1. Nấm nhựa xanh (Lactarius Indigo). Nấm này được tìm thấy nhiều ở miền
Đông Bắc Mỹ, Đông Á, Trung Mỹ, trong cả rừng rụng lá và rừng lá kim. Màu
sắc của nó dao động từ màu xanh đậm của cây còn non đến màu xanh nhạt
và xám đối với những cây đã lâu năm.
Khi mô nấm bị cắt hoặc phá hỏng, nhựa chảy ra có màu chàm và dần chuyển sang xanh lá cây khi tiếp xúc với không khí.
2. Nấm sò đắng (Panellus Stipticus). Nấm Panellus Stipticus được tìm
thấy ở châu Á, châu Úc, châu Âu và Bắc Mỹ. Chúng phát triển thành nhóm
hoặc cụm chồng chéo dày đặc trên gốc và thân của những cây rụng lá, đặc
biệt là cây sồi, gỗ sồi và bạch dương. Đây là một trong hàng chục
loài nấm có khả năng phát quang sinh học. Qua nghiên cứu, các nhà khoa
học tin rằng, nấm phát sáng để thu hút các loài vật về đêm nhằm giúp
phân tán các bào tử nấm, tương tự như hạt giống và tăng khả năng phát
triển thành một sinh vật mới
3. Nấm thạch vàng (Tremella Mesenterica). Loài nấm này có mặt khắp nơi
trong các khu rừng lá rộng, rừng hỗn hợp ở vùng ôn đới và nhiệt đới.
Thân nấm màu cam với đường kính có thể lên đến 7,5cm.
Nó thường phát triển trong đường nứt ở vỏ cây, đặc biệt mọc rất nhanh
sau trời mưa. Trong vòng vài ngày sau khi mưa, chúng sẽ khô lại thành
một lớp màng mỏng, nhưng khi gặp mưa, loài nấm này vẫn có khả năng mọc
lên lại
4. Nấm “đào nhăn” (Rhodotus Palmatus). Loài này được thấy ở miền Đông
Bắc Mỹ, Bắc Phi, châu Âu và châu Á. Rhodotus Palmatus thường mọc ở gốc
cây hay nơi gỗ mục. Những cây nấm trưởng thành có màu hồng nhạt và bề
mặt gợn, vằn.
Lượng ánh sáng nhận được trong quá trình phát triển dẫn đến sự thay đổi về kích thước, hình dạng và màu sắc của chúng.
5. Nấm san hô tím (Clavaria Zollingeri). Clavaria Zollingeri được tìm
thấy nhiều trong những khu rừng, hoặc trên các đồng cỏ. Nó có hình dạng
ống, thân nấm màu tím đến hồng tím nổi bật. Clavaria Zollingeri có thể
cao đến 10cm và có đường kính rộng 7cm.
6. Nấm hải quỳ (Aseroe Rubra) Nấm hải quỳ hay còn có tên khoa học là
Aseroe Rubra, là một loại nấm phát triển phổ biến ở Australia. Loài nấm
này có hình dáng vô cùng độc đáo, trông y chang loài hải quỳ dưới đáy
biển.
Nó có “cấu trúc” hình một ngôi sao màu đỏ với chất nhờn màu nâu bao phủ
bên trên. Aseroe Rubra tỏa ra mùi thịt thối kinh dị thu hút ruồi để “rải
rác” bào tử của nó.
7. Nấm san hô (Clavulinopsis Corallinorosacea) Sở dĩ nó có tên gọi là
nấm san hô bởi sự tương đồng về hình dáng với những khóm san hô biển.
Chúng còn có những tên địa phương khác như nhung nấm, nấm ngón tay, sâu
khuôn, mì xào nấm.
8. Nấm nâu đen (Lycoperdon Umbrinum) Lycoperdon Umbrinum là một loài
nấm trứng thuộc chi Lycoperdon. Nấm phân bố ở Trung Quốc, châu Âu và Bắc
Mỹ. Loài này không phổ biến và được tìm thấy chủ yếu trong gỗ các cây
lá kim mọc trên đất cát. Đặc điểm của tất cả các loài nấm trứng là
chúng không có một mũ nấm mở với các mang chứa bào tử. Thay vào đó, bào
tử được sản xuất bên trong thân nấm dạng cầu. Khi bào tử chín, chúng tập
trung thành một khối lớn ở trung tâm với màu sắc và kết cấu riêng biệt
với thân nấm mẹ.
9. Nấm “cây dù của Pixie” (Mycena Interrupta) Mycena Interrupta
thường được tìm thấy chủ yếu ở Úc, New Zealand, New Caledonia và Chile.
Loài này còn có biệt danh là “cái ô của yêu tinh” bởi hình dạng đáng yêu
của nó - thân trắng mảnh mai "đội" mũ nấm màu xanh rực rỡ, với tán rộng
khoảng 0,6 - 2cm.
Mũ nấm hình cầu khi mới nhú và bung rộng dần ra lúc trưởng thành. Tán
nấm của loài này thường dính và nhầy, đặc biệt là trong thời tiết ẩm
ướt.
10. "Địa y thanh lịch" (Xanthoria Elegans) Nấm
Xanthoria Elegans dễ dàng được nhận ra bởi màu cam sáng hoặc đỏ nổi bật
trên nền đá xám. Nó thường được tìm thấy gần tổ chim hoặc tổ của các
loài gặm nhấm, phân bố tập trung ở vùng cực và núi cao.
Đây là một trong những loài địa y (dạng cộng sinh giữa nấm và tảo) đầu
tiên được sử dụng để phân tích niên đại đá bằng phương pháp đo đường
kính của chúng phát triển trên phiến đá đó. Sau 1 - 2 thập kỷ hình
thành, Xanthoria Elegans sẽ phát triển khoảng 0,5mm mỗi năm trong thế kỷ
đầu tiên, sau đó nhịp độ này sẽ chậm dần lại.
Megafun .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét