PhotobucketPhotobucket GUESTBOOK PhotobucketPhotobucket

Photobucket Blog

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

8 sai lầm nghiêm trọng khi đắp mặt nạ tại nhà

Mặt nạ dưỡng da là một sản phẩm chăm sóc da thiết yếu của phụ nữ góp phần cung cấp độ ẩm, dưỡng da, làm trắng hay ngăn ngừa nếp nhăn… Tuy nhiên, đắp mặt nạ không đúng cách sẽ phản tác dụng, 8 lỗi thường gặp dưới đây sẽ phá hủy làn da khỏe mạnh mà bạn cần biết.

1. Ngày nào cũng đắp

Mặt nạ là nguồn dinh dưỡng có tác dụng bảo vệ da nhưng không nên dùng hàng ngày, trừ khi cần thiết. Một số mặt nạ chế biến sẵn có ghi rõ thời hạn, chu kỳ sử dụng, ví dụ, 5 ngày một liệu trình hoặc 10 ngày dùng 3 miếng. Muốn đạt được hiệu quả tốt bạn nên tuân thủ theo nguyên tắc qui định.

2. Chỉ đắp mặt nạ tự chế

Vẫn biết các loại mặt nạ tự chế vừa an toàn vừa kinh tế, tuy nhiên hiệu quả mang lại từ các loại mặt nạ này không hề cao. Khi vừa đắp xong có thể bạn thấy da căng mịn, láng trắng. Nhưng đến ngày hôm sau da bạn lại vẫn như cũ, chả có cải thiện nào rõ rệt.


3. Không chăm sóc tới vùng da quanh mắt

Vùng da quanh mắt rất mỏng, chỉ bằng ¼ da thường vì vậy da mắt rất yếu, dễ lão hóa nên cần phải được bảo vệ. Nếu áp dụng mặt nạ thường cho cả vùng mắt sẽ dễ gây kích ứng. Hãy sử dụng các loại mặt nạ tự nhiên chuyên dụng cho vùng mắt và chỉ đắp 1 đến 2 lần/tuần. Bên cạnh đó, trước khi đi ngủ nên kết hợp thêm với các loại kem dưỡng ẩm chuyên dụng cho vùng da nhạy cảm này để đạt được hiệu quả tốt nhất.


4. Để mặt nạ quá lâu trên da

Ảnh minh họa


Có một thói quen của nhiều chị em là đắp mặt nạ nằm xem phim, đọc truyện, đọc báo thậm chí là ngủ. Những việc làm này sẽ khiến bạn bị phân tán tư tưởng, quên mất thời gian phải bỏ mặt nạ đi. Điều này sẽ trở thành điểm ‘tiêu cực’ cho làn da của bạn. Việc lưu giữ quá lâu dưỡng chất trên da sẽ không làm tăng hiệu quả mà còn làm da bị bưng bít, thiếu oxy. Ngoài ra, khi mặt nạ để lâu khô đi, da cũng bị mất nước theo.

5. Đắp mặt nạ khi chưa làm sạch da

Hầu hết các chị em đi làm về tranh thủ buổi trưa nghỉ ngơi rồi đắp mặt luôn. Thói quen này là tốt nhưng các chị nhớ phải rửa mặt thật sạch trước và sau khi đắp mặt. Đây là một trong những nguyên tắc cần thiết phải thực hiện. Việc đắp mặt nạ trong lúc da bẩn không chỉ ảnh hưởng đến mức độ thẩm thấu mà còn khiến vi khuẩn trên bề mặt có điều kiện tấn công da trong môi trường ẩm ướt.

6. Đắp mặt nạ thưa và mỏng

Đôi khi các loại mặt nạ tự nhiên từ trái cây tươi, nhiều bạn rất tiết kiệm nên thường thái các lát rất mỏng và đắp không rải kín hết bề mặt da. Điều này khiến da được chăm sóc không đều. Các dưỡng chất chưa kịp thấm vào da sẽ bị khô đi. Đắp mặt nạ dày hơn sẽ khiến nhiệt độ da tăng lên thúc đẩy mạnh quá trình tuần hoàn máu làm cho thành phần dinh dưỡng, trong tế bào thẩm thấu và khuyếch tán càng tốt hơn so với việc đắp thưa.


 Nhiệt độ trên bề mặt da tăng khiến các lỗ chân lông nở to ra để đẩy các chất cặn bã ra ngoài giúp da giảm mụn. Vitamin và protein trên bề mặt da sẽ “ngấm” sâu vào lớp biểu bì da giúp da trơn mịn, căng bóng.

7. Sử dụng thường xuyên mặt nạ dạng lột

Mặt nạ dạng lột (hoặc dính) có hiệu quả nhanh chóng cho phần đông người sử dụng và họ thường ca ngợi nó. Tất nhiên, mặt nạ dạng này có tác dụng cải thiện da khá rõ ràng nhưng do lúc bóc mặt nạ thường gây đau rát, tổn thương cho da. Điều này làm cho lỗ chân lông chẳng những không se khít mà còn to hơn và dễ gây dị ứng da.

8. Vừa tắm vừa đắp

Vừa tắm vừa đắp mặt nạ là cách thông minh để tiết kiệm thời gian nhưng không phải loại mặt nạ nào cũng thích hợp. Với cách đắp này, chỉ có mặt nạ hoa quả là hiệu quả nhất, còn mặt nạ chế biến sẵn đắp trực tiếp lên mặt thì không nên dùng, bởi hơi nước sẽ ngăn cản dưỡng chất từ mặt nạ tiếp xúc với da, ảnh hưởng đến hiệu quả của mặt nạ.

Theo Megafun

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét