PhotobucketPhotobucket GUESTBOOK PhotobucketPhotobucket

Photobucket Blog

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Những hình phạt rợn người trong chốn cung đình xưa

(Thâm cung bí sử) - Trong thời kỳ phong kiến, hai từ hình phạt luôn được người ta hiểu như những hình thức trừng trị tàn khốc thậm chí là tàn bạo, mất nhân tính: Tứ mã phanh thây, lăng trì, lột da, chém ngang người...

Hình phạt vốn là một biện pháp hữu hiệu để răn đe các phần tử tội phạm, vì thế, trong lịch sử, các vương triều rất chú trọng tới việc sửa đổi và xây dựng các bộ luật. Tuy nhiên, trong thời kỳ phong kiến, hai từ hình phạt luôn được người ta hiểu như những hình thức trừng trị tàn khốc thậm chí là tàn bạo, mất nhân tính


Trong phong kiến, hoàng đế là chúa tể thiên hạ, có quyền lực tối thượng, muốn gì được nấy. Người ta vẫn thường nói với nhau rằng: “Phổ thiên chị hạ, mạc phi vương thổ. Suất thổ chi tân, mạc phi vương thần” (nghĩa là: Khắp gầm trời này không đất nào không phải đất của vua, không có người nào không phải thần dân của vua).


Điều đó đủ thấy, quyền lực của các ông vua thời phong kiến ghê gớm tới mức nào. Tuy nhiên, người ta cũng lại nói rằng, ngôi cao không hết lạnh, các vị hoàng đế dù nắm mọi quyền sinh sát song lại luôn lo lắng cho sự tồn vong của chiếc ngai vàng.

Để củng cố chế độ và sự thống trị của gia tộc, các vị hoàng đế thời phong kiến thông thường sử dụng 2 phương pháp:
Một là giáo hóa, nghĩa là thông qua các cơ quan tuyên truyền quốc gia, 24/24 thuyết phục với các con dân của mình rằng, hoàng đế không phải là người mà là “chân mệnh thiên tử”, là con giời và họ, những con dân phàm tục tuyệt đối không được xâm phạm tới thần thánh nếu không muốn bị tai họa giáng xuống đầu.

Phương pháp thứ hai, ngược lại chính là sử dụng các biện pháp trừng phạt. Loại này thường dùng cho những kẻ “chấp mê bất ngộ”, cả gan dám phạm thượng hoàng đế, thậm chí là uy hiếp hoàng quyền thì kẻ đó phải chịu sự thừng phạt thích đáng nhất. Phải trừng phạt làm sao cho những kẻ sau phải khiếp đảm mà từ bỏ ý định đắc tội với hoàng đế từ trong trứng nước.

Xuất phát từ yêu cầu đó, các hoàng đế đã tìm kiếm những nhân tài hiếm gặp, nghiên cứu để tạo nên những hình phạt thật tàn khốc và đủ sức mang tính răn đe. Dưới đây, chúng ta sẽ thử tham khảo một vài hình phạt mang tính đại diện trong phong kiến xưa.

Ngũ mã phanh thây

Hình phatj Tứ mã phanh thây
Hình phạt tứ mã phanh thây

Ngũ mã phanh thây (hay tứ mã phanh thây) là một trong những phương pháp tuyệt vời để kiểm nghiệm cơ thể một người có dẻo dai hay không. Lúc hành hình, đầu và tứ chi của tội phạm sẽ được dùng dây thừng trói chặt.

Tiếp đó, các đầu của dây thừng này được buộc vào người những chú ngựa. Sau khi đã kiểm tra các mối buộc chắc chắn, người ta mới quất cho những con ngựa chạy về 5 hướng khác nhau khiến cơ thể tội phạm bị phân làm 5 mảnh mà chết.

Đặc điểm lớn nhất của hình phạt này đó là khiến gân cốt của tội phạm được “giãn nở hết cỡ”, cuối cùng do cơ thể bị đau đớn cùng cực, rách toác ra mà chết.

Ghi chép sớm nhất về hình phạt này xuất hiện từ thời Chiến Quốc. Một chính trị gia của nước Tần là Thương Ưởn do tội danh mưu phản mà bị xử chết bằng hình phạt này.

Điều mỉa mai chính là, nhờ các biện pháp cải cách tích cực của Thương Ưởng, nước Tần dần dần lớn mạnh, cuối cùng trở thành quốc gia thống nhất toàn bộ Trung Quốc. Tuy nhiên, bản thân Thương Ưởng cuối cùng lại bị chết không toàn thây.

Lăng trì

Hình phạt Lăng trì
Tử hình bằng cách Lăng trì
Lăng trì là một trong những hình phạt mà mọi người nghe có vẻ quen thuộc nhất, đồng thời cũng là một trong những hình phạt tử hình vào loại cao nhất. Khi hành hình, đao phủ sẽ dùng những con dao nhọn và sắc, xẻo từng miếng thịt trên người của tội phạm cho tới khi chết mới dừng lại.

Theo ghi chép thì thông thường, phạm nhân phải chịu 3.000 nhát đao như vậy thì mới có thể chết. Đặc điểm lớn nhất của phương pháp này chính là: Một mặt nó khiến những người phải chịu hình phạt phải chịu đựng sự đau đớn và sợ hãi do cái chết mang lại trong một thời gian dài.

Mặt khác, nó giúp người xem có thể chứng kiến một màn trình diễn nghệ thuật đẫm máu và tàn khốc, vừa có thể tuyên truyền kiến thức giải phẫu học phổ thông, vừa có thể giáo dục về việc phải kính sợ hoàng đế cho những người chứng kiến.

Hình phạt lăng trì xuất hiện ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ X và mới chỉ kết thúc vào đầu thế kỷ XX. Trong suốt hơn 10 thế kỷ thi hành, hình phạt lăng trì đã giết rất nhiều người. Tuy nhiên, có lẽ nổi tiếng nhất chính là cái chết của Viên Sùng Hoán, viên tướng chống Kim nổi tiếng của triều Tống, Trung Quốc.

Do bị trúng kế ly gián của quân Kim, Hoàng đế Sùng Trinh đã phán cho họ Viên tội danh tư thông với quân địch và xử tội chết với hình phạt lăng trì. Tuy nhiên, hình phạt lăng trì của họ Viên không phải là bằng dao mà do chính những người dân thường, những người mà họ Viên đã hết lòng để bảo vệ sự an nguy của họ.

Sử chép rằng, khi Viên Sùng Hoán được đưa đi diễu trên phố trước khi hành hình thì những người dân ở kinh thành, tin theo tuyên bố Viên Sùng Hoán tư thông với giặc Kim đã xông lên cắn xé ông để trả thù.

Mỗi miếng thịt trên người họ Viên lúc này trở thành một miếng ngon trong miệng quần chúng. Viên tướng lừng danh một thời chết đi trong sự đau đớn tột cùng không chỉ về thể xác mà cả tinh thần.

Chém ngang lưng

Tử hình bằng cách Chém ngang lưng
Tử hình bằng cách chém ngang lưng
So với hình thức chém đầu thì sự tàn khốc của hình phạt chém ngang lưng cao gấp 100 lần, hay nói theo ngôn ngữ hiện đại, chém ngang lưng chính là phiên bản nâng cấp của chặt đầu. Khi hành hình, đao phủ sẽ dùng đao chém vào phần dưới của lưng, khiến cơ thể đứt làm hai khúc.

Do các cơ quan quan trọng của cơ thể đều tập trung ở nửa phần trên, do vậy, sau khi hành hình, tội nhân sẽ chưa chết ngay lập tức mà còn đủ thời gian và thần trí để tận hưởng “hoàng ân” bao la của hoàng đế, thưởng thức sự đau đớn tột cùng về thể xác.

Đương nhiên, trong khoảng gian quý báu này, những người chịu hình phạt nếu như cao hứng vẫn có thể dùng máu của mình thay mực để luyện thư pháp hay viết chúc thư.

 Đây hoàn toàn không phải là chuyện đùa, mà là sự thực đã từng xảy ra trong lịch sử.

Sử chép rằng, Minh Thành Tổ Chu Đệ sau khi thực hiện chính biến, cướp ngôi của Minh Huệ Đế, tự mình lên ngôi báu. Đế bố cáo cho toàn thiên hạ biết, Chu Đệ ra lệnh cho danh nho đương thời là Phương Hiếu Nhũ viết chiếu thư tức vị.

Tuy nhiên, họ Phương cho rằng, Chu Đệ cướp ngôi của Huệ Đế, không phải là danh chính ngôn thuận, do vậy nhất định không chịu viết, ngược lại, còn mắng Chu Đệ là loài cầm thú. Đương nhiên, một ông vua tàn bạo như Chu Đệ không đời nào lại chấp nhận một kẻ dám phạm thượng với mình như vậy.

Vì thế, toàn bộ nhà họ Phương bị giết chết, riêng Phương Hiếu Nhũ phải chịu hình phạt chém ngang lưng. Chuyện kể rằng, sau khi họ Phương bị một đạo chém làm hai nửa, vẫn gắng gượng dùng tay chấm máu liên tiếp viết 13 chữ “soán” (cướp ngôi vua). Đủ thấy, họ Phương uất hận và căm thù như thế nào đối với hành vi soán đoạt của Chu Đệ.

Lột da

Sử chép, ông vua khai quốc của triều Minh là Chu Nguyên Chương vốn xuất thân từ một gia đình nông dân bình thường. Mặc dù các sử gia nịnh bợ đã thần thánh hóa sự ra đời của Chu Nguyên Chương, tuy nhiên, điều đó vẫn không thể xóa đi sự thực là cuộc sống những năm tuổi thơ của Chu Nguyên Chương vô cùng khốn khó.

Từ cuộc sống khốn khó ấy, Chu Nguyên Chương đã tự phấn đấu để cuối cùng trở thành một “chân long thiên tử”, do vậy họ Chu cực kỳ thù ghét đối với lũ tham quan ô lại. Để trừng trị bọn tham quan, Chu Nguyên Chương nghĩ ra một hình phạt khốc liệt dành riêng cho chúng: Lột da.

Theo luật pháp thời Minh, nếu như quan lại mắc tội tham nhũng mà số tiền vượt qua con số 60 lạng thì chắc chắn người đó sẽ được thưởng thức hương vị của ca phẫu thuật có một không hai này.
Khi hành hình, đao phủ sẽ dùng dao rạch một đường dọc theo sống lưng của tội phạm, sau đó, từ miệng của vết rạch, đao phủ sẽ dần dần lọc da của tội phạm về hai hướng. Chỉ một lúc sau, toàn bộ phần lưng của tội phạm bị lột sạch.

Và chỉ một lúc sau đó, da của người chịu hình phạt này sẽ hoàn toàn biến mất. Điểm tàn khốc của hình phạt này chính là, sau khi da trên toàn thân đã bị lột sạch, người phải nhận hình phạt làm sao để đối diện với khoảng thời gian chờ đợi thần chết tới đón mình.

Hình phạt vốn là một biện pháp hữu hiệu để răn đe các phần tử tội phạm, vì thế, trong lịch sử, các vương triều rất chú trọng tới việc sửa đổi và xây dựng các bộ luật.

Tuy nhiên, trong thời kỳ phong kiến, hai từ hình phạt luôn được người ta hiểu như những hình thức trừng trị tàn khốc thậm chí là tàn bạo, mất nhân tính. Những hình phạt vừa kể trên thực tế chỉ là một trong số ít những hình phạt thảm khốc được sử dụng dưới thời quân chủ chuyên chế mà thôi.
  • Đại Nam
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét