PhotobucketPhotobucket GUESTBOOK PhotobucketPhotobucket

Photobucket Blog

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

10 điểm độc hại nhất trong nhà bạn



Việc dọn dẹp những món đồ độc hại lần lượt từ phòng này đến phòng khác có thể là cách hiệu quả nhất để mang lại cho ngôi nhà một môi trường trong lành.
 
Bếp: Sản phẩm lau chùi lò nướng


Với những loại lò nướng không có chức năng tự làm sạch thì việc định kỳ lau chùi bếp là bắt buộc. Tuy nhiên các sản phẩm dùng để vệ sinh lò nướng hiện có trên thị trường đều chứa những thành phần nguy hiểm, bao gồm ether, ethylene glycol, methylen chloride và chế phẩm chưng cất từ dầu mỏ.
Do những sản phẩm lau chùi lò nướng chứa các thành phần này có thể gây bỏng da, cho nên người dùng cần mang găng khi thao tác. Ngay cả những sản phẩm dạng xịt cũng giải phóng ra chất dung môi butan gây độc thần kinh.


Song rất may là một loại “hồ” đơn giản gồm sô đa khan và nước có thể là tất cả những gì bạn cần để giữ cho lò nướng luôn sạch sẽ. Để giảm dầu mỡ đọng trong lò, hãy đặt một cái chảo hoặc lót một lớp giấy thiếc ở đáy lò để hứng dầu mỡ chảy ra.

Nhà tắm: Kem đánh răng

Có được loại kem đánh răng ưa thích sẽ giúp đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt nhưng triclosan - một thành phần kháng khuẩn và độc có trong nhiều loại kem đánh răng – có thể gây hại cho cơ thể.


Trung tâm Phòng chống Bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo mọi người nên coi triclosan như một loại thuốc diệt côn trùng nhóm clo, có nghĩa là nó có thể gây dị ứng và mất cân bằng miễn dịch như những thuốc trừ sâu nhóm clo khác. 

Ở trẻ em chất này có liên quan với tỷ lệ cao bị viêm mũi dị ứng. Các chuyên gia khuyên không nên mua kem đánh răng và các sản phẩm khác có chứa chất này.
Phòng ăn: Nến

Thắp nến có thể làm cho bữa ăn thêm phần lãng mạn. Tuy nhiên, ánh nến lung linh cũng khiến căn phòng ngập tràn chất độc. Để làm nến cháy chậm hơn, nhiều loại nến trên thị trường, nhất là những loại nến thơm, có những dây kim loại chứa chì ở trong tim nến.


Những sợi tim nến này là nguồn giải phóng ra chì ở mức độ nguy hiểm, có liên quan với bệnh Parkinson và giảm khả năng học tập của trẻ. Và các hương thơm nhân tạo của nến có chứa những chất tạo dẻo và hỗn hợp dung môi khác.

Cần nhấn mạnh là nguy cơ độ hại xảy ra với tất cả các dạng đốt cháy, ngay cả khi bạn đốt nếnlàm từ sáp ong thiên nhiên. Việc đốt cháy sẽ giải phóng ra những hydrocarbon gây tổn thương ô xi hóa và bệnh hô hấp.

Lời khuyên là chỉ đốt nến trong những dịp thật đặc biệt và không nên đốt quá lâu.


Phòng khách: Thảm

Thảm là nguồn gây ô nhiễm trong nhà chỉ đứng sau khói thuốc lá. Chúng có chứa rất nhiều hóa chất có hại cho môi trường, bao gồm chất cháy chậm, thành phần chống ố và các hợp chất hữu cơ bay hơi.


Trong các loại thảm mới thường chứa một chất là p-dichlorobenzen có khả năng gây ung thư. Còn “mùi thảm mới” mà nhiều chủ hộ vẫn tự hào có nguồn gốc từ chất 4-Phenylcyclohexen, một phụ phẩm của quá trình bồi thảm, có liên quan đến nhứng vấn đề mắt, mùi và hô hấp.


Lời khuyên là nên thay thảm bằng đệm bông hoặc tốt hơn là đi chân trần trên sàn gỗ hoặc sàn đá hoa.
Phòng giặt: Tấm sấy khô

Ai cũng thích quần áo sạch sẽ. Nhưng dùng các tấm sấy khô để quần áo mới giặt được thơm tho có thể mang lại những hậu quả xấu. Những thành phần của hương thơm tổng hợp, bao gồm benzyl acetate, benzyl alcohol và terpines đều độc hại và một số là chất gây ung thư.

Những người mua tấm sấy chủ yếu để làm thơm quần áo cần biết rằng quần áo được đặt lên những tấm sấy này sẽ hấp thu chất độc và để lại trên da.
Một cách thay thế là pha vài giọt tinh dầu vào nước và vẩy thẳng dung dịch này lên chăn ga gối hoặc các loại đồ vải khác sau khi đã lấy ra khỏi máy sấy.

Phòng chơi của trẻ: Dụng cụ mỹ thuật

Không bậc cha mẹ nào muốn ngăn cản sức sáng tạo của con cái. Tuy nhiên, đối với dụng cụ mỹ thuật, có một số món cần theo dõi cẩn thận.


Đứng đầu trong danh sách này là các loại bút đánh dấu tẩy khô và vĩnh viễn, có chứa những dung môi bao gồm xylen. “Xylen là một hydrocarbon thơm rất độc với thần kinh, có thể kích ứng mũi, mắt, phổi và họng khi sử dụng gần mặt.
Các bậc phụ huynh nên thay bút đánh dấu vĩnh viễn bằng bút chì màu không chứa chì. Những loại bút dấu từ nước, mặc dù ít độc hơn loại vĩnh viễn, cũng thường chứa những loại cồn độc bay hơi có thể khiến trẻ hít phải.
Phòng nuôi trẻ: Giấy ướt

Giấy ướt được nhiều gia đình sử dụng để giữ cho trẻ được sạch sẽ và dễ chịu. Nhưng sản phẩm này không phài lúc nào cũng an toàn. Lý do là chúng thường chứa một hợp chất hóa học có tác dụng kháng khuẩn có tên là Bronopol – 2-Bromo-2-nitropropane-1,3-diol. Bronopol độc cho da, hệ miễn dịch và phổi. Pthalat, chất gây phá vỡ nội tiết, cũng thường được tìm thấy trong giấy ướt.


Một giải pháp là mua loại giấy ướt không chứa những chất độc này hoặc tự chế những sản phẩm làm sạch và làm dịu da an toàn cho trẻ. Một lựa chọn khác nữa là sử dụng xà phòng thường và nước.


Nhà kho: Nấm mốc

Điều gì sẽ xảy ra khi ta cất áo mưa, ủng và dụng cụ thể thao ẩm ướt vào trong kho mà không phơi khô. Những đồ vật ẩm ướt lưu cữu trong thời gian dài là môi trường lý tưởng cho nấm mốc phát triển, gây kích ứng đường hô hấp, ho và tăng triệu chứng hen và dị ứng. Nghiên cứu cũng thấy rằng nấm mốc ức chế hệ miễn dịch, còn bệnh trầm cảm có liên quan với sự có mặt nhiều của nấm mốc trong môi trường.


Một cách để giảm nguy cơ nấm mốc phát triển là phải vắt khô hoặc vảy cho ráo lượng nước đọng trước khi treo đồ. Xóa sổ nguồn gây ẩm là quan trọng nhất để ngăn chặn nấm mốc.

Phòng ngủ của trẻ: Chất độc trong đồ đạc

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng những đồ dùng từ gỗ ép không đắt tiền là đủ cho phòng ngủ của trẻ, nơi giường ngủ, tủ quần áo và các loại tỷ để đồ phải chịu sức nặng của các hoạt động vui chơi cường độ cao. Vấn đề là loại gỗ ép này thường được làm bằng những loại keo formaldehyd hoặc isocyanat. 

 Cả hai đều là những loại keo dán độc, chứa những chất bay hơi khiến trẻ hít phải. Còn các chất chống cháy brom và clo hóa, thường có trong những món đồ không bị gấp gãy làm từ bọt xốp polyurethane, có liên quan với ung thư, bệnh thần kinh và nội tiết.

Theo các chuyên gia thì thậm chí những món đồ cũ làm bằng gỗ thịt là lựa chọn còn tốt hơn. Nếu muốn sang sửa những món đồ gỗ, hãy dùng sơn nước không chứa chì và không chứa chất hữu cơ bay hơi (VOC)”.


Ngoài hiên: Gỗ ép

Ngồi chơi ngoài hiên nhà có thể là một cách thư giãn độc hại do loại gỗ ép được dùng để đóng bàn ghế.


Khi xử lý gỗ ép, người ta thường dùng đưa một lượng chất bảo quản vào sâu trong gỗ để chống gián, chuột và mối mọt. Một loại gỗ ép được xử lý bằng arsenat đồng thơm đã bị Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) Mỹ cấm từ gần một thập kỷ trước. 

Hiện nay những chất thường dùng là quat đồng kiềm và azole đồng. Mặc dù những chất này ít độc hơn arsenat đồng, song chúng vẫn là những chất rất độc.

Lời khuyên là nên mua loại gỗ ép được xử lý bằng chất bảo quản borat có tên là dinatri octaborat tetrahydrat. Cách xử lý borat này ít độc nhất và rất hiệu quả.

Theo Dân trí

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét