Mực giống ma cà rồng không phải là loài hút máu nguy hiểm mà là chiếc máy "hút bụi" của đại dương.
Mực ma cà rồng còn có tên khoa học là Vampyroteuthis infernalis. Đây là
loài động vật chân đầu duy nhất có quan hệ họ hàng với cả mực và bạch
tuộc. Vào năm 1903, khi lần đầu tiên phát hiện ra loài mực này, các nhà
khoa học đã xếp chúng vào họ bạch tuộc.
Mực ma cà rồng có 8 chiếc xúc tu cùng với hai sợi tua dài, đôi mắt rất to. Nhìn bề ngoài, mực ma cà rồng chẳng khác bạch tuộc là mấy nên nhiều người dễ nhầm lẫn nó là bạch tuộc.
Sở dĩ người ta gọi chúng là mực ma cà rồng bởi cặp mắt có thể đổi màu
từ xanh sang đỏ (tùy vào điều kiện ánh sáng). Màu da của chúng cũng
chuyển màu liên tục từ đen sang đỏ theo từng điều kiện ánh sáng khác
nhau.
Loài mực này sống ở độ sâu từ 550 - 1.100m dưới đáy đại dương. Chúng có
thể sống ở những nơi có nồng độ o-xy thấp. Mỗi con có chiều dài khoảng
30cm.
Dù có ngoại hình đáng sợ nhưng mực ma cà rồng không phải là loài vật
hút máu. Thức ăn của chúng chủ yếu là những thứ trôi trong tầng nước sâu
như ấu trùng, trứng, tảo, xác của các sinh vật phù du, các mảnh vụn...
Vì thế, nhiều người còn ví chúng là loài vật làm sạch đại dương.
Mực ma cà rồng (Ảnh: Nationalgeographic)
8 xúc tu với những chiếc xương tua tủa gai nhọn (Ảnh: Nationalgeographic)
Mắt của nó có đường kính trung bình 2,5cm
Màu da và mắt đều có thể đổi màu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét