồn thổi lên cả. Tui ở đây mấy chục năm không thấy ma vậy mà ai cũng tin cho được. Thiệt hết biết”-bà chủ quán lắc đầu ngao ngán.
Xahoi.com
Công viên Tao Đàn rộng hơn 10 ha. Nguyên khu đất này thuộc khuôn viên Dinh Toàn quyền của Pháp. Năm 1869, người Pháp cho xây con đường Miss Clavell tách khu vườn khỏi Dinh. Ba mặt còn lại là rue Chasseloup-Laubat phía bắc, rue Verdun phía tây, và rue Taberd phía nam. Khu vườn chính thức mang tên Jardin de la Ville, nhưng người Việt quen gọi đó là Vườn Ông Thượng hay Vườn Bờ-rô. Tiếp theo thành phố xây dựng thêm cơ sở trong khu vườn cho Hội Hiếu nhạc, Hội Tam Điểm, và Câu lạc bộ Thể thao Sài Gòn. Năm 1926, ở góc đường Chasseloup-Laubat và Verdun chính phủ lại xây thêm Viện Dục nhi. Sau khi người Pháp rút lui, Dinh Toàn quyền trở thành phủ Tổng thống và tên vườn đổi là "Vườn Tao Đàn và sau giải phóng chính thức mang tên Công viên Văn hóa Tao Đàn cho đến ngày nay. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét