Các nhà khoa học đã đưa ra lời giải thích về những hiện tượng "ma thuật thần kỳ" như giọt nước lơ lửng, đồng xu thu nhỏ trong chưa đầy 1 giây...
Vào thời cực thịnh của các nhà giả kim thuật, con người ta thường
nhầm lẫn những gì khác thường, đi ngược với các quy luật vật lý là ma
thuật. Hạt cát chạy nhảy lung tung, đồng xu tự nhiên biến nhỏ lại, nước
lơ lửng trong không trung... là những hiện tượng được cho là kỳ lạ với
nhiều người.
Tuy nhiên, các nhà khoa học, vật lý đã đưa ra lời giải đáp cho những hiện tượng này.
1. Siêu năng lực thần kỳ
Hình ảnh dưới đây hẳn sẽ đem đến cho người xem cảm giác như đang ngắm nhìn “siêu năng lực”.
Những hạt cát tự di chuyển tạo thành các đường nét khác nhau.
Những giọt nước đi ngược lại các quy luật vật lý - không hòa tan vào bề mặt mà nổi lên.
Nhưng
sự thật là tất cả được tạo thành bởi “sự rung động”- vibration. Các
khoa học gia đã sớm phát hiện ra cách làm “hiện hình” tần số âm thanh.
Khi các vật thể không có hình dạng cố định (nước, cát, chất lỏng…) được
đặt dưới tác động của rung động, sẽ tạo nên các hình dạng khác nhau. Tần
số rung động càng lớn, hình dạng tạo nên càng phức tạp.
Hay
khi đặt một vật tạo ra sóng âm, như loa, trong nước, sóng âm thanh sẽ
khiến bề mặt nước rung động. Khi đó, những giọt nước được nhỏ vào sẽ
“nảy” lên trên thay vì hòa tan, giống như có ma thuật vậy.
2. Siêu năng lực làm thu nhỏ đồng xu
Các khoa học gia đã tìm ra cách “rút gọn” một đồng xu xuống còn ¼ kích cỡ thông thường, chỉ dựa vào “từ trường”.
Hai đồng xu này thực chất là cùng một loại mệnh giá tiền, nhưng sao kích cỡ lại khác nhau?
Với
sự trợ giúp của nam châm điện, một đồng xu có thể rút gọn chỉ trong
vòng chưa đầy một giây. Đây là kết quả từ “quá trình hình thành điện từ”
(electromagnetic forming).
Khi nằm trong vòng
dây thép, các vật bằng kim loại sẽ “co rút”- hay còn gọi là “cô đặc”
lại. Các phân tử kim loại bị mắc kẹt trong từ trường, giữa hai lực hút
và đẩy, khiến đồng xu bắt đầu quá trình tái tạo lại, trở thành nhỏ,
nhưng đặc hơn.
Do
dựa vào tác động của từ trường, nên quá trình này chỉ xảy ra trên các
vật thể bằng kim loại - một khả năng khá giống nhân vật Magneto trong
series phim Dị nhân X-men.
3. Siêu năng lực khiến mọi vật tự phát sáng
Việc
một con người, hay bất kỳ loài động vật nào khác tự “phát sáng” trong
đêm tối có thể là một tư liệu tuyệt vời cho… những bộ phim kinh dị. Tuy
nhiên, với nhiều nhà khoa học, việc khiến mọi vật “tự phát sáng” có vẻ
như không quá khó khăn.
Trong
một nỗ lực tìm ra gene chống lại AIDS, các khoa học gia đã tạo ra những
con mèo tự phát sáng trong đêm. Ngoài ra, họ cũng tạo ra một số loại
thực vật “tự sáng” với mục đích khá “kỳ cục” là nhằm thay thế… đèn
đường, hay những con thỏ phát sáng được sử dụng làm… nguyên liệu sinh
học.
Với các nhà khoa học, việc tạo ra thực vật
tự phát sáng thực sự khá đơn giản. Chỉ cần tiêm một số thuốc nhuộm
huỳnh quang, cùng một chiếc đèn chiếu tia cực tím, chúng ta sẽ có “hoa
tự sáng” ngay lập tức.
Tuy
nhiên, các khoa học gia mong muốn một gene “tự sáng”, thay vì sự trợ
giúp từ bên ngoài. Với một vài gene phát sáng tách trong sứa được cấy
vào bào thai của mèo mẹ, mèo con ra đời sẽ có khả năng tự phát sáng.
Tuy vậy, điều này cũng đem lại nguy cơ bị sát hại cho mèo con, vì mèo
mẹ có thể tưởng chúng là “sinh vật lạ” và cắn chết chúng.
4. Siêu năng lực làm mọi vật bay lên
Khả
năng “nâng” vật bằng siêu năng lực thường là tiết mục gây ấn tượng nhất
trong bất kỳ show ảo thuật nào. Có rất nhiều cách để thực hiện điều
này, như phương pháp sử dụng dây của ảo thuật gia Balducci, hoặc sử dụng
từ tính.
Trước khi tìm hiểu, mời bạn theo dõi những hiện tượng trong các bức ảnh dưới đây. Bạn nghĩ sao khi thấy chúng?
Vật thể bay như UFO....
Hay giọt nước lơ lửng...
Ở
ví dụ thứ nhất, các nhà khoa học đã đưa ra lời giải thích cho hiện
tượng vật thể bay vèo này là do sự góp mặt của từ trường và “xoắn lượng
tử” (quantum twist). Xoắn lượng tử có thể nâng vật bay lên, nếu vật đó
được bao bọc bởi một lớp mỏng “siêu dẫn” - được làm mát bằng nitrogen
lỏng.
Siêu dẫn là hiệu ứng vật lý xảy ra
đối với một số vật liệu ở nhiệt độ đủ thấp và từ trường đủ nhỏ, đặc
trưng bởi điện trở bằng 0 dẫn đến sự suy giảm nội từ trường. Lớp siêu
dẫn có khả năng bẻ cong từ trường xung quanh. Nên nếu lớp này đủ mỏng,
nó sẽ cho phép một phần từ trường đi qua, khiến vật lơ lửng và di
chuyển.
Hiện
tượng khiến chất lỏng lơ lửng (ở trường hợp thứ 2) lại không liên quan
đến từ trường mà dựa vào sóng âm thanh. Khi bạn đặt 2 loa theo chiều dọc
và ngược chiều nhau, ở cùng tần số thích hợp sẽ tạo nên hai làn sóng âm
đối nhau. Hai sóng âm sẽ tự triệt tiêu, khiến giọt nước lơ lửng giữa
chúng.
Tuy nhiên, cường độ âm tối thiểu cho
khả năng “nâng bằng âm thanh” này rơi vào khoảng 160 decibels - âm thanh
đủ khả năng gây chói tai. Vật càng nặng, cường độ âm đòi hỏi càng lớn,
vậy nên cho đến nay vật có thể cho “lơ lửng” bằng âm thanh có khối lượng
vô cùng nhỏ như giọt nước hay tăm xỉa răng.
Nhưng
dù sao phát hiện này cũng mở ra một hướng đi khá mới mẻ cho các nhà
khoa học khi loài người chỉ cần nghĩ ra phương pháp giúp cơ thể chịu
đựng âm thanh có cường độ lớn, là có thể nâng bất kỳ vật gì (dù lớn đến
đâu đi chăng nữa) mà chỉ dựa vào âm thanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét