Trong nhân tướng học, không chỉ “tướng thiện” mà “ác tướng” của phái đẹp cũng được suy xét.
Đã có một số tác phẩm trong đó xét đến các tướng “sát phu” và “sát
khí” của phái đẹp được xuất bản trong những năm gần đây, trong đó đáng
chú ý là hai nhà biên soạn nhân tướng học Lê Giảng và Việt Chương.
Lê Giảng: 9 tướng thiện và 9 tướng ác
Dựa trên các công trình nghiên cứu về tướng pháp xưa và nay, Lê Giảng đưa ra một số nhận xét nhân dạng liên quan đến những “tướng xấu” của phái đẹp như đầu nhỏ, trán hẹp, đầu chồn, tai chuột, mắt ti hí, mày rậm, mũi hếch, môi trắng và mỏng, mép miệng có đường vằn, mặt nhiều tàn hương, đáng lưu ý khi “nhìn nghiêng mặt gãy là tướng hãm tài”… Đậm nét nhất là 9 tướng thiện và 9 tướng ác (của phụ nữ):
9 tướng thiện gồm: 1. Trán bằng, đầu tròn. 2. Xương nhỏ, da mịn. 3. Môi hồng, răng trắng. 4. Mắt dài, mi đẹp. 5. Ngón tay thon, bắp tay tròn. 6. Tiếng nói trong. 7. Cười không lộ răng. 8. Đi đứng khoan thai. 9. Làn da mỏng, mịn.
9 tướng ác gồm: 1. Mặt xấu, lưỡng quyền cao. 2. Lộ hầu, lộ răng. 3. Đầu nhỏ, tóc rối tung. 4. Đi như rắn, như chuột. 5. Mày dài, thô. 6. Mũi nhăn. 7. Mặt dê, mắt trắng dã. 8. Tiếng nói nhỏ dần. 9. Môi thâm sì.
Tuy nhiên, trên “thực tế lại không hoàn toàn như vậy: một người vừa có đặc điểm của tướng tốt, vừa mang một số đặc điểm của tướng xấu” thì sao?. Trong những trường hợp như thế, thầy tướng phải vận dụng trực giác và kinh nghiệm của riêng mình để đưa ra những nhận xét xác đáng.
Ở một đoạn khác cùng đề tài, tác giả cho biết thêm một số tướng mạo cũng như đặc điểm nhận dạng không được tốt của phái đẹp (nguyên văn): “… da láng nhầy như có dầu mỡ, da trắng như phấn, chân như chân cò, chân đầy lông, mắt trắng dã, nhìn lấm lét, chưa nói đã cười, hoa tay lắc đầu hoặc nói ấp úng, ngồi chẳng yên, cử chỉ như mê muội, chẳng có việc gì cũng kinh sợ, đi một bước là quay đầu, bước đi như ngỗng như vịt, thấy người là giấu mặt, len lét, răng như cúc áo, tiếng nói khàn, ăn nói ấp úng, lung tung, hát lảm nhảm, môi mấp máy, lưng không thẳng, ngủ mê hay nói… là tướng dâm của người đàn bà”.
Không phải một người mang đầy đủ tướng mạo đã nêu - mà theo các nhà tướng pháp chỉ phạm vài tướng trong số ấy thì đã nằm trong khung xét đoán trên.
Việt Chương và 8 điều cấm kỵ
Tổng hợp khá chi tiết về tướng của phụ nữ theo nhiều hạng, nhà biên soạn nhân tướng học Việt Chương đã nêu lên các tướng giàu có (phú túc) như mày thanh, ánh mắt sáng hiền hòa, tai dày và cứng, mũi thẳng và dài, môi có sắc hồng tự nhiên, bụng tròn lưng nở…
Nghèo khó thì thường có trán hẹp và thấp, tóc thô và vàng, mắt sâu, mày đậm (long đong về sinh kế và hiếm con), mũi hẹp nhỏ, lệch ngắn, môi quá dày, miệng quá rộng mà tay ngắn, ngón tay mập, ngắn và thô (khốn khó).
Tướng người đàn bà đem lại những bất trắc được đề cập đến với danh xưng “hình khắc” (nguyên văn): “Đại để các dấu hiệu sau đây đều bị tướng học liệt kê vào tướng đàn bà sát chồng: Phía dưới hai mắt vô bệnh tật mà có khí sắc xanh xám, mắt lớn, lồi (nhỏ và dài mà lồi thì đỡ tai hại hơn), lông mày thưa, vàng và ngắn. Mày thô, mắt có sắc khí; hai mép miệng và hai pháp lệnh đều có nốt ruồi; phần sóng mũi (niên thượng, thọ thượng) nổi gân máu.
Trán cao, hai phần nhật, nguyệt giác nổi cao và hướng lên.
Tiếng nói như nam giới hoặc oang oang như sấm động hoặc âm thanh sắc cao như xói vào tay người khác. Trán vuông, mày lớn, cao và đậm; xương lưỡng quyền vừa thô vừa lộ; trán lồi, cổ ngắn, hoặc trán cao, nhưng mặt hãm.
Mũi hếch thấp, mắt thuộc loại tam tử bạch, hoặc hình tam giác mà lộ hung quang; Có đủ tất cả là tướng đại hình khắc và yểu; Sắc da mặt thô sạm như màu đất chết.
Mặt chè bè về chiều ngang (phần trung đình) mà lại có “sát thanh” nghĩa là tiếng nói lanh lợi như là tiếng kim khí va chạm nhau khiến người nghe cảm thấy ớn lạnh xương sống. Trán hẹp, nhọn, tai thấp hoặc trán nhỏ nhọn, hẹp và lông mày giao nhau. Trán có tật bẩm sinh (như vết sẹo, vằn trán thuộc loại loạn vằn rất rõ khi còn niên thiếu).
Mũi hếch, tai khuyết hãm, mày thô và mắt có tia máu ăn lan từ tròng trắng xuyên qua lòng đen đến đồng tử, thuật ngôn ngữ tướng học gọi là “xích mạch xâm dòng”. Sơn căn có nốt ruồi và dưới mắt có nhiều nếp nhăn (đây nói đến phụ nữ ở trung niên trở lại).
Xương lưỡng quyền nổi cao và nhọn như chòm núi. Trán có mù quang trơ trẽn không có sinh khí, da trắng và khô mốc. Mặt dài quá, cộng với miệng lớn (thành ngữ nói là miệng ngoác tới tận mang tai như miệng cá sấu.
Ấn đường có một lằn sâu chạy thẳng lên trán, thuật ngữ tướng học gọi là “luyến trầm văn”. Lông mày thưa và mường tượng như co rút lại (nghĩa là đầu và chân lông mày lớn ngang nhau trái với lẽ thường là đầu lông mày dần còn chân lông mày lớn). Cốt cách thô lỗ, tóc cứng như rễ tre. Xương che lỗ tai (mạng môn cốt) nổi cao”.
Dẫn theo các tiêu chí về tướng pháp của cổ nhân, Việt Chương cho rằng đàn bà lông mày mọc ngược với chiều tự nhiên, mắt hình tam giác, phía dưới mũi có hằn như móc câu, sắc mặt xanh xám thường gọi là “mắt gà mái” là người sẵn lòng xa cách chồng (đoạn nghĩa phu thê).
Người đàn bà có nhiều tia đỏ ở lòng mắt trắng, trên sóng mũi có khí sắc xanh chạy lên ấn đường là người lạnh lùng, dễ dàng đoạn tuyệt với người tình. Thậm chí người ấy “có thể đi đến chỗ mưu hại hạ độc thủ với chồng khi bị cơn giận làm mất lý trí”.
Nhưng đáng lưu ý nhất phải kể đến 8 điều cấm kỵ sau đây (nguyên văn):
1. Kỵ có giọng đàn ông, phạm vào điều đại kỵ này thường thường khắc chồng, khắc con và chính bản thân cũng thường rước lấy tai họa bất ngờ, cuộc đời nghèo khổ, cô đơn.
2. Kỵ có râu. Thực ra nói vậy, không hẳn là giống hệt râu đàn ông, mà chỉ muốn nói là quanh miệng có lông măng thô rậm mường tượng như có râu. Kẻ như vậy, tính tình quật cường, thích chế ngự chồng, nhục dục mạnh mẽ hơn người, đời sống vợ chồng dễ đi đến đổ vỡ.
3. Kỵ đi uốn mông, lắc mạnh như rắn bò. Đàn bà đẹp, thân hình nẩy nở mà có dáng đi như vậy đối với nam giới rất khêu gợi, nhưng nội tâm người ấy thay đổi thất thường về luyến ái, trọng nhục dục.
4. Kỵ đi nhún nhảy như chim sẻ nhảy. Về khí chất, đó là dấu hiệu của kẻ nội tạng thiếu ổn cố, cá tính nóng nảy, cố chấp một cách ấu trĩ. Mỗi khi gặp cảnh khó khăn, không biết giải quyết một cách thích đáng.
5. Kỵ đào hoa diện: thường tâm tính hẹp hòi, nội tạng hư nhượn, khó trường thọ. Nếu thêm mày cong, mắt lớn là kẻ háo dâm, không trọng trinh tiết.
6. Kỵ bụng thon gãy, mông cao: Mường tượng như kiểu con bọ ngựa. Đó là tướng đàn bà thường trầm luân trong bể khổ.
7. Kỵ lộ hầu, cười lộ chân răng. Lộ hầu là một đặc trưng của nam giới. lộ chân răng là dấu hiệu của con người rủi nhiều hơn may. Đàn bà có tướng đàn ông hay gặp hung hiểm bất ngờ, không được an lạc.
8. Kỵ quyền (gò má) nổi cao và chè bè choán hết khuôn mặt. Đó là ngang bướng, lỗ mãng, dữ tợn. Về mạng vận, đó là tướng khắc chồng, hại con, không bao giờ có hạnh phúc gia đạo lúc về già”.
Tuyên phi Đặng Thị Huệ: Người phụ nữ có "tướng đẹp" đáng sợ
Ngược với “ác tướng” là cửu mỹ tướng (chín tướng đẹp) còn gọi “cửu thiện” như lông mày thanh tú, ngón tay thon, chỉ tay mịn và rõ, răng đều, cười không lộ chân răng, da dẻ trắng hồng tươi nhuận, đầu tròn, trán phẳng...
Song không phải “tướng đẹp”nào cũng đem lại may mắn - vì đã có những mỹ nhân “tướng đẹp” lồ lộ bên ngoài, nhưng bên trong kèm theo các yếu tố bất toàn nào đó về tướng pháp, về cung mệnh, khiến họ không đem đến hạnh phúc trọn vẹn cho mình và cho người khác.
Điển hình là trường hợp của tuyên phi Đặng Thị Huệ trong lịch sử Việt Nam - được sử sách xưa và nay nhắc đến với tướng đẹp tuyệt hảo như mắt phượng mày ngài, lưng ong ngực nở, từng làm say mê chúa Trịnh Sâm. Đặng Thị Huệ dựa vào sự cưng chiều yêu quý của Trịnh Sâm để lộng hành, kết bè kết đảng trong phủ chúa lật đổ ngôi thế tử (Trịnh Tông) để đưa con trai mình lên thay (Trịnh Cán) dẫn đến nội loạn.
Đặng Thị Huệ lại năn nỉ Trịnh Sâm gả công chúa Ngọc Lan – con gái yêu quý nhất của chúa cho em ruột của mình là Đặng Mậu Lân. Đặng Mậu Lân là người đam mê sắc dục, lại rất kiêu căng, cậy thế lực của chị để có lần nhục mạ Ngọc Lan: “Chúa (Trịnh Sâm) bảo con gái chúa là tiên dưới trần, nhưng ta coi ra, thật không bằng con bé ở xách giày nhà ta, có quý hóa gì?”.
Sứ giả của chúa phái đến can ngăn, không cho Lân hợp cẩn với Ngọc Lan vì công chúa đang bệnh, Lân đã hung hăng rút kiếm giết chết. Quần thần kết Lân vào tội bêu đầu (vì dám giết sứ giả của chúa). Nhưng Đặng Thị Huệ gào khóc níu tay áo của chúa đòi chết thay cho em mình, khiến chúa phải rút lại án quyết, miễn tội chết, chỉ đày Lân đến vùng xa.
Trịnh Sâm mất, Đặng Thị Huệ bị giáng làm dân thường, sau được trở lại làm cung tần nội thị vào lo hướng khói ở tẩm miếu. Đến ngày giỗ của tiên vương, Đặng Thị Huệ gào khóc, uống thuốc độc chết.
Thế đủ biết, người có tướng tốt chưa hẳn đem lại điều hay cho gia đạo lẫn cương thường, xã tắc.
Người có tướng xấu lại có thể thay đổi vận mạng của mình theo mười điều thiện (thập thiện) như:
1. Làm phước giúp người, không làm việc ác – không nhớ lỗi người, chỉ xét đến lỗi mình.
2. Không nói dối trá, đâm thọc, chửi mắng ai.
3. Cung kính trời đất, quỷ thần, người khuất mặt, kẻ khuất mày. Nếu chí tâm thực hiện về lâu về dài tướng trạng có thể thay đổi, nên các bậc đại sư thường dặn dò: “tướng tùy tâm chuyển” là vậy.
Lê Giảng: 9 tướng thiện và 9 tướng ác
Dựa trên các công trình nghiên cứu về tướng pháp xưa và nay, Lê Giảng đưa ra một số nhận xét nhân dạng liên quan đến những “tướng xấu” của phái đẹp như đầu nhỏ, trán hẹp, đầu chồn, tai chuột, mắt ti hí, mày rậm, mũi hếch, môi trắng và mỏng, mép miệng có đường vằn, mặt nhiều tàn hương, đáng lưu ý khi “nhìn nghiêng mặt gãy là tướng hãm tài”… Đậm nét nhất là 9 tướng thiện và 9 tướng ác (của phụ nữ):
9 tướng thiện gồm: 1. Trán bằng, đầu tròn. 2. Xương nhỏ, da mịn. 3. Môi hồng, răng trắng. 4. Mắt dài, mi đẹp. 5. Ngón tay thon, bắp tay tròn. 6. Tiếng nói trong. 7. Cười không lộ răng. 8. Đi đứng khoan thai. 9. Làn da mỏng, mịn.
9 tướng ác gồm: 1. Mặt xấu, lưỡng quyền cao. 2. Lộ hầu, lộ răng. 3. Đầu nhỏ, tóc rối tung. 4. Đi như rắn, như chuột. 5. Mày dài, thô. 6. Mũi nhăn. 7. Mặt dê, mắt trắng dã. 8. Tiếng nói nhỏ dần. 9. Môi thâm sì.
Tuy nhiên, trên “thực tế lại không hoàn toàn như vậy: một người vừa có đặc điểm của tướng tốt, vừa mang một số đặc điểm của tướng xấu” thì sao?. Trong những trường hợp như thế, thầy tướng phải vận dụng trực giác và kinh nghiệm của riêng mình để đưa ra những nhận xét xác đáng.
Ở một đoạn khác cùng đề tài, tác giả cho biết thêm một số tướng mạo cũng như đặc điểm nhận dạng không được tốt của phái đẹp (nguyên văn): “… da láng nhầy như có dầu mỡ, da trắng như phấn, chân như chân cò, chân đầy lông, mắt trắng dã, nhìn lấm lét, chưa nói đã cười, hoa tay lắc đầu hoặc nói ấp úng, ngồi chẳng yên, cử chỉ như mê muội, chẳng có việc gì cũng kinh sợ, đi một bước là quay đầu, bước đi như ngỗng như vịt, thấy người là giấu mặt, len lét, răng như cúc áo, tiếng nói khàn, ăn nói ấp úng, lung tung, hát lảm nhảm, môi mấp máy, lưng không thẳng, ngủ mê hay nói… là tướng dâm của người đàn bà”.
Không phải một người mang đầy đủ tướng mạo đã nêu - mà theo các nhà tướng pháp chỉ phạm vài tướng trong số ấy thì đã nằm trong khung xét đoán trên.
Việt Chương và 8 điều cấm kỵ
Tổng hợp khá chi tiết về tướng của phụ nữ theo nhiều hạng, nhà biên soạn nhân tướng học Việt Chương đã nêu lên các tướng giàu có (phú túc) như mày thanh, ánh mắt sáng hiền hòa, tai dày và cứng, mũi thẳng và dài, môi có sắc hồng tự nhiên, bụng tròn lưng nở…
Nghèo khó thì thường có trán hẹp và thấp, tóc thô và vàng, mắt sâu, mày đậm (long đong về sinh kế và hiếm con), mũi hẹp nhỏ, lệch ngắn, môi quá dày, miệng quá rộng mà tay ngắn, ngón tay mập, ngắn và thô (khốn khó).
Tướng người đàn bà đem lại những bất trắc được đề cập đến với danh xưng “hình khắc” (nguyên văn): “Đại để các dấu hiệu sau đây đều bị tướng học liệt kê vào tướng đàn bà sát chồng: Phía dưới hai mắt vô bệnh tật mà có khí sắc xanh xám, mắt lớn, lồi (nhỏ và dài mà lồi thì đỡ tai hại hơn), lông mày thưa, vàng và ngắn. Mày thô, mắt có sắc khí; hai mép miệng và hai pháp lệnh đều có nốt ruồi; phần sóng mũi (niên thượng, thọ thượng) nổi gân máu.
Trán cao, hai phần nhật, nguyệt giác nổi cao và hướng lên.
Tiếng nói như nam giới hoặc oang oang như sấm động hoặc âm thanh sắc cao như xói vào tay người khác. Trán vuông, mày lớn, cao và đậm; xương lưỡng quyền vừa thô vừa lộ; trán lồi, cổ ngắn, hoặc trán cao, nhưng mặt hãm.
Mũi hếch thấp, mắt thuộc loại tam tử bạch, hoặc hình tam giác mà lộ hung quang; Có đủ tất cả là tướng đại hình khắc và yểu; Sắc da mặt thô sạm như màu đất chết.
Mặt chè bè về chiều ngang (phần trung đình) mà lại có “sát thanh” nghĩa là tiếng nói lanh lợi như là tiếng kim khí va chạm nhau khiến người nghe cảm thấy ớn lạnh xương sống. Trán hẹp, nhọn, tai thấp hoặc trán nhỏ nhọn, hẹp và lông mày giao nhau. Trán có tật bẩm sinh (như vết sẹo, vằn trán thuộc loại loạn vằn rất rõ khi còn niên thiếu).
Mũi hếch, tai khuyết hãm, mày thô và mắt có tia máu ăn lan từ tròng trắng xuyên qua lòng đen đến đồng tử, thuật ngôn ngữ tướng học gọi là “xích mạch xâm dòng”. Sơn căn có nốt ruồi và dưới mắt có nhiều nếp nhăn (đây nói đến phụ nữ ở trung niên trở lại).
Xương lưỡng quyền nổi cao và nhọn như chòm núi. Trán có mù quang trơ trẽn không có sinh khí, da trắng và khô mốc. Mặt dài quá, cộng với miệng lớn (thành ngữ nói là miệng ngoác tới tận mang tai như miệng cá sấu.
Ấn đường có một lằn sâu chạy thẳng lên trán, thuật ngữ tướng học gọi là “luyến trầm văn”. Lông mày thưa và mường tượng như co rút lại (nghĩa là đầu và chân lông mày lớn ngang nhau trái với lẽ thường là đầu lông mày dần còn chân lông mày lớn). Cốt cách thô lỗ, tóc cứng như rễ tre. Xương che lỗ tai (mạng môn cốt) nổi cao”.
Dẫn theo các tiêu chí về tướng pháp của cổ nhân, Việt Chương cho rằng đàn bà lông mày mọc ngược với chiều tự nhiên, mắt hình tam giác, phía dưới mũi có hằn như móc câu, sắc mặt xanh xám thường gọi là “mắt gà mái” là người sẵn lòng xa cách chồng (đoạn nghĩa phu thê).
Người đàn bà có nhiều tia đỏ ở lòng mắt trắng, trên sóng mũi có khí sắc xanh chạy lên ấn đường là người lạnh lùng, dễ dàng đoạn tuyệt với người tình. Thậm chí người ấy “có thể đi đến chỗ mưu hại hạ độc thủ với chồng khi bị cơn giận làm mất lý trí”.
Nhưng đáng lưu ý nhất phải kể đến 8 điều cấm kỵ sau đây (nguyên văn):
1. Kỵ có giọng đàn ông, phạm vào điều đại kỵ này thường thường khắc chồng, khắc con và chính bản thân cũng thường rước lấy tai họa bất ngờ, cuộc đời nghèo khổ, cô đơn.
2. Kỵ có râu. Thực ra nói vậy, không hẳn là giống hệt râu đàn ông, mà chỉ muốn nói là quanh miệng có lông măng thô rậm mường tượng như có râu. Kẻ như vậy, tính tình quật cường, thích chế ngự chồng, nhục dục mạnh mẽ hơn người, đời sống vợ chồng dễ đi đến đổ vỡ.
3. Kỵ đi uốn mông, lắc mạnh như rắn bò. Đàn bà đẹp, thân hình nẩy nở mà có dáng đi như vậy đối với nam giới rất khêu gợi, nhưng nội tâm người ấy thay đổi thất thường về luyến ái, trọng nhục dục.
4. Kỵ đi nhún nhảy như chim sẻ nhảy. Về khí chất, đó là dấu hiệu của kẻ nội tạng thiếu ổn cố, cá tính nóng nảy, cố chấp một cách ấu trĩ. Mỗi khi gặp cảnh khó khăn, không biết giải quyết một cách thích đáng.
5. Kỵ đào hoa diện: thường tâm tính hẹp hòi, nội tạng hư nhượn, khó trường thọ. Nếu thêm mày cong, mắt lớn là kẻ háo dâm, không trọng trinh tiết.
6. Kỵ bụng thon gãy, mông cao: Mường tượng như kiểu con bọ ngựa. Đó là tướng đàn bà thường trầm luân trong bể khổ.
7. Kỵ lộ hầu, cười lộ chân răng. Lộ hầu là một đặc trưng của nam giới. lộ chân răng là dấu hiệu của con người rủi nhiều hơn may. Đàn bà có tướng đàn ông hay gặp hung hiểm bất ngờ, không được an lạc.
8. Kỵ quyền (gò má) nổi cao và chè bè choán hết khuôn mặt. Đó là ngang bướng, lỗ mãng, dữ tợn. Về mạng vận, đó là tướng khắc chồng, hại con, không bao giờ có hạnh phúc gia đạo lúc về già”.
Tuyên phi Đặng Thị Huệ: Người phụ nữ có "tướng đẹp" đáng sợ
Ngược với “ác tướng” là cửu mỹ tướng (chín tướng đẹp) còn gọi “cửu thiện” như lông mày thanh tú, ngón tay thon, chỉ tay mịn và rõ, răng đều, cười không lộ chân răng, da dẻ trắng hồng tươi nhuận, đầu tròn, trán phẳng...
Song không phải “tướng đẹp”nào cũng đem lại may mắn - vì đã có những mỹ nhân “tướng đẹp” lồ lộ bên ngoài, nhưng bên trong kèm theo các yếu tố bất toàn nào đó về tướng pháp, về cung mệnh, khiến họ không đem đến hạnh phúc trọn vẹn cho mình và cho người khác.
Điển hình là trường hợp của tuyên phi Đặng Thị Huệ trong lịch sử Việt Nam - được sử sách xưa và nay nhắc đến với tướng đẹp tuyệt hảo như mắt phượng mày ngài, lưng ong ngực nở, từng làm say mê chúa Trịnh Sâm. Đặng Thị Huệ dựa vào sự cưng chiều yêu quý của Trịnh Sâm để lộng hành, kết bè kết đảng trong phủ chúa lật đổ ngôi thế tử (Trịnh Tông) để đưa con trai mình lên thay (Trịnh Cán) dẫn đến nội loạn.
Đặng Thị Huệ lại năn nỉ Trịnh Sâm gả công chúa Ngọc Lan – con gái yêu quý nhất của chúa cho em ruột của mình là Đặng Mậu Lân. Đặng Mậu Lân là người đam mê sắc dục, lại rất kiêu căng, cậy thế lực của chị để có lần nhục mạ Ngọc Lan: “Chúa (Trịnh Sâm) bảo con gái chúa là tiên dưới trần, nhưng ta coi ra, thật không bằng con bé ở xách giày nhà ta, có quý hóa gì?”.
Sứ giả của chúa phái đến can ngăn, không cho Lân hợp cẩn với Ngọc Lan vì công chúa đang bệnh, Lân đã hung hăng rút kiếm giết chết. Quần thần kết Lân vào tội bêu đầu (vì dám giết sứ giả của chúa). Nhưng Đặng Thị Huệ gào khóc níu tay áo của chúa đòi chết thay cho em mình, khiến chúa phải rút lại án quyết, miễn tội chết, chỉ đày Lân đến vùng xa.
Trịnh Sâm mất, Đặng Thị Huệ bị giáng làm dân thường, sau được trở lại làm cung tần nội thị vào lo hướng khói ở tẩm miếu. Đến ngày giỗ của tiên vương, Đặng Thị Huệ gào khóc, uống thuốc độc chết.
Thế đủ biết, người có tướng tốt chưa hẳn đem lại điều hay cho gia đạo lẫn cương thường, xã tắc.
Người có tướng xấu lại có thể thay đổi vận mạng của mình theo mười điều thiện (thập thiện) như:
1. Làm phước giúp người, không làm việc ác – không nhớ lỗi người, chỉ xét đến lỗi mình.
2. Không nói dối trá, đâm thọc, chửi mắng ai.
3. Cung kính trời đất, quỷ thần, người khuất mặt, kẻ khuất mày. Nếu chí tâm thực hiện về lâu về dài tướng trạng có thể thay đổi, nên các bậc đại sư thường dặn dò: “tướng tùy tâm chuyển” là vậy.
Theo Một thế giới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét