PhotobucketPhotobucket GUESTBOOK PhotobucketPhotobucket

Photobucket Blog

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Những hàng rào rực rỡ sắc hoa

Những hàng rào rực rỡ sắc hoa mang đến vẻ đẹp lãng mạn và hấp dẫn cho ngôi nhà ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Ngôi nhà của bạn trở nên sinh động và tươi vui nhờ những khóm hoa tỏa hương sắc. Không chỉ đem lại vẻ mềm mại cho hàng rào vốn cứng nhắc mà những đóa hoa rực rỡ sắc màu còn mang đến sức sống tự nhiên cho ngoại thất nhà bạn.

Thay vì những bức tường bê tông thô cứng hay rào chắn bằng song sắt buồn tẻ, bạn nên trồng thêm hoa leo ở khu vực này để tăng giá trị thẩm mỹ cũng như tạo vẻ đẹp tổng thể hài hòa cho tổ ấm của mình.

Theo phong thủy, tường rào xanh mang lại sinh khí cho ngôi nhà, nhưng nếu cây leo quá rậm rạp sẽ tích tụ khí âm. Vì thế, bạn cần tỉa cành dài, loại bỏ cành lụi, cành khô thường xuyên.

Nếu không có nhiều thời gian để chăm chút cho hàng rào hoa, bạn có thể trồng một vài loại cây thân leo sức sống cao và nhanh ra hoa như: hoa sao, tigôn, dã yến thảo, xác pháo...

















 

Afamily

Quạ… thành tinh



Nghe chuyện quạ “thành tinh”, biết nói tiếng người, thậm chí hát Quốc ca, chúng tôi liền tìm đến phường Đông Hải
 
Thời gian gần đây, người Hải Phòng đồn đại ầm ĩ về những con quạ… thành tinh thuộc sở hữu của “đại gia” nuôi chó dữ Pitbull nổi tiếng đất cảng. Nghe chuyện quạ “thành tinh”, biết nói tiếng người, thậm chí hát Quốc ca, chúng tôi liền tìm đến phường Đông Hải (Hải An, Hải Phòng), gặp anh Mai Quang Tuấn.


Vừa bước chân vào khu nhà tối om với nhằng nhịt hệ thống chuồng trại, chúng tôi giật mình bởi những tiếng nói rành rọt: “Có khách, có khách…”, rồi “Chào sếp, chào sếp…”, “Hê lô, anh ơi, Tuấn ơi”.... Chúng tôi nhìn quanh quất không thấy ai. Lát sau mới phát hiện ra tiếng của 3 con quạ đen sì đậu trên ngọn cây.
Nghe tiếng quạ kêu, anh Tuấn từ phía cuối khu chuồng trại tìm ra tiếp khách.

Giới chơi chó đất cảng thì ai cũng biết danh tiếng Mai Quang Tuấn, chuyên gia đại tài nhân bản các giống chó quý hiếm.

Những con quạ ‘thành tinh’ biết nói tiếng người ở Hải Phòng
Anh Tuấn bên con quạ nói được tiếng người 

Anh cất tiếng gọi: “Thiên ơi xuống đây! Địa ơi xuống đây!”, tức thì hai con quạ đen sì cất tiếng chào khách sà xuống đậu trên vai anh. Con quạ tên Nhân đậu trên cành cây, chân bị buộc bằng dây thừng cứ luôn mồm chào khách, mà không chịu xuống.

Anh Tuấn kể rằng, xưa nay, dân ta vốn con giống quạ là thứ ma quỷ, chuyên mang lại điềm dữ. Nghe tiếng kêu “quạ, quạ” của nó, nhất là vào ban đêm, người ta đã dựng tóc gáy, thậm chí muốn vác súng bắn chết.

Vậy nên, khi con quạ đậu trên cây trước nhà người khác, nói tiếng người, thì người ta còn sợ hãi hơn. Ai cũng tin rằng đây là những con quạ thành tinh, chứ chẳng phải quạ thường.

Mặc dù với người Việt, con quạ không được coi trọng, nhưng với người Do Thái thì nó là con vật thân thiết. Người Do Thái huấn luyện quạ và chim ưng phục vụ cho việc săn bắn, cảnh giới.

Những con quạ ‘thành tinh’ biết nói tiếng người ở Hải Phòng
Chú quạ tên Thiên 

Biết rằng, quạ là loài vật rất thông minh, nên một ngày cách đây 3 năm, khi lang thang ở chợ Hàng, gian bán sinh vật cảnh, thấy người bán con quạ non, anh Tuấn mua ngay.

Anh Tuấn đăt tên cho nó là Thiên. Quạ là loài ăn cả xác thối, nên rất dễ nuôi, thứ gì nó cũng ăn tuốt. Nuôi từ nhỏ, nên con Thiên quấn người lắm. Nhốt một thời gian thì anh thả ra. Thiên bay xa đến đâu, nhưng chỉ cần cất tiếng gọi “Thiên ơi!”, là nó tìm về. Ngày bay đi kiếm ăn, nhưng chiều tối là mò về bên ông chủ.


Từ ngày nuôi con vật này, anh Tuấn chịu nhiều điều tiếng và đặc biệt liên tục bị… góp ý. Anh Tuấn kể rằng, anh chỉ sợ vô phúc con Thiên nhà anh đậu vào nhà nào có người già đang ốm nặng, lại cất tiếng kêu “quạ, quạ”, để rồi họ đổ cho anh cái tội ám quẻ nhà người ta, thì khó mà giải thích.
Anh Tuấn đã giải thích nhiều rồi, rằng những quan niệm quạ mang điềm gở chỉ là đồn đại, nhưng chẳng ai chịu tin. Thậm chí, nhiều người còn dọa rằng chính gia đình anh sẽ lãnh điềm gở đầu tiên!

Những con quạ ‘thành tinh’ biết nói tiếng người ở Hải Phòng
Cả 3 con quạ của anh Tuấn đều biết nói tiếng người 

Quạ thành… ca sĩ

Là người yêu mến động vật, lại hiểu trí thông minh tuyệt vời của quạ, nên anh kiên trì dạy dỗ con vật này. Anh dạy nó cử chỉ thân thiện với con người, cách phát hiện tiếng gọi của anh, rồi những động tác biểu diễn xiếc.


Trong quá trình dạy con vật này biết phát hiện tiếng gọi, anh đã ngã bổ chửng khi nó nhại lại tiếng của anh. Lúc đó, bản thân anh Tuấn cũng hãi. Nhưng rồi, anh vào mạng tìm hiểu, mới biết rằng, không chỉ vẹt, yểng, mà loài quạ cũng biết nhại tiếng người, thậm chí chúng nói còn tốt hơn.

Phát hiện khả năng nói của Thiên, anh đã kiên trì dạy nó tập nói. Chỉ trong vòng một tháng, con Thiên đã biết những từ xưng hô cơ bản trong gia đình anh. Nó biết gọi tên anh, gọi tên vợ, con anh mỗi khi gặp.

Điều kinh ngạc là con quạ còn “hát” được một số từ, đoạn trong những bài hát mà anh thường ngêu ngao. Bây giờ, trong những lúc rỗi rãi, không có người lạ, con Thiên còn hát… Quốc ca!

Những con quạ ‘thành tinh’ biết nói tiếng người ở Hải Phòng
Quạ là loài cực kỳ thông minh 

Quá mê mẩn sự thông minh của loài quạ, nên anh Tuấn ra chợ chim đặt hàng những lái buôn. Vài tháng sau, anh đã mua thêm được hai quạ đực nữa, đặt tên là Địa và Nhân. Anh hi vọng, hai con Địa và Nhân lớn lên, sẽ phối với con Thiên để sinh ra bầy quạ biết nói, biết hát.


Bây giờ, hễ có người lạ vào nhà, thì chúng gật gù những câu dễ thương: Chào khách, chào sếp… Chỉ khi nào anh Tuấn ra tiếp, thì những cái “loa” ấy mới chịu tắt.


Theo anh Tuấn, việc dạy quạ nói không có gì khó khăn, chỉ cần người dạy kiên trì, yêu thương, tận tình chăm sóc chúng.

Những con quạ ‘thành tinh’ biết nói tiếng người ở Hải Phòng

Hàng ngày, khi cho quạ ăn, anh lại luôn miệng trò chuyện với chúng, để chúng bắt chước. Muốn dạy câu gì, anh phải nhắc đi nhắc lại. Chỉ khi chúng nói theo, anh mới cho ăn. Loài quạ thông minh, lại háu ăn, nên chúng học rất chóng vánh. Ngoài việc dạy nói, anh còn dạy chúng điệu bộ biểu cảm như con người.
Theo anh Tuấn, không chỉ có tài học vẹt tiếng người, mà loài quạ còn có đặc tính thù dai. Sở dĩ anh phát hiện ra đặc tính đó, là một lần anh chuyển chuồng cho con Thiên.

Lần đó, thấy chuồng chật, nên anh đóng một cái chuồng mới lớn hơn. Anh dỗ nó sang, nhưng nó không chịu. Anh Tuấn liền túm cổ cưỡng ép nó sang lồng mới.


Từ khi sang lồng mới, anh Tuấn thấy con Thiên thay tính đổi nết hẳn. Nó vẫn ăn, vẫn học nói, nhưng nó không còn thân thiện nữa. Hễ anh đưa tay bắt là nó mổ. Phải mất mấy tháng trời, chăm sóc chu đáo lắm, con Thiên mới tạm quên mối thù mà ông chủ cưỡng bức nó.

 
 
 
VTC News

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Những phụ nữ dễ khiến chàng “sa ngã”

Nếu quanh chàng của bạn đang là những cô nàng thuộc các mẫu dưới đây, hãy cẩn thận. Họ có thể giăng bẫy cho chàng của bạn mắc phải lưới tình.
 
Những phụ nữ dễ khiến chàng sa ngã
Loại phụ nữ thừa thãi tiền bạc

Cuộc sống luôn là quy luật cung cầu, trong xã hội hiện đại ngày nay điều đó lại thể hiện càng rõ. Khi người phụ nữ quá dư giả trong vấn đề vật chất nhưng lại thiếu thốn tình cảm của chính những ông chồng thì việc ngoại tình sẽ là tất yếu. Hoặc cũng có những loại phụ nữ sa ngã bởi chính sự giàu có của họ…

Những người phụ nữ có tiền sẽ biết cách ăn mặc, trang điểm và biết cách chăm sóc bản thân. Họ cũng sẽ tự tin hơn trong giao tiếp, họ biết những gì mình cần và biết cách đạt được. Chính những điều này có sức hấp dẫn rất cao đối với đàn ông.

Loại phụ nữ chuộng hư vinh

Đây là loại phụ nữ luôn muốn được hưởng thụ, và họ dường như không có hứng thú với từ “gia đình”. Những người phụ nữ này sẽ làm tất cả để thỏa mãn nhu cầu của họ, kể cả chuyện ngoại tình cũng chẳng có gì là quá khó khăn.

Loại phụ nữ này thường cố tình “giăng bẫy” đàn ông, và họ chẳng khó khăn gì để đạt được mục đích với thân hình đầy gợi cảm, không chỉ có xinh đẹp mà còn rất “thân thiện” và “gần gũi”.

Những cô nàng độc thân

Đây là những phụ nữ luôn tôn thờ chủ nghĩa độc thân, họ không bao giờ có ý định lập gia đình. Bởi họ không muốn phải mất quá nhiều thời gian cho việc chăm sóc gia đình và con cái. Với họ thời gian dành cho công việc, cho vui chơi giải trí là điều tuyệt nhất. Các cô nàng thuộc diện này rất mạng mẽ và có sức hấp dẫn.

Cô nàng lãng mạn

Những cô gái lãng mạn luôn mang đến cho cuộc sống sự thú vị ngọt ngào. Cánh mày râu dễ rơi vào vòng tay của những cô nàng có chất giọng mượt như nhung, còn tâm hồn thì đầy thi vị, biết cách chăm sóc và làm cho người đàn ông mình theo đuổi cảm thấy hạnh phúc. 

Vì vậy bạn hãy cẩn thận nếu quanh chàng của bạn là những cô nàng kiểu này. Nếu bạn không tinh ý và thấu hiểu được những suy nghĩ của chàng thì sẽ rất dễ đánh mất chàng đấy.

Tình cũ

Người đời thường có câu “tình cũ không rủ cũng đến”, chính vì vậy, giữa các cặp đã từng yêu nhau luôn có một sợi dây kết nối tàng hình. Đặc biệt là đối với nam giới, những kỉ niệm và tình cảm cũ luôn có thể tràn về bất cứ lúc nào khi anh ta gặp lại người cũ.

Phụ nữ quá nhạy cảm

Cuộc sống hôn nhân với nhiều mệt mỏi khiến đàn ông luôn muốn có một nơi để giãi bày, và khi họ tâm sự những điều này với đồng nghiệp nữ hay người bạn gái, họ rất dễ khiến những cô nàng đó mủi lòng. Một người phụ nữ nhạy cảm, yếu đuối và thương người rất dễ phát sinh tình cảm dẫn đến khó tránh khỏi ngoại tình.

Theo Eva

Top cung hoàng đạo thích đụng chạm cơ thể


No.1. Ma Kết


maket-1638-1403865403.jpg


Bạn có thấy lạ rằng tại sao Ma Kết lại được xếp đầu bảng? Cậu ấy chẳng phải là người vô cùng khó gần sao? Thực chất, đối với những người thân của Ma Kết, cậu ấy rất nhiệt tình, sởi lởi, thậm chí hơi "điên" một chút. Ai thân với Ma Kết đều biết, cậu ấy vô cùng tình cảm. Ma Kết có thể ít chia sẻ, không thích thể hiện tình cảm qua lời nói.

 Nhưng cậu ấy lại hay làm điều đó bằng hành động. Những cái ôm hay sự quan tâm thầm lặng là cách được nhiều Ma Kết chọn. Bạn thử để ý mà xem, nếu bạn là một người quan trọng với Ma Kết, bạn sẽ thường xuyên nhận được những cái ôm bất chợt vô cùng ấm áp từ cậu ấy đấy!

No.2. Song Ngư



songngu-3376-1403865403.jpg


Song Ngư được biết đến là người rất tình cảm và nhạy cảm. Một điều mà khá nhiều người biết về Song Ngư đó là, đôi lúc cậu ấy thường có những hành động sướt mướt, sến sẩm. Đụng chạm cơ thể (Skin-ship) cũng là một trong số đó. Cậu ấy thích việc làm đó bởi như thế cậu ấy sẽ cảm nhận rõ hơn tình cảm của người khác dành cho mình.

 Điều đó có nghĩa, với một số Song Ngư, càng đụng chạm nhiều càng yêu quý nhiều. Cậu ấy có thể khoác tay bạn khi đi đường, nắm tay bạn dạo phố, ôm bạn khi vui khi buồn. Cậu ấy làm thế không chỉ với người yêu mà ngay cả với những người thân thiết, không quan tâm giới tính hay thứ bậc trong các mối quan hệ. 

No.3. Song Tử
songtu-3449-1403865403.jpg


Song Tử không phải người quá tình cảm, cậu ấy vô cùng lý trí. Nếu Ma Kết và Song Ngư dùng skin-ship như để thể hiện mức độ tình cảm đối với người xung quanh, thì Song Tử dùng nó như một cách làm thân. Thật vậy, cậu ấy là người sử dụng ngôn ngữ cơ thể cực kỳ tốt. 

Song Tử biết cách làm vừa lòng người khác về mọi mặt. Trong đó, skin-ship cũng là một bí kíp. Đâu phải ai cũng biết cách "đụng chạm" mà không khiến người khác cảm thấy phiền nhỉ? 

Nếu vậy, bạn nên cầm sách vở và đến học hỏi "sư phụ" Song Tử, cậu ấy sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể để khiến người khác hài lòng. 
Hạnh Yunnie

Kỳ lạ chim biết tự siêu âm để nhận ra con

Hiện tượng tráo trứng diễn ra rất nhiều ở thế giới các loài chim, nhưng chim mẹ đã tiến hóa ra cách thức độc đáo để tìm ra chim con.

Các nhà khoa học sử dụng công nghệ nhận dạng hình ảnh cho thấy cách thức thông minh mà các loài chim dùng chống lại chiến thuật tráo trứng khôn lỏi của loài chim cu cu (loài chim lười biếng trong việc nuôi con, chuyên đi đẻ trứng vào tổ chim của những con chim khác.
 
 Sau khi ra đời, con chim non sẽ đẩy tất cả các quả trứng con ruột của bố mẹ nuôi ra khỏi tổ để loại bỏ sự cạnh tranh). Các loài chim bảo vệ con đẻ của nó bằng cách phát triển mô hình đặc biệt trên trứng để phân biệt với những quả trứng chim cu cu đặt lên tổ. 
 
 
 Chim mẹ phát triển mô hình nhận dạng đặc biệt trên trứng.
 
Mô hình đặc biệt giúp chim mẹ tìm ra sự khác nhau ở những quả trứng ngay từ trước khi nở, trích xuất các tính năng trực quan (thể hiện trong màu đỏ tươi) trên những quả trứng.
 
 
   
 Mô hình nhận dạng có thể giúp chim mẹ phát hiện ra trứng chim cu cu từ trước khi nở.
   
Các nhà khoa học từ Đại học Cambridge và Đại học Harvard sử dụng công cụ kỹ thuật so sánh tính năng nhận biết, nghiên cứu các mô hình thành sắc tố trên hàng trăm trứng do tám loài chim khác nhau bị chim cu cu đặt trứng lén vào.
 
 Họ phát hiện ra rằng một số loài chim, ví như sẻ núi phát triển đặc trưng mô hình trứng dễ nhận biết bởi các vệt và đánh dấu đặc biệt. Tuy nhiên, nhiều loài chim khác thất bại trong việc phát triển mô hình nhận biết trứng với chỉ vài dấu hiệu nhận biết đơn giản.
 
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những loài chim phát triển mô hình nhận dạng trứng tốt nhất là những loài từng phải chịu đựng ảnh hưởng tráo trứng của chim cu cu gay gắt nhất. 
 
Đây là một cuộc chạy đua đồng tiến hóa khó xơi trong thế giới của các loài chim vì từ nhiều thế kỷ chim cu cu cũng được ghi nhận bắt chước nhiều loài chim.
 
 (theo DM)

Kỳ lạ vật liệu cứ chạm vào là vô hình

“Siêu” vật liệu có khả năng hoàn toàn thích nghi và hấp thụ hình dạng của bất cứ thứ gì dưới nó.

Theo các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Karlsruhe, “siêu” vật liệu  có khả năng vô hình, có tên là vật liệu meta đã được các nhà nghiên cứu chế tạo thành công. Cấu trúc vật liệu gồm nhiều tế bào hình nón nhọn nhỏ đến từng micromet, có khả năng hoàn toàn thích nghi và hấp thụ hình dạng của bất cứ thứ gì dưới nó.
 
Trong bức ảnh này, bạn có thể thấy vật liệu "hấp thụ" một hình trụ bằng kim loại.
 
 
 
 
Vật liệu được sáng chế dựa trên nguyên lý quang học khi ánh sáng chạm vào một vật nó sẽ phản xạ vào mắt giúp ta thấy được vật đó, nó có thể bẻ cong đường đi của các sóng ánh sáng làm ánh sáng uốn cong quanh vật thể theo hai chiều giống như nước uốn quanh một hòn đá... tạo ảo giác khiến vật như vô hình.
 
Chỉ cần một lớp mỏng vật liệu tuyệt vời này có thể ẩn bất cứ thứ gì được cảm nhận bằng xúc giác con người dưới nó. Cấu trúc siêu vật liệu hoạt động dựa theo lực từ các ngón tay chạm vào nên khả năng vô hình cũng dựa vào lực.
 
 Các nhà khoa học tại Viện công nghệ Karlsruhe tuyên bố rằng vật liệu được phát triển hoàn toàn cho mục đích thực nghiệm, có thể mở ra các ứng dụng thú vị trong một vài năm nữa.
 
  Nguồn: KienThuc.net.vn

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Cặp baby nhảy cực ngầu



Vui Vui...cuối tuần !

Lấy nhiều chồng

Có một cô giáo miền xuôi lên dạy bổ túc văn hóa cho các cán bộ dân tộc thiểu số miền núi.
 
Một hôm, trong giờ học toán, cô giáo cầm thước kẻ chỉ mấy chồng sách trên bàn rồi gọi một học viên nam đứng dậy, hỏi:

- Nếu tôi đã có một chồng rồi, tôi lấy thêm ba chồng nữa, hỏi tất cả tôi có mấy chồng?

Học viên này vội đáp:

- Không được đâu, thưa đồng chí giáo viên.

- Vì sao?

- Pháp luật không cho phép có nhiều chồng ạ. 


Lý do chọn nghề luật sư

Bố nói chuyện với con út:
 
- Này con. Anh cả con thì học kinh tế, anh hai học tài chính. Sao con không theo gương các anh mà lại đi học luật?

- Nếu con không học làm luật sư thì sau này ai sẽ cứu hai anh con đây?


Suy luận khó đỡ

Nếu bố anh nghèo, đó là số phận của anh. Nếu bố vợ nghèo, đó là sự ngốc nghếch của anh.
 
- Ai cũng nên cưới vợ. Suy cho cùng, hạnh phúc không phải là thứ duy nhất có trên đời này.

- Tôi sinh ra thông minh. Giáo dục làm tôi hỏng.

- Làm việc để trở nên hoàn hảo. Nhưng không ai hoàn hảo cả. Vậy tại sao phải làm việc?

- Tôi đến đây để giúp đỡ mọi người. Vậy mọi người đến đây làm gì?

- Ai nói rằng tiền bạc không mua được hạnh phúc là vì họ không biết mua ở đâu thôi.

- Ánh sáng đi nhanh hơn âm thanh. Nên người ta chỉ có vẻ khôn ngoan cho đến khi ta nghe họ phát biểu.

- Tôi vốn là người có đầu óc mở nhưng rồi từ đấy trí tôi đã rơi vãi hết.
- Sau lưng người đàn ông thành công là một phụ nữ. Sau lưng người đàn ông không thành công là 2 phụ nữ.

- Không nên trì hoãn đến ngày mai những gì ta có thể trì hoãn hôm nay.

- Tương lai của ta phụ thuộc vào giấc mơ của ta. Vậy thì… ta hãy ngủ đi.

- Nên tìm cách nào đó để bắt đầu một ngày mới mà không phải thức dậy.
- Làm việc chăm chỉ không giết chết ai cả. Nhưng tại sao phải chấp nhận rủi ro đó?

- Công việc làm tôi hứng thú. Tôi có thể ngồi nhìn nó hàng giờ.


- Học nhiều biết nhiều. Biết nhiều quên nhiều. Quên nhiều biết ít. Vậy thì tại sao phải học?

Chuyện cười .com

Những kiểu biểu cảm khó đỡ

Cô bé với những nét biểu cảm gương mặt không đụng hàng. 


Những điệu cười khó quên

Ố ố ô đường cong em đấy sao.
Những điệu cười khó quên

Cười vậy đủ tươi chưa?

Những điệu cười khó quên

Thôi, năn nỉ mà.
Những điệu cười khó quên

Đành vậy thôi.
Những điệu cười khó quên

Anh thiếu có 10k thôi à, bán cho anh đi.
Ảnh động vui: Những biểu cảm khó đỡ của gương mặt

Ôi ngon... nhưng mà chua quá.
Những điệu cười khó quên

Ờ há.
Những điệu cười khó quên

Cười vậy đã xinh chưa?
Những điệu cười khó quên

Các chú ngon thì sợ anh đi.

VnExpress

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Những loại khách làng chơi được "chuộng" nhất chốn lầu xanh

Thâm cung bí sử) - Lâu nay, khi nhắc đến kỹ nữ người ta thường nghĩ tới những cô gái bán thân nuôi miệng, tới cảnh hoan lạc giường chiếuhellip; Trên thực tế thì những kỹ nữ thời cổ đại ở các nước Đông Á không phải ai cũng bán dâm.

Đến thời nhà Minh, hoàng đế Chu Nguyên Chương cho phép mở kỹ viện một cách công khai ở các địa phương để phục vụ cho quan lại. Chính vì thế mới đẻ ra khái niệm “quan kỹ” và “tư kỹ”. Để được hiến thân, những khách làng chơi cũng phải trải qua giai đoạn cưa cẩm, tán tỉnh, tặng quà giống như một đôi tình nhân thực sự. Một khi đã không lọt vào “mắt xanh” của , thì dù khách làng chơi có vung cả núi tiền cũng không bao giờ có thể động vào một ngón tay của . Vậy những khách làng chơi nào được các kỹ nữ “ưa chuộng” nhất? 

Lâu nay, khi nhắc đến kỹ nữ người ta thường nghĩ tới những lầu xanh son son phấn phấn, tới những cô gái bán thân nuôi miệng, tới cảnh hoan lạc giường chiếu… Trên thực tế thì những kỹ nữ thời cổ đại ở các nước Đông Á không phải ai cũng .

Kỹ nữ, ban đầu chỉ những người phụ nữ được đào tạo và có những kỹ năng như ca hát, làm thơ, đánh đàn,… phục vụ cho những người giàu có, hiển đạt, từ quan lại cho tới văn nhân.
Những người phụ nữ này tuy địa vị không cao, nhưng công việc chính của họ giống như những nữ thời nay, xuất hiện chủ yếu để phục vụ nhu cầu cho cho một bộ phận người giàu chứ không phải là .

Ở Trung Quốc, Nhật Bản và cả Hàn Quốc thời cổ đại, đây được coi là nghề hợp pháp. Tuy nhiên, về sau, một bộ phận những kỹ nữ hết thời, hoặc những người phụ nữ không có thu nhập, không có kỹ năng gì, chỉ phục vụ chuyện thân xác để kiếm sống.

Chính vì thế, lâu dần, người ta coi những người kỹ nữ là những người phụ nữ . Do vậy, ở Trung Quốc, người ta phân biệt “kỹ nữ” và “xương kỹ”. Xương kỹ chính là những người phụ nữ không chuyên hành nghề để có thu nhập còn kỹ nữ thì không.

Lầu xanh là nới ăn chơi được yêu thích

Theo dã sử ghi chép, Chính Đức Hoàng đế Chu Hậu Chiếu là người đặc biệt thích gái lầu xanh. Nhưng vì bận trăm công nghìn việc nên Chu Hậu Chiếu thường sai người lén đưa kỹ nữ vào cung để phục vụ mình.
  
Nói như vậy không có nghĩa là những người kỹ nữ không phục vụ chuyện “chăn gối”. Người ta nói “không có lửa làm sao có khỏi” thực chẳng sai. Tuy nhiên, muốn những kỹ nữ phục vụ chuyện thân xác, những khách làng chơi không thể mua bán theo lối “mì ăn liền” được.

Để được hiến thân, những khách làng chơi cũng phải trải qua giai đoạn cưa cẩm, tán tỉnh, tặng quà giống như một đôi tình nhân thực sự. Một khi đã không lọt vào “mắt xanh” của , thì dù khách làng chơi có vung cả núi tiền cũng không bao giờ có thể động vào một ngón tay của .

Tới đây, một câu hỏi thú vị là, vậy những khách làng chơi như thế nào sẽ dễ “lọt mắt xanh” của các cô kỹ nữ cao giá? Theo thứ tự ưu tiên, 5 loại khách làng chơi dưới đây được kỹ nữ chốn lầu xanh “ưa chuộng” nhất.

Loại đầu tiên đương nhiên là các vị hoàng đế. Hoàng đế là chúa tể của cả thiên hạ, một mình ông ta đã có tới tam cung lục viện với bạt ngàn những việc gì phải tìm tới loại ca nữ thấp hèn nơi chợ búa? Thực tế, đây là điều khó lý giải nhưng lại có thực trong lịch sử thời phong kiến.

Có lẽ trong chốn hậu cung giàu sang, ai cũng là , ai cũng quần áo là lượt, phấn phấn son son nên các vị hoàng đế đa tình thường thích ra ngoài “tìm của lạ”.

Dẫu sao, việc các vị hoàng đế quyền lực tột đỉnh vượt rào để có những cuộc tình một đêm với đám kỹ nữ được coi là thấp hèn trong đã trở thành một đề tài đặc biệt hấp dẫn đối với những thiên dã sử.

Chuyện tình hoàng đế - kỹ nữ đình đám nhất có lẽ phải kể đến chính là cuộc tình giữa Tống Huy Tông Triệu Cát và “thiên hạ đệ nhất danh kỹ” Lý Sư Sư.

Người ta thường nói, Triệu Cát là kẻ bị đặt nhầm lên ngai vàng, vì thế, dù là một ông vua bất tài, để mất cơ nghiệp của tổ tông vào tay giặc, song Tống Huy Tông lại là một đầy tài năng, một tài tử phong lưu trời sinh.

 Đến thời nhà Minh, hoàng đế Chu Nguyên Chương cho phép mở kỹ viện một cách công khai ở các địa phương để phục vụ cho quan lại. Chính vì thế mới đẻ ra khái niệm “quan kỹ” và “tư kỹ”.
Có lẽ chính tâm hồn của một ưa phóng túng, thích chuyện gió trăng mới khiến Triệu Cát vượt ra khỏi hậu cung bạt ngàn của mình để tìm tới chốn lầu xanh với Lý Sư Sư. Thực tế thì trước khi được tiếp vị khách đặc biệt họ Triệu này, Lý Sư Sư đã là một “danh kỹ” nổi tiếng khắp kinh thành.

Tuy nhiên, cái danh hiệu “thiên hạ đệ nhất danh kỹ” mà người đời sau phong tặng cho cô kỹ nữ họ Lý có lẽ sẽ không bao giờ có được nếu như cô ta không được Triệu Cát để mắt tới. Thế mới nói, một ngày nào đó được phục vụ hoàng đế chính là niềm mơ ước của bất cứ cô kỹ nữ nào.

Đến thời nhà Minh, hoàng đế Chu Nguyên Chương cho phép mở kỹ viện một cách công khai ở các địa phương để phục vụ cho quan lại. Chính vì thế mới đẻ ra khái niệm “quan kỹ” và “tư kỹ”. Kỹ nữ trở thành nghề công khai, được trả lương, các cô kỹ nữ đương nhiên vui sướng, bởi lẽ như vậy họ hoàn toàn có cơ hội một ngày nào đó được chiêm ngưỡng long nhan.

Đáng tiếc, Chu Nguyên Chương lại không phải là kẻ thích lân la chốn lầu xanh. Đương nhiên, cơ hội thì vẫn còn. Bởi lẽ, sau Chu Nguyên Chương có tới mấy chục hoàng đế và các cô kỹ nữ sẽ không phải đợi lâu.

Theo dã sử ghi chép, Chính Đức Hoàng đế Chu Hậu Chiếu là người đặc biệt thích gái lầu xanh. Tuy nhiên, hoàng đế thì trăm công ngàn việc, không phải lúc nào cũng có thể ra khỏi cung tìm tới chốn nhơ nhớp ấy được.

Vì thế, để tiết kiệm thời gian, Chu Hậu Chiếu thường sai người lén đưa kỹ nữ vào cung để phục vụ mình. Tuy nhiên, có lẽ là người kín đáo, Chu Hậu Chiếu gần như không để ai biết danh tính những kỹ nữ được những cận thần thân tín của mình đưa vào cung.

Vì vậy, dù nhận được ơn “mưa móc” của hoàng đế nhưng không nhờ thế mà những kỹ nữ kia trở nên nổi danh, tiền kiếm cũng chẳng được nhiều hơn. Thành ra, được tiếp khách làng chơi là hoàng đế không phải bao giờ cũng gặp may, đặc biệt là những ông vua thích tỏ ra mình đạo mạo.

Trần Viên Viên có lẽ là cô kỹ nữ thuộc loại may mắn đặc biệt là so với những cô kỹ nữ được Chu Hậu Chiếu lén đưa vào cung. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, thế nhưng, Trần Viên Viên không những xinh đẹp mà tài năng cầm, kỳ, thi họa đều hơn hẳn những kỹ nữ khác.

Chuyện kể rằng, vào thời bấy giờ, vua Minh là Sùng Trinh đang sủng ái Điền Quý phi, làm cho Chu hoàng hậu rất ghen tức. Biết chuyện, cha của Chu hoàng hậu đến kỹ viện bỏ tiền ra mua Viên Viên, để đưa vào cung phục vụ nhà vua.

Kề cận được Viên Viên, vua Sùng Trinh cứ ở mãi trong cung không muốn ra thiết triều. Tuy nhiên, mọi chuyện chưa đừng lại ở đó.
Khoảng thời gian này, các nhóm khởi nghĩa chống lại nhà Minh đã dần lớn mạnh, trong số ấy có lực lượng của Lý Tự Thành. Sau khi hay tin quân nổi dậy đánh lấy ba thành trì lớn, cộng thêm lời can gián của các quan, vua Sùng Trinh mới cho Trần Viên Viên ra ở trong phủ Chu quốc trượng.

Trong một bữa tiệc tại phủ, quốc trượng Chu Khuê cho Viên Viên ra múa hát, và nhan sắc cùng tài năng của nàng đã lọt vào mắt xanh của Ngô Tam Quế. Khi viên võ quan này được cử ra trấn thủ Sơn Hải Quan (nay thuộc tỉnh Hà Bắc), để ngăn chặn quân Thanh, vua Sùng Trinh đã quyết định ban Viên Viên cho Ngô Tam Quế để đổi lấy lòng trung thành của ông ta.

Tuy nhiên, Trần Viên Viên không theo ra biên ải mà vẫn ở lại Bắc Kinh. Năm 1644, lực lượng của Lý Tự Thành tấn công  Bắc Kinh, Lý Tự Thành lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Đại Thuận. Vua Sùng Trinh bỏ chạy rồi tự vẫn ở Môi Sơn.

Quân nổi dậy bắt được Viên Viên, đem nạp cho Lý Tự Thành. Khi nghe tin quân nổi dậy uy hiếp kinh đô, Ngô Tam Quế liền dẫn binh từ  Sơn Hải Quan về cứu. Dọc đường, biết Bắc Kinh đã thất thủ, Sùng Trinh đã chết, lại nghe Lý Tự Thành dụ dỗ nên họ Ngô đã định hàng.

Nhưng khi hay ái thiếp của mình là Trần Viên Viên bị Tự Thành chiếm đoạt, Ngô Tam Quế nổi giận, đến xin hợp với quân Thanh. Chính hành động này của Ngô Tam Quế đã giúp nhà Thanh vào được Trung Nguyên, thống trị người Trung Quốc gần 300 năm.
Vì thế, người đời sau đều nói, chính cô kỹ nữ họ Trần đã làm thay đổi toàn bộ lịch sử Trung Quốc.

Đồng Trị hoàng đế thời nhà Thanh cũng là ông vua thích lang thang phố xá, tìm chốn ăn chơi. Chính vì vậy, chị em ở chốn lầu xanh mới vui mừng mà rằng: Chị em cố lên, hết vị hoàng đế này sẽ chẳng còn bao nhiêu hoàng đế tìm tới chúng ta nữa đâu.

Sau Đồng Trị quả thực chẳng còn bao nhiêu hoàng đế nữa. Quang Tự, Tuyên Thống, nếu tính thêm cả Viên Thế Khải thì cũng chỉ còn 3 người, cơ hội không nhiều nữa rồi.

Tuy nhiên, chẳng biết cô kỹ nữ nào phụng sự hoàng đế bất cẩn, khiến ông vua triều Thanh mắc phải trùng giang mai, chết khi mới 20 tuổi. Cô kỹ nữ kia đương nhiên là hoàn thành giấc mộng được gặp hoàng đế nhưng không phải là mộng đẹp mà là ác mộng.
Loại khách thứ hai được ưa chuộng chính là những nhân sĩ danh tiếng. Hoàng đế thì một vài chục năm mới có được một ông đủ phong tình phóng khoáng để vượt ra khỏi những bức tường cung cấm tới chốn lầu xanh.

Trong khi đó những người nổi tiếng thì dễ tìm hơn. Thời cổ đại, những người nổi tiếng thường là nhân sĩ phong nhã, họ có một bụng thi thư, xuất khẩu thành chương, người ta thường gọi là tài tử.
Kỹ nữ thích tài tử, từ lâu đã trở thành những giai thoại được lưu truyền khắp chốn. Mà một khi đã hình thành giai thoại thì danh tiếng các cô kỹ nữ càng vang xa, tiền kiếm càng nhiều hơn.

Chỉ riêng trong số 8 cô kỹ nữ nổi tiếng vùng Tần Hoài thì có đến 6 cô nhờ các bậc tài tử trong thiên hạ mà có tiếng tăm: Cố Hoàng Ba và Cung Đỉnh Tư, Đổng Tiểu Uyển và Mạo Tích Cương, Liễu Như Thị và Tiền Khiêm Ích, Lý Hương Quân và Hầu Phương Vực, Biện Ngọc Kinh và Ngô Mai Thôn, Mã Tương Lan và Vương Trĩ Đăng.

Người ta thường nói, đằng sau người đàn ông thành công bao giờ cũng có bóng dáng một người phụ nữ. Tuy nhiên, trong thế giới kỹ điều này dường như phải nói ngược lại. Mỗi một cô kỹ nữ nổi danh được lưu lại trong sử sách thì ắt hẳn phía sau cô ta phải có một người, thậm chí là nhiều người đàn ông nổi tiếng.

Những tài tử này dù không có nhiều tiền nhưng họ không hề nghèo. Quan trọng hơn, dù họ không có quyền lực thống trị như hoàng đế song những vần thơ của họ có uy lực không hề kém bất cứ  chỉ dụ nào của bậc đế vương.

Liễu Vĩnh thời nhà Tống là một tài tử nổi tiếng, song, ông ta lại không có nhiều tiền. Tuy nhiên, không phải vì thế mà họ Liễu “mất giá”. Ngược lại, Liễu Vĩnh được các kỹ nữ vô cùng mến mộ. Thậm chí, thời bấy giờ, trong giới kỹ nữ còn lưu truyền một câu hát rằng:
“Không muốn mặc gấm lụa, chỉ cần dựa vào Liễu Thất ca; Không cần chiếu của quân vương, chỉ cần được Liễu Thất gọi; Không cần vàng ngàn cân, chỉ cần được lòng Liễu Thất; Không cần gặp thần tiên, chỉ cần được quen biết với Liễu Thất”.

Nhờ sự ái mộ của các cô kỹ nữ dành cho mình, Liễu Vĩnh dẫu không có tiền vẫn có thể sống một cuộc sống phong lưu, xứng danh một bậc tài tử. Không những không phải mất tiền cho các cuộc ân ái, thậm chí, có người còn phải trả tiền để có được một đêm với Liễu Vĩnh.

Liễu Vĩnh được kỹ nữ yêu thích chẳng kém gì hoàng đế là vì tài năng thiên bẩm của ông trong việc điền từ (viết lời cho các ca khúc để ca kỹ hát). Bất cứ thứ gì Liễu Vĩnh tùy tiện viết ra, đều có thể hát thành bài, và sau đó được lưu truyền rất rộng rãi.

Các cô kỹ nữ muốn có được bài hát hay để kiếm bát cơm chốn lầu xanh, đương nhiên phải dựa vào Liễu Vĩnh, lấy lòng Liễu Vĩnh để ông ta viết cho vài bài hát hay.

Một loại khách làng chơi được ưa không kém chính là những quan lại hiển đạt. Những vị khách loại này trong tay có quyền, đương nhiên cũng có tiền. Vì thế, họ vừa có thể che chở lại vừa có thể chu cấp cho cuộc sống của các kỹ nữ.

Chẳng hạn như kỹ nữ nổi tiếng thời Đường là Tiết Đào nếu như không được vị Tiết độ sứ Vĩ Cao bảo trợ làm sao có cơ hội để thể hiện hết khả năng của mình, càng khó có cơ hội để lưu danh với sử sách. Vì thế, có thể khẳng định rằng, Tiết Đào thành danh phần lớn là nhờ sự trợ giúp của Tiết độ sứ Vĩ Cao.

Đối với những vị khách loại này thì người thông minh không nên luôn miệng nhắc tới tiền bạc. Bởi lẽ, với họ tiền bạc là không thành vấn đề. Vấn đề là ở chỗ, có thể dựa vào những cuộc tình trăng gió ấy mà kiếm chút danh phận hay không.

Chẳng hạn như có thể cố gắng để làm một cô vợ bé, suốt đời hưởng vinh hoa phú quý. Nếu không, có thể lui hẳn một bước, làm một cô dì hai, dì ba, thậm chí là dì năm cũng được vậy. Thực tế, những kỹ nữ nhờ tình một đêm với các quan lại mà có được thân phận trong lịch sử không phải ít.

Chẳng hạn như vào thời nhà Nguyên, kỹ nữ Thúy Hà Tú được Thạch Vạn Hộ lấy về làm thiếp, Cố Sơn Sơn cũng được huyện trưởng huyện Hoa Đình lấy về làm vợ bé,…

Loại khách thứ tư được ưa chuộng chính là loại anh hùng hào kiệt. Người ta nói, thời thế tạo anh hùng, loạn thế thì xuất hiện anh hùng. Vì thế, để chọn được một người anh hùng hào kiệt thực sự trước hết phải có mắt nhìn người, phải nhìn thật chuẩn xác.

Tiếp đó là phải có gan “đầu tư”, đặc biệt là trong thời loạn thì phải biết liều mạng đánh cược một phen. Một khi kỹ nữ có được hai điều nói trên thì không muốn trở nên nổi tiếng, e rằng cũng khó.
Biện phu nhân, người vợ thứ hai của Tào Tháo cũng xuất thân từ kỹ nữ. Khi Biện thị quen biết Tào A Man cô mới chỉ 20 tuổi, tuy nhiên, đã có con mắt nhìn người hơn hẳn người thường.

Lúc bấy giờ Tào A Man lang bạt khắp nơi, Biện phu nhân theo ông ta chạy đông, chạy tây, chẳng được ngày nào sung sướng song vẫn hết sức kiên trì. Tuy nhiên, Biện thị không nhìn nhầm người. Tào Tháo thực sự là kẻ anh hùng sinh ra trong thời loạn.

Sau khi đón được Hiến Đế, Tào Tháo “ép thiên tử, lệnh chư hầu”, thống nhất toàn phương Bắc mở đường cho việc thành lập nhà Ngụy sau này. Biện thị nhờ vậy cũng được phong là Ngụy Vương hậu. Một kỹ nữ, biết chọn người anh hùng làm người tri kỷ như Biện thị có thể nói là đã có một kết cục mỹ mãn.

Vị tướng chống Kim nổi tiếng của triều Nam Tống Hàn Thế Trung cũng đã có một giai đoạn kém may mắn trên quan trường. Tuy nhiên, khi Hàn Thế Trung bất đắc chí, giữ một vị trí rất thấp, bị quan trên cướp mất công trạng thì kỹ nữ Lương Hồng Ngọc vẫn nhìn thấy khí phách anh hùng của họ Hàn.

Vì vậy, dù lúc bấy giờ, Hàn Thế Trung chưa phải là loại quan cao, lộc hậu gì nhưng Lương Hồng Ngọc vẫn quyết định theo Hàn Thế Trung. Lương Hồng Ngọc có thể nói không những chỉ có mắt nhìn người mà còn liều lĩnh cá cược vào số phận của người anh hùng mình đã chọn.

Và nhờ thế mà Lương Hồng Ngọc thành công. Sau này, cả hai vợ chồng Lương Hồng Ngọc và Hàn Thế Trung cùng cưỡi ngựa ra trận, lập rất nhiều chiến công. Lương Hồng Ngọc còn được triều đình nhà Toóng phong làm “Dương Quốc phu nhân”.

Từ một kỹ nữ trở thành một mệnh phụ phu nhân do chính hoàng đế sắc phong, một phụ nữ bình thường e rằng khó có thể làm được như Lương Hồng Ngọc.

Những người từng đọc lịch sử cận đại Trung Quốc đều biết rằng, trong số 9 người vợ bé của Viên Thế Khải thì có tới 3 người có xuất thân từ kỹ viện. Trong số này, có lẽ cô vợ hai của Viên Thế Khải là người đáng nhắc tới nhất.

Viên Thế Khải dù chẳng phải là loại anh hùng hào kiệt phục vụ chính nghĩa gì, tuy nhiên, cũng có thể coi là loại gian hùng thời loạn.

Họ Viên người thấp lùn, lại béo phì, đọc sách không nhiều, thi không đỗ, lại chẳng phải là loại lãng tử phong lưu vì thế trước sau luôn trong tâm thế của một kẻ thất bại, nghĩ rằng cuộc đời mình không còn hy vọng gì nữa.

Tuy nhiên, nhờ có cô vợ hai này bên cạnh chăm sóc và không ngừng khích lệ, Viên Thế Khải không những sốc lại tinh thần mà ngược lại trở thành quân phiệt lớn mạnh có ảnh hưởng rất lớn tới cả giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 của Trung Quốc.
Loại khách thuộc dạng ưu tiên cuối cùng chính là những người dân lương thiện. Loại khách này không phải lúc nào cũng tìm được. Bởi lẽ, đạo đức tốt hay xấu không thể nhìn một cái là biết ngay được, cần phải có thời gian tiếp xúc mới có thể nắm bắt một cách thấu đáo.

Việc kỹ nữ “ưu tiên” những khách làng chơi “lương thiện” là một cách tính toán “có trước có sau”. Trước là để bảo toàn cho bản thân. Một khi gặp phải loại khách côn đồ, lang sói thì rất có thể không những không được trả tiền mà thậm chí còn bị chúng hành hạ cho tới tàn tật.

Sử sách từng ghi chép rằng vào thời nhà Thanh, ở phủ Thanh Châu có một cô kỹ nữ tên là Hồng Hoa bị khách làng chơi hành hạ cho tới chết. Những trường hợp như vậy không phải hiếm gì. Vì thế, chọn được vị khách hiền lành, lương thiện có thể đảm bảo việc hành nghề không xảy ra “trục trặc”.

Còn phần sau chính là tạo cơ hội “hoàn lương” cho chính mình. Nghề kỹ nữ là nghề bán nhan sắc và tuổi thanh xuân. Vì thế, một khi tuổi thanh xuân đã hết thì cũng chẳng còn khách nào ngó ngàng tới nữa. Lúc bấy giờ, cần phải có một chốn đi về, một nơi nương tựa.

Do vậy, nếu như có một người đàn ông lương thiện nào đó sẵn sàng chấp nhận họ, đương nhiên đó là một cách “hạ cánh an toàn”.

phunutoday

Ba ’nguyên tắc vàng’ chọn mỹ nam của Võ Tắc Thiên

(Thâm cung bí sử) - Võ Tắc Thiên. Trước là để thỏa mãn nhu cầu, sau là phù hợp với sở thích.

Trẻ tuổi, khôi ngô, tráng kiện là ba điều kiện tất yếu trong việc chọn lựa mỹ nam của vị nữ hoàng lừng danh lịch sử Trung Quốc - Võ Tắc Thiên. Trước là để thỏa mãn nhu cầu, sau là phù hợp với sở thích. Điều đáng nói là, có phải một người đàn ông chỉ cần thỏa mãn những điều kiện nêu trên là có thể trở thành nam sủng của Võ Tắc Thiên hay không?

Trong phong kiến, một trọng nam khinh nữ, đàn ông có thể đường đường chính chính năm thê bảy thiếp. Trong khi đó, giống như một món đồ trong tay những người đàn ông, phụ nữ cùng với người, vài chục người, vài trăm người, thậm chí là vài ngàn người cùng chung một người đàn ông.


Thực tế, bản chất của vấn đề nằm ở một chữ “quyền”. Trong một nam quyền, những quyền lợi của người phụ nữ là do người đàn ông quy định và ban phát. Tuy nhiên, trong tiến trình lịch sử, cũng có lúc, đàn ông “ngủ gật” và người phụ nữ nắm giữ quyền lực.
Tuy nhiên, ngay cả những lúc ấy, do sự đè nén lâu dài của những quan niệm về lễ giáo truyền thống trong phong kiến, người phụ nữ cũng không hề dám khoa trương trong việc chiếm đoạt những người đàn ông giống như họ đã từng làm với phụ nữ.

Ngược lại, người phụ nữ lại luôn phải giấu giếm và vụng trộm. Chính vì thế, khi người phụ nữ đã cầm quyền thì việc tìm kiếm “nam sủng” hay nói cách khác là những tình nhân bí mật vẫn là phương thức tối ưu nhằm thỏa mãn những nhu cầu của họ.
Trong lịch sử, những người phụ nữ có quyền lực bí mật tuyển mộ nam sủng là chuyện không hiếm gặp. Chẳng hạn như hoàng hậu Giả Nam Phong thời Tây Tấn, không những dâm loạn với quan thái y Lệnh Trình Cứ mà còn sai người đi khắp nơi để tìm kiếm những “tiểu lại” (quan nhỏ, phụ việc) “có dùng mạo khôi ngô, tuấn tú và tráng kiện”.

Thời Bắc Ngụy cũng có Phùng Thái hậu, đầu tiên là sủng ái Dịch, sau đó lại cho phép Vương Duệ thoải mái ra vào phòng ngủ, tiếp đó, Lý Xung cũng được cho gọi vào diện kiến ở sau rèm. Thời Bắc Tề cũng có Hồ Thái hậu, “ với cả sư tăng”…

Võ Tắc Thiên trên phim
Võ Tắc Thiên trên phim
So với những người phụ nữ này, Võ Tắc Thiên là người duy nhất lên ngôi hoàng đế, nghĩa là người phụ nữ duy nhất bước lên tới đỉnh cao của quyền lực thời phong kiến. Vì thế, việc chiêu nạp nam sủng của Võ Mị Nương cũng có chút khác biệt so với các bậc tiền nhân.

Có thể nói, Võ Tắc Thiên tuyển chọn nam sủng chủ yếu là nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu . Điều này có liên quan khá mật thiết tới đặc điểm nhu cầu khá lớn ở những người phụ nữ của gia tộc họ Võ. Khi mẹ ruột của Võ Tắc Thiên – Vinh Quốc Phu nhân (sau này đổi lại làm Thái Nguyên Vương phi) đã 88 tuổi nhưng nhu cầu vẫn rất lớn.

Tới mức, Vinh Quốc Phu nhân đã loạn luân với đứa cháu ngoại của mình là Hạ Lan Mẫn. Điều này được ghi chép rất rõ trong sách “Cựu Đường Thư”: “Mẫn tuổi còn trẻ lại khôi ngô tuấn tú, vì thế được đưa tới hầu hạ Vinh Quốc Phu nhân”.

Sách “Tân Đường Thư” cũng có ghi chép tương tự. Ngay cả một người chấp bút nổi tiếng cẩn thận như sử gia Tư Mã Quang cũng viết trong sách “Tư trị thông giám” rằng: “Mẫn khôi ngô tuấn tú vì thế được đưa cho Thái Nguyên Vương phi”.

Từ đó, có thể thấy, việc Vinh Quốc Phu nhân loạn luân với cháu bên họ ngoại của mình hoàn toàn không phải là chuyện bịa đặt. Một người phụ nữ khác trong gia tộc họ Võ tiêu biểu cho đặc điểm này chính là Thái Bình Công chúa, con gái ruột của Võ Tắc Thiên.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà những cuộc tình đình đám của cô công chúa nổi danh triều Đại Đường vẫn còn được lưu lại cho tới ngày nay. Ngoài ra, còn phải kể đến chị gái của Võ Tắc Thiên – Hàn Quốc Phu nhân, cháu gái Ngụy Quốc Phu nhân,…

Họ đều là những người phụ nữ không chịu sống trong cảnh chăn đơn gối chiếc, ngược lại, sẵn sàng vượt thoát khỏi mọi rào cản của lễ giáo để thỏa mãn những nhu cầu bản năng của một người phụ nữ. Trong một gia tộc như vậy, Võ Tắc Thiên hoàn toàn không phải là ngoại lệ.

Võ Tắc Thiên vào cung năm 14 tuổi. Sử chép: “Đường Thái Tông nghe tiếng Võ Mị Nương xinh đẹp, mới triệu vào cung”. Từ đây, có thể khẳng định, một ông vua xuất thân võ tướng như Đường Thái Tông tuyệt đối sẽ không bỏ qua một xinh đẹp như Võ Mị Nương.

Tuy nhiên, Võ thị từ nhỏ tính cách đã mạnh mẽ khác người, hoàn toàn không có sự dịu dàng của những người phụ nữ bình thường do chẳng bao lâu sau, Võ Mị Nương đã bị Đường Thái Tông gạt sang một bên, phải chịu cảnh cô đơn ghẻ lạnh trong suốt hơn 20 năm.
Cũng chính vì thế, trong suốt 20 năm ấy, Võ Tắc Thiên không hề có con, tước vị cũng chỉ là tài nhân. Sau khi Đường Thái Tông chết, Võ Tắc Thiên xuất gia, sau đó cải giá lấy Đường Cao Tông. Đường Cao Tông có 8 người con trai, 4 người con gái.

Trong đó, 4 người con trai sau và 2 người con gái sau đều là do Võ Tắc Thiên sinh. Chỉ riêng số lượng con mà Võ Tắc Thiên sinh ra cũng đủ chứng tỏ nhu cầu chăn gối của Võ Thị không hề ít. Những năm cuối đời, Đường Cao Tông mắc rất nhiều bệnh, cơ thể suy nhược.

Điều này khiến nhu cầu chăn gối của Võ Tắc Thiên gần như không được đáp ứng. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ mà Võ Tắc Thiên dồn hết mọi tâm trí và sức lực cho việc đoạt quyền, chính vì thế, ở giai đoạn này, người ta chưa thấy Võ Tắc Thiên bộc lộ sự dâm loạn của mình.

Quyền lực là một thứ viagra đối với đàn ông, nhưng với phụ nữ, nó cũng là thứ thuốc kích thích rất mạnh. Một người quyền lực càng lớn, địa vị càng cao thì việc thể hiện dục vọng càng mãnh liệt. Năm Hoằng Đạo thứ nhất, tức năm 683, Đường Cao Tông bạo bệnh qua đời, Võ Tắc Thiên độc bá triều chính.

Lúc này, khi cuộc đấu tranh giành quyền lực đã kết thúc, cơ thể được thả lỏng, nhu cầu bản năng vốn trước kia bị khuất lấp bởi những kế hoạch, mưu mô nay lại trở về. Vì thế, có thể nói, việc tuyển chọn nam sủng là điều tất yếu đối với một quả phụ nữ Võ Tắc Thiên.

Tiết Hoài Nghĩa, Thẩm Nam Cù, Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông,… lần lượt trở thành các sủng nam hầu hạ ngày đêm bên cạnh vị nữ hoàng duy nhất trong lịch sử. Dưới gầm trời này, không có đất nơi nào không thuộc về vua, dân dưới gầm trời này không có ai không phải là thần dân của vua.

Tuy nhiên, đàn ông trong thiên hạ Đại Đường lúc bấy giờ nhiều vô số kể và những người hy vọng có một ngày trở thành người tình bí mật của nữ hoàng họ Võ cũng không ít? Vậy, nữ hoàng Võ Tắc Thiên làm thế nào để chọn lựa cho mình một người tình xứng đáng trong vô vàn những ứng cử viên như vậy?

Những nam sủng của Võ Tắc Thiên tất thảy đều là những mỹ nam, nghĩa là những người đàn ông khôi ngô, tuấn tú. Từ những mô tả trong sử sách, có thể thấy rất rõ điều này. Tiết Hoài Nghĩa, người tình đầu tiên và cũng là một trong những người tình nổi tiếng bậc nhất của Võ Tắc Thiên được mô tả trong “Cựu Đường Thư” là một người đàn ông tướng mạo bất phàm, cao lớn, uy vũ hơn người.

Về Thẩm Nam Cù, sử liệu không ghi chép nhiều về dáng vẻ bề ngoài cũng như tướng mạo. Tuy nhiên, có thể đoán định rằng, họ Thẩm được lựa chọn vào chốn hậu cung để chuyên trị bệnh cho hoàng đế, hoàng hậu và những nhân vật hoàng thân quốc thích khác thì chắc chắn phải là một người đàn ông nho nhã, ôn hòa và đặc biệt là dịu dàng.

Về Chương Dịch Chi, sách “Cựu Đường Thư” có chép: “Tuổi ngoài đôi mươi, mặt đẹp, da trắng như con gái”. Về Trương Xương Tông, sách này cũng mô tả là “khuôn mặt đẹp tựa như hoa sen”.

 Có thể nói, anh em họ Trương là những người đàn ông rất điển trai, theo cách nói của người hiện đại. Ngoài ra, theo như sách Cựu Đường Thư thì:
“Thiên hậu (chỉ Võ Tắc Thiên) mệnh lệnh tuyển chọn những thiêu niên trắng trẻo, xinh đẹp để làm người hầu hạ bên cạnh mình”. Từ đây, có thể khẳng định, nguyên tắc số một để chọn mỹ nam của Võ Tắc Thiên chính là trẻ tuổi và có khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú.

Sủng nam của Võ Tắc Thiên đều là những người đàn ông khỏe mạnh. Sách “Cựu Đường Thư” có chép: Tiết Hoài Nghĩa “có tài đặc biệt, có thể phục vụ bên cạnh (thái hậu) được”. Vì thế, sau khi Võ Tắc Thiên thử qua đã “rất vui”. Tiết Hoài Nghĩa vì thế mà ngày càng được sủng ái.

Sau khi Tiết Hoài Nghĩa thất sủng, Thẩm Nam Cù chính là người thay thế. Sách “Đường sử diễn nghĩa” có chép: “Nam Cù có khả năng trong chuyện , không hề kém Tiết Hoài Nghĩa, Võ Tắc Thiên vì thế mà rất thích”.

Mặc dù đây chỉ là một cuốn “diễn nghĩa”, có nhiều chi tiết hư cấu, song theo lý thì việc Nam Cù có khả năng rất tốt trong chuyện là rất đáng tin.  Tới lượt anh em họ Trương, Võ Tắc Thiên ban đầu rất vừa lòng với khả năng của Trương Xương Tông. Sau đó, nghe nói “khả năng” của Dịch Chi còn lợi hại hơn cả anh, Võ Tắc Thiên liền cho triệu kiến Xương Tông và ngay lập tức Trương Xương Tông được sủng ái.

Ngoài ra, sách “Cựu Đường Thi” cũng có chép: “Quan trưởng sử Hầu Tường Vân cơ thể khỏe mạnh, sức mạnh còn hơn cả Tiết Hoài Nghĩa, nhờ vậy mà được gọi tới phục vụ Võ Tắc Thiên”. Từ những ghi chép nêu trên, có thể khẳng định, Võ Tắc Thiên khi chọn “nam sủng” rất quan tâm tới khả năng chăn gối của các ứng viên.

Trẻ tuổi, khôi ngô, tráng kiện là ba nguyên tắc quan trọng số 1 trong việc tuyển chọn mỹ nam của  Võ Tắc Thiên. Trước là vì nhu cầu, sau là để thỏa mãn sở thích. Tuy nhiên, điều đáng nói là, những người đàn ông đáp ứng đủ 3 điều kiện nêu trên liệu có thể trở thành nam sủng của nữ hoàng họ Võ hay không?

Câu trả lời không phải là chắc chắn. Chẳng phải nói đâu xa, đơn cử như văn nhân nổi tiếng đời Đường – Tống Chi Vấn đã bị Võ Tắc Thiên hắt hủi mặc dù hội đủ các tố chất cần thiết của một “nam sủng”. Sách “Tân Đường Thư” chép rằng, Tống Chi Vấn là một người tướng mạo khôi ngô, lại có tài hùng biện.

Có thể nói là tố chất của họ Tống không tồi, có thể đáp ứng được yêu cầu của nữ hoàng họ Võ. Vì thế khi Võ Tắc Thiên hạ lệnh tuyển chọn những thiếu niên khôi ngô, tuấn tú để làm người hầu hạ bên cạnh mình thì Tống Chi Vấn đã rục rịch muốn có ngày được “tựa mình rồng” nên đã viết một bài thơ để thể hiện sự ngưỡng mộ của mình với nữ hoàng.

Tuy nhiên, sau khi Võ Tắc Thiên xem xong bài thơ, lạnh lùng nói: “Ta không phải không biết Chi Vấn có tài, tuy nhiên, người này miệng có vấn đề”. Hóa ra, Tống Chi Vấn bị viêm lợi, miệng nói thường có mùi hôi khó chịu.

Vì thế, dù Tống Chi Vấn tuấn tú lại tài hoa, song Võ Tắc Thiên vẫn không chịu chọn họ Tống làm sủng nam của mình. Tống Chi Vấn vì thế mà cả đời cảm thấy hổ thẹn.

Thực tế, việc Võ Thiên từ chối Tống Chi Vấn, ngoài nguyên nhân “hôi miệng”, còn có nguyên nhân khác là do họ Tống quá lộ liễu. Võ Tắc Thiên lúc bấy giờ tuy đã là hoàng đế và dù có thích có sủng nam, song dù sao thì Võ thị vẫn là phụ nữ, do vậy vẫn muốn có sự kín đáo nhất định.

Tuy nhiên, Tống Chi Vấn lại là văn nhân, thích khoe khoang, cực đoan hóa mọi chuyện. Một người vừa có khiếm khuyết về mặt sinh lý, lại không biết kín miệng như vậy chẳng cần nói tới là Võ Tắc Thiên, một người phụ nữ thông thường dù có thích họ Tống thế nào đi nữa cũng không dám qua lại với ông ta.

Thực ra, không chỉ có Tống Chi Vấn, phàm là những người công khai tự tiến cử, bất luận là phụ thân tiến cử con hoặc tự mình tiến cử là “khôi ngô tuấn tú”, “tuổi trẻ tài cao” hay “công phu hơn người”,… đều bị Võ Tắc Thiên nhất loạt từ chối.

Ngay cả chiếu chỉ “tuyển chọn những thiếu niên xinh đẹp để đưa vào cung hầu hạ” sau khi bị các đại thần khuyên ngăn cũng đã được Võ Tắc Thiên hủy bỏ. Từ đó, có thể thấy, khi tuyển chọn nam sủng, Võ Tắc Thiên rất chú ý tới ảnh hưởng của nó tới uy tín và quyền lực của mình.

Do ảnh hưởng từ đặc tính di truyền của gia tộc, lại bị kích thích bởi việc quyền lực vô hạn của một nữ hoàng đế, nhu cầu gần gũi đàn ông của Võ Tắc Thiên những năm cuối đời rất lớn. Tuy nhiên, cho tới khi nhắm mắt xuôi tay, Võ Tắc Thiên trước sau cũng chỉ có 4 nam sủng mà thôi.

Tiết Hoài Nghĩa là do cô con gái Thiên Kim Công chúa bí mật dâng tặng. Trương Xương Tông là do Thái Bình Công chúa tiến cử, Trương Dịch Chi là do chính Trương Xương Tông giới thiệu còn Thẩm Nam Cù chính là người tình bí mật của Võ Tắc Thiên.

Hơn nữa, sau khi 4người này nhập cung, hoàn toàn không gây ra bất cứ thiệt hại hay ảnh hưởng nào đáng kể đối với triều Đại Chu do Võ Tắc Thiên xây dựng. Ngược lại, nhờ chuyện chăn gối được thỏa mãn, Võ Tắc Thiên càng như trẻ mãi không già, thi triển được hết tài năng trị quốc của mình.

Trên thực tế, ngoài việc thỏa mãn những nhu cầu bản năng, việc chiêu nạp các nam sủng của Võ Tắc Thiên còn đáp ứng nhu cầu về mặt chính trị. Võ Tắc Thiên cả đời theo đuổi quyền lực, đặc biệt là giai đoạn trước khi xưng đế và giai đoạn về già.

Với một người ôm mộng nắm giữ quyền lực tối thượng như Võ thị, rất cần có những người tâm phúc giúp đỡ mình những công việc bí mật. Trong tình huống đó, những người đầu gối tay ấm với Võ Tắc Thiên không phải nghi ngờ gì chính là những người đáng tin nhất.
Chẳng hạn, Võ Tắc Thiên để cho Tiết Hoài Nghĩa giả làm tăng nhân, rồi lệnh cho Tiết viết “Đại Vân Kinh”, tuyên truyền rằng, Võ Tắc Thiên là do Di Đà sinh ra. Đây là bước đi nhằm xây dựng nền móng cho việc xưng đế một cách hợp lý của Võ Tắc Thiên.

Sau đó, Võ Tắc Thiên lại phong cho Trương Xương Tông làm Tu sử sứ, làm nhiệm vụ viết cuốn “Tam giáo chu anh”. Theo lệnh của Võ Tắc Thiên, Trương Xương Tông đã tập hợp 26 người, đều là những danh sĩ nổi tiếng đương thời để tổ chức biên soạn cuốn sách.
Thực tế, việc biên soạn cuốn sách chỉ là phụ, mục đích thật sự của Võ Tắc Thiên là muốn bồi dưỡng đội ngũ cận thần tương lai của triều Đại Chu…

Có thể nói, nếu như không có sự giúp đỡ của những “nam sủng”, Võ Tắc Thiên chưa chắc đã lên ngôi hoàng đế một cách dễ dàng. Không có nam sủng, Võ Tắc Thiên chắc gì đã giữ được sự trẻ trung, sức sống và tinh lực để làm những công việc vốn xưa nay chỉ dành cho đàn ông: Làm chúa tể thiên hạ.

Về điểm này, với tư cách là người hưởng lợi một cách trực tiếp, Võ Tắc Thiên biết rất rõ, do vậy mà càng thêm sủng ái, cưng chiều các nam sủng của mình. Đây cũng chính là lý do mà người ta thấy Võ Tắc Thiên không hề ngần ngại trong việc phong quan thưởng tước cho những tình nhân của mình.

Võ Tắc Thiên ban đầu phong cho Tiết Hoài Nghĩa làm Lương Quốc Công, sau đó lại đổi lại là Ngạc Quốc Công, ban tặng cho Tiết đủ thứ vinh hoa phú quý. Nếu như không phải vì Tiết Hoài Nghĩa ghen tuông, dùng lửa đốt cháy Minh Đường thì hẳn Võ Tắc Thiên không nỡ lòng nào xuống tay với y.

Về sau, khi anh em Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi đắc sủng cũng quyền lực khuynh đảo triều chính một thời. Ngay cả Võ Thừa Tự, Võ Tam Tư là cháu ruột của Võ Tắc Thiên cũng phải tranh nhau cầm cương dắt ngựa cho hai anh em họ Trương. Có thể nói, Võ Tắc Thiên thực sự hết lòng hết nghĩa với những người tình của mình.

Tuy nhiên, cũng vì chuyện nam sủng, Võ Tắc Thiên bị người đời dị nghị. Nhiều người vì chuyện nam sủng mà gọi Võ Tắc Thiên là người phụ nữ dâm loạn, lăng loàn, thậm chí có người còn viết hẳn một cuốn sách nhằm bêu xấu Võ Tắc Thiên, xóa bỏ mọi công lao của Võ Tắc Thiên đã làm được.

Thực ra, dù nhu cầu về mặt sinh lý của Võ Tắc Thiên rất lớn, song trong suốt cả cuộc đời mình, mặc dù ngôi trên ngai vàng với quyền lực tột đỉnh, Võ thị cũng chỉ có 4 người tình. So với những Đường Thái Tông, Đường Cao Tông, Đường Huyền Tông thì đó chỉ là một số vô cùng nhỏ.

Thêm nữa, khi Võ Tắc Thiên chọn nam sủng, Đường Cao Tông đã qua đời. Võ Tắc Thiên lúc bấy giờ là quả phụ, độc thân, việc tìm kiếm một người bạn khác giới là chuyện bình thường, không thể nói như vậy là dâm loạn được.

Năm Thần Long thứ nhất, tức năm 705, Trương Dịch Chi phát động chính biến, giết anh em họ Trương, bức Võ Tắc Thiên phải thoái vị, nhà Đường của họ Lý được khôi phục trở lại. Sau hơn nửa thế kỷ đứng trên đỉnh cao của danh vọng và quyền lực, cuối cùng, Võ Tắc Thiên cũng không tránh được kết cục bi kịch.

Mất đi quyền lực, lại không có ai bên cạnh chăm sóc, an ủi, một phụ nữ đã ngoài 80 như Võ Tắc Thiên đương nhiên suy sụp rất nhanh. Tháng 11 năm đó, Võ Tắc Thiên bạo bệnh qua đời. Sau khi chết, Võ thị được chôn cùng với Đường Cao Tông trong Càn Lăng.
Trước cửa vào Càn Lăng có 2 tấm bia bằng đá, một tấm dành cho Đường Cao Tông và một tấm dành cho Võ Tắc Thiên. Tuy nhiên, tấm bia dành cho Võ Tắc Thiên không hề có chữ.

Người ta nói rằng, việc dành cho Võ Tắc Thiên một tấm bia không chữ là sự trừng phạt đối với những gì bà đã làm. Song điều đó cũng có nghĩa là, công hay tội của Võ Tắc Thiên sẽ do thời gian trả lời.

Những hình phạt rợn người trong chốn cung đình xưa

(Thâm cung bí sử) - Trong thời kỳ phong kiến, hai từ hình phạt luôn được người ta hiểu như những hình thức trừng trị tàn khốc thậm chí là tàn bạo, mất nhân tính: Tứ mã phanh thây, lăng trì, lột da, chém ngang người...

Hình phạt vốn là một biện pháp hữu hiệu để răn đe các phần tử tội phạm, vì thế, trong lịch sử, các vương triều rất chú trọng tới việc sửa đổi và xây dựng các bộ luật. Tuy nhiên, trong thời kỳ phong kiến, hai từ hình phạt luôn được người ta hiểu như những hình thức trừng trị tàn khốc thậm chí là tàn bạo, mất nhân tính


Trong phong kiến, hoàng đế là chúa tể thiên hạ, có quyền lực tối thượng, muốn gì được nấy. Người ta vẫn thường nói với nhau rằng: “Phổ thiên chị hạ, mạc phi vương thổ. Suất thổ chi tân, mạc phi vương thần” (nghĩa là: Khắp gầm trời này không đất nào không phải đất của vua, không có người nào không phải thần dân của vua).


Điều đó đủ thấy, quyền lực của các ông vua thời phong kiến ghê gớm tới mức nào. Tuy nhiên, người ta cũng lại nói rằng, ngôi cao không hết lạnh, các vị hoàng đế dù nắm mọi quyền sinh sát song lại luôn lo lắng cho sự tồn vong của chiếc ngai vàng.

Để củng cố chế độ và sự thống trị của gia tộc, các vị hoàng đế thời phong kiến thông thường sử dụng 2 phương pháp:
Một là giáo hóa, nghĩa là thông qua các cơ quan tuyên truyền quốc gia, 24/24 thuyết phục với các con dân của mình rằng, hoàng đế không phải là người mà là “chân mệnh thiên tử”, là con giời và họ, những con dân phàm tục tuyệt đối không được xâm phạm tới thần thánh nếu không muốn bị tai họa giáng xuống đầu.

Phương pháp thứ hai, ngược lại chính là sử dụng các biện pháp trừng phạt. Loại này thường dùng cho những kẻ “chấp mê bất ngộ”, cả gan dám phạm thượng hoàng đế, thậm chí là uy hiếp hoàng quyền thì kẻ đó phải chịu sự thừng phạt thích đáng nhất. Phải trừng phạt làm sao cho những kẻ sau phải khiếp đảm mà từ bỏ ý định đắc tội với hoàng đế từ trong trứng nước.

Xuất phát từ yêu cầu đó, các hoàng đế đã tìm kiếm những nhân tài hiếm gặp, nghiên cứu để tạo nên những hình phạt thật tàn khốc và đủ sức mang tính răn đe. Dưới đây, chúng ta sẽ thử tham khảo một vài hình phạt mang tính đại diện trong phong kiến xưa.

Ngũ mã phanh thây

Hình phatj Tứ mã phanh thây
Hình phạt tứ mã phanh thây

Ngũ mã phanh thây (hay tứ mã phanh thây) là một trong những phương pháp tuyệt vời để kiểm nghiệm cơ thể một người có dẻo dai hay không. Lúc hành hình, đầu và tứ chi của tội phạm sẽ được dùng dây thừng trói chặt.

Tiếp đó, các đầu của dây thừng này được buộc vào người những chú ngựa. Sau khi đã kiểm tra các mối buộc chắc chắn, người ta mới quất cho những con ngựa chạy về 5 hướng khác nhau khiến cơ thể tội phạm bị phân làm 5 mảnh mà chết.

Đặc điểm lớn nhất của hình phạt này đó là khiến gân cốt của tội phạm được “giãn nở hết cỡ”, cuối cùng do cơ thể bị đau đớn cùng cực, rách toác ra mà chết.

Ghi chép sớm nhất về hình phạt này xuất hiện từ thời Chiến Quốc. Một chính trị gia của nước Tần là Thương Ưởn do tội danh mưu phản mà bị xử chết bằng hình phạt này.

Điều mỉa mai chính là, nhờ các biện pháp cải cách tích cực của Thương Ưởng, nước Tần dần dần lớn mạnh, cuối cùng trở thành quốc gia thống nhất toàn bộ Trung Quốc. Tuy nhiên, bản thân Thương Ưởng cuối cùng lại bị chết không toàn thây.

Lăng trì

Hình phạt Lăng trì
Tử hình bằng cách Lăng trì
Lăng trì là một trong những hình phạt mà mọi người nghe có vẻ quen thuộc nhất, đồng thời cũng là một trong những hình phạt tử hình vào loại cao nhất. Khi hành hình, đao phủ sẽ dùng những con dao nhọn và sắc, xẻo từng miếng thịt trên người của tội phạm cho tới khi chết mới dừng lại.

Theo ghi chép thì thông thường, phạm nhân phải chịu 3.000 nhát đao như vậy thì mới có thể chết. Đặc điểm lớn nhất của phương pháp này chính là: Một mặt nó khiến những người phải chịu hình phạt phải chịu đựng sự đau đớn và sợ hãi do cái chết mang lại trong một thời gian dài.

Mặt khác, nó giúp người xem có thể chứng kiến một màn trình diễn nghệ thuật đẫm máu và tàn khốc, vừa có thể tuyên truyền kiến thức giải phẫu học phổ thông, vừa có thể giáo dục về việc phải kính sợ hoàng đế cho những người chứng kiến.

Hình phạt lăng trì xuất hiện ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ X và mới chỉ kết thúc vào đầu thế kỷ XX. Trong suốt hơn 10 thế kỷ thi hành, hình phạt lăng trì đã giết rất nhiều người. Tuy nhiên, có lẽ nổi tiếng nhất chính là cái chết của Viên Sùng Hoán, viên tướng chống Kim nổi tiếng của triều Tống, Trung Quốc.

Do bị trúng kế ly gián của quân Kim, Hoàng đế Sùng Trinh đã phán cho họ Viên tội danh tư thông với quân địch và xử tội chết với hình phạt lăng trì. Tuy nhiên, hình phạt lăng trì của họ Viên không phải là bằng dao mà do chính những người dân thường, những người mà họ Viên đã hết lòng để bảo vệ sự an nguy của họ.

Sử chép rằng, khi Viên Sùng Hoán được đưa đi diễu trên phố trước khi hành hình thì những người dân ở kinh thành, tin theo tuyên bố Viên Sùng Hoán tư thông với giặc Kim đã xông lên cắn xé ông để trả thù.

Mỗi miếng thịt trên người họ Viên lúc này trở thành một miếng ngon trong miệng quần chúng. Viên tướng lừng danh một thời chết đi trong sự đau đớn tột cùng không chỉ về thể xác mà cả tinh thần.

Chém ngang lưng

Tử hình bằng cách Chém ngang lưng
Tử hình bằng cách chém ngang lưng
So với hình thức chém đầu thì sự tàn khốc của hình phạt chém ngang lưng cao gấp 100 lần, hay nói theo ngôn ngữ hiện đại, chém ngang lưng chính là phiên bản nâng cấp của chặt đầu. Khi hành hình, đao phủ sẽ dùng đao chém vào phần dưới của lưng, khiến cơ thể đứt làm hai khúc.

Do các cơ quan quan trọng của cơ thể đều tập trung ở nửa phần trên, do vậy, sau khi hành hình, tội nhân sẽ chưa chết ngay lập tức mà còn đủ thời gian và thần trí để tận hưởng “hoàng ân” bao la của hoàng đế, thưởng thức sự đau đớn tột cùng về thể xác.

Đương nhiên, trong khoảng gian quý báu này, những người chịu hình phạt nếu như cao hứng vẫn có thể dùng máu của mình thay mực để luyện thư pháp hay viết chúc thư.

 Đây hoàn toàn không phải là chuyện đùa, mà là sự thực đã từng xảy ra trong lịch sử.

Sử chép rằng, Minh Thành Tổ Chu Đệ sau khi thực hiện chính biến, cướp ngôi của Minh Huệ Đế, tự mình lên ngôi báu. Đế bố cáo cho toàn thiên hạ biết, Chu Đệ ra lệnh cho danh nho đương thời là Phương Hiếu Nhũ viết chiếu thư tức vị.

Tuy nhiên, họ Phương cho rằng, Chu Đệ cướp ngôi của Huệ Đế, không phải là danh chính ngôn thuận, do vậy nhất định không chịu viết, ngược lại, còn mắng Chu Đệ là loài cầm thú. Đương nhiên, một ông vua tàn bạo như Chu Đệ không đời nào lại chấp nhận một kẻ dám phạm thượng với mình như vậy.

Vì thế, toàn bộ nhà họ Phương bị giết chết, riêng Phương Hiếu Nhũ phải chịu hình phạt chém ngang lưng. Chuyện kể rằng, sau khi họ Phương bị một đạo chém làm hai nửa, vẫn gắng gượng dùng tay chấm máu liên tiếp viết 13 chữ “soán” (cướp ngôi vua). Đủ thấy, họ Phương uất hận và căm thù như thế nào đối với hành vi soán đoạt của Chu Đệ.

Lột da

Sử chép, ông vua khai quốc của triều Minh là Chu Nguyên Chương vốn xuất thân từ một gia đình nông dân bình thường. Mặc dù các sử gia nịnh bợ đã thần thánh hóa sự ra đời của Chu Nguyên Chương, tuy nhiên, điều đó vẫn không thể xóa đi sự thực là cuộc sống những năm tuổi thơ của Chu Nguyên Chương vô cùng khốn khó.

Từ cuộc sống khốn khó ấy, Chu Nguyên Chương đã tự phấn đấu để cuối cùng trở thành một “chân long thiên tử”, do vậy họ Chu cực kỳ thù ghét đối với lũ tham quan ô lại. Để trừng trị bọn tham quan, Chu Nguyên Chương nghĩ ra một hình phạt khốc liệt dành riêng cho chúng: Lột da.

Theo luật pháp thời Minh, nếu như quan lại mắc tội tham nhũng mà số tiền vượt qua con số 60 lạng thì chắc chắn người đó sẽ được thưởng thức hương vị của ca phẫu thuật có một không hai này.
Khi hành hình, đao phủ sẽ dùng dao rạch một đường dọc theo sống lưng của tội phạm, sau đó, từ miệng của vết rạch, đao phủ sẽ dần dần lọc da của tội phạm về hai hướng. Chỉ một lúc sau, toàn bộ phần lưng của tội phạm bị lột sạch.

Và chỉ một lúc sau đó, da của người chịu hình phạt này sẽ hoàn toàn biến mất. Điểm tàn khốc của hình phạt này chính là, sau khi da trên toàn thân đã bị lột sạch, người phải nhận hình phạt làm sao để đối diện với khoảng thời gian chờ đợi thần chết tới đón mình.

Hình phạt vốn là một biện pháp hữu hiệu để răn đe các phần tử tội phạm, vì thế, trong lịch sử, các vương triều rất chú trọng tới việc sửa đổi và xây dựng các bộ luật.

Tuy nhiên, trong thời kỳ phong kiến, hai từ hình phạt luôn được người ta hiểu như những hình thức trừng trị tàn khốc thậm chí là tàn bạo, mất nhân tính. Những hình phạt vừa kể trên thực tế chỉ là một trong số ít những hình phạt thảm khốc được sử dụng dưới thời quân chủ chuyên chế mà thôi.
  • Đại Nam