PhotobucketPhotobucket GUESTBOOK PhotobucketPhotobucket

Photobucket Blog

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Viêm xoang cần điều trị kịp thời

viemmui-jpg-1368085949-500x0-5966-138118
Viêm xoang nếu không điều trị kịp thời có thể gây polyp mũi, sưng mắt, viêm màng não… Sử dụng khẩu trang y tế, vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý ngày 2-3 lần, xì mũi đúng cách có thể giúp ngừa bệnh. 
 
Theo bác sĩ Võ Quang Phúc, Phó giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM, viêm xoang hay còn gọi là viêm mũi xoang vì viêm xoang bắt đầu từ viêm mũi. Xoang là hốc rỗng trong khối xương mặt, có chức năng làm cho khối xương mặt nhẹ đi và tạo ra cộng hưởng âm thanh.

Xoang chia làm 2 loại là xoang trước và xoang sau. Xoang trước gồm xoang trán (vị trí nằm ở vùng chân mày), xoang sàng trước (giữa 2 khóe mắt) và xoang hàm giữa 2 má. Xoang sau gồm xoang bướm nằm sâu ở phía sau mũi và xoang sàng sau.

“Đối với viêm xoang trước, khi bị sổ mũi, dịch mũi chảy ra ở trước mũi. Đối với viêm xoang sau, dịch mũi thường chảy ngược vào trong họng”, bác sĩ Phúc phân biệt.

Viêm xoang nếu không điều trị kịp thời và đầy đủ có thể gây các biến chứng như polyp mũi, biến chứng ở ổ mắt, sưng vùng mắt, nặng hơn có thể dẫn đến viêm màng não vì các xoang nằm cạnh hốc mắt, tiếp giáp hốc mắt và sọ não.

   
Một số nguyên nhân gây viêm xoang

- Thường do viêm mũi ban đầu không được điều trị kịp thời, không đúng thời gian.

- Viêm xoang do răng, những răng trong cùng hay còn gọi là răng khôn của hàm răng trên, thường do xoang hàm vì đáy xoang hàm gần chân răng.

- Viêm xoang do nấm, thường có ở tất cả các xoang.
- Do dị ứng, ở Việt Nam thường là dị ứng do khói bụi, đặc biệt là bụi nhà.

Bác sĩ Phúc cho biết, triệu chứng của viêm xoang trước gồm sổ mũi ra ngoài, có thể trong hoặc đục, nặng vùng má, nhức đầu vùng trán. Khi bị cấp tính có thể kèm theo sốt. Viêm xoang sau thường biểu hiện bằng việc bệnh nhân có cảm giác dịch mũi chảy xuống họng, nhức đầu vùng sau ót. 

 Đặc biệt, viêm xoang do răng có thêm dấu hiệu điển hình là chảy mũi màu xanh, có mùi hôi thối.

Để chẩn đoán viêm xoang thường là phải nội soi mũi xoang, chụp Xquang hoặc chụp CT tùy mức độ nặng nhẹ.

Viêm xoang mức độ nhẹ có thể dùng thuốc. Với viêm xoang do răng, phải nhổ răng gây bệnh. Với viêm xoang do dị ứng, phải dùng thuốc kháng dị ứng, thuốc dùng toàn thân hoặc thuốc xịt mũi. Viêm xoang do nấm thì phải tiến hành phẫu thuật.

Để đề phòng viêm xoang cần áp dụng một số biện pháp

- Khi tiếp xúc môi trường khói bụi hoặc đi trên đường nên mang khẩu trang y tế

- Khi sổ mũi kéo dài trên 3 ngày, có màu vàng hoặc màu xanh thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay.

- Vệ sinh mũi bằng cách dùng dung dịch nước muối sinh lý đẳng trương hoặc ưu trương dạng xịt hoặc dạng nhỏ, bán nhiều trên thị trường.

Dung dịch nước muối ưu trương hiệu quả trong những trường hợp bị nghẹt mũi. Dung dịch đẳng trương hiệu quả trong làm loãng dịch tiết trong mũi và bệnh nhân có thể xì mũi dễ dàng. Có thể sử dụng lâu dài, không có tác dụng phụ, dùng 1 ngày 2-3 lần, rất tốt cho niêm mạc mũi. 

- Phải biết xịt mũi đúng cách, dùng một ngón tay bịt một bên mũi rồi xì ra nhẹ nhàng. Nếu mũi đặc phải nhỏ hoặc xịt bằng nước muối sinh lý để làm dịch loãng ra. Xì mũi đúng cách là phương pháp rất hiệu quả để diều trị viêm xoang. Ở trẻ em, nếu bé không biết xì mũi có thể dùng bơm bút để hút dịch chảy ra trong mũi.

- Sau khi đi bơi xong cần chú ý vệ sinh mũi sạch sẽ.
- Sử dụng máy lạnh ở nhiệt độ vừa phải, thông thường nên để trên 25 độ C, thích hợp với vùng niêm mạc mũi họng.

- Ở bệnh viện, các bác sĩ sẽ tùy từng mức độ điều trị từ thấp đến cao, dùng các loại thuốc xông mũi (khí dung mũi) hoặc phẫu thuật. Hiện tại, có phương pháp phẫu thuật nội soi qua màn hình camera, có độ chính xác, ít gây sưng mặt, ít chảy máu… như mổ hở trước đây.

Bác sĩ Phúc lưu ý, vùng mũi xoang là vùng tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên bệnh viêm xoang sau khi điều trị xong cũng rất dễ tái phát. Bệnh nhân cần phải tái khám định kỳ và dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tránh những sai lầm như dùng những loại thuốc Đông y không rõ nguồn gốc để nhỏ vào mũi, tự ý mua thuốc dùng mà không đi khám, điều trị bệnh thiếu kiên nhẫn, không điều trị dứt điểm theo hướng dẫn của thầy thuốc

 Phapluat.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét