Tử cung là nơi thai nhi cư ngụ và sinh trưởng, nó là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Vì vậy người phụ nữ cần đặc biệt chăm sóc tốt tử cung. Một số hành động gây hại cho tử cung cần được biết và tránh xa để bảo vệ tử cung an toàn.
1. Rối loạn và tình dục bẩn
Cuộc sống "tình dục bẩn" có thể gây ra viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, xói mòn cổ tử cung, viêm ống dẫn trứng. Đừng đánh giá thấp các bệnh nhiễm trùng bởi chúng là những tác nhân âm thầm dẫn đến ung thư âm hộ, âm đạo, ung thư cổ tử cung, ung thư ống dẫn trứng và các yếu tố nguy cơ quan trọng khác.
Ngoài ra, quan hệ tình dục sớm, thường xuyên quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt… là một trong những tiền tố quan trọng trong bệnh ung thư cổ tử cung. Vì vậy, giữ gìn, kiểm soát vệ sinh sạch sẽ vùng kín, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục là nhiệm vụ chính, cơ bản bảo vệ tử cung.
2. Ba tháng đầu và một tháng trước sinh nên tránh quan hệ tình dục
Ba tháng đầu của thai kỳ không nên quan hệ tình dục. Tại thời điểm này phôi thai chưa gắn liền vững chắc với tử cung. Khi quan hệ tình dục, các cơn co thắt tử cung mạnh mẽ trong khi cực khoái có nguy cơ gián đoạn thai kỳ. Đặc biệt nó dễ chảy máu âm đạo, đe doạ việc sảy thai.
Quan hệ tình dục vào đầu thai kỳ còn cần phải chú ý đến nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Mang thai, vùng kín tăng tiết dịch, dễ loét đồng thời còn làm suy yếu sức đề kháng của những lợi khuẩn. Nếu nhiễm trùng do vi khuẩn có thể tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, hãy luôn chú ý đến việc duy trì vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt trước khi quan hệ tình dục.
Sau ba tháng mang thai vẫn nên hạn chế quan hệ tình dục vì nó kích thích co bóp tử cung và gây ra sảy thai, sinh non, chảy máu tử cung hoặc sốt hậu sản. Đặc biệt là 4 tuần cuối của thai kỳ, quan hệ tình dục có thể gây viêm màng não bào thai, dẫn đến vỡ màng ối sớm, sinh non và nguy cơ nhiễm trùng hậu sản.
Một tháng trước ngày dự sinh hoặc ba tuần sau khi thai nhi đã trưởng thành, cổ tử cung dần dần mở ra. Nếu thời gian này quan hệ tình dục, nước ối nhiều khả năng bị nhiễm trùng. Ngoài ra có thể gây sinh non, thai nhi trong bụng mẹ cũng có thể bị nhiễm khuẩn bởi người mẹ cũng như tác động của bệnh, dẫn đến phát triển thể chất và tinh thần suy giảm.
Với những người có tiền sử sẩy thai, phá thai thì nên tuyệt đối tránh giao hợp trong toàn bộ thai kỳ để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.
3. Sa tử cung
Sau khi sinh cổ tử cung vẫn còn to và nặng, trong khi các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn đang mềm yếu, chưa phục hồi sau thai nghén. Nếu sớm ngồi xổm hoặc làm công việc nặng nhọc sẽ khiến dạ con dễ bị sa xuống dưới. Những phụ nữ sinh con nhiều lần có nguy cơ sa tử cung cao hơn.
4. Sinh thai dị tật
Sinh thai dị tật gây nguy hiểm cho sự an toàn của tử cung, đồng thời gây ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý người mẹ và gia đình. Những người có nguy cơ sinh thai dị tật thuộc một trong những nhóm sau đây:
Tuổi của phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 38, do trứng bị lão hóa, thậm chí chứa nhiều bất thường dẫn dến dị tật bẩm sinh hoặc có nguy cơ lớn mắc hội chứng Down. Nếu người chồng trên 50 tuổi, người vợ trẻ hơn thì tinh trùng có sự lão hóa cũng cần phải thực hiện kiểm tra sinh thai dị tật.
Thường xuyên nạo phá thai, sinh non hoặc thai chết trong tử cung thường do một hoặc cả hai vợ chồng gây ra bởi các bất thường nhiễm sắc thể, khi mang thai lần nữa cũng thuộc nhóm nguy cơ.
Gia đình bị dị tật chuyển hóa bẩm sinh.
Các cặp vợ chồng kết hôn gần huyết thống.
3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai thường bị rubella, herpes zoster, herpes simplex, bệnh cytomegalovirus và nhiễm virus khác, do nhiễm trùng dễ bị dị tật thai nhi cần phải thực hiện tất cả các kiểm tra để xác định thai nhi có phát triển bất thường hay không.
Cũng trong thời kỳ đầu này nếu thai phụ đã sử dụng thuốc có thể gây dị tật bào thai, hoặc nhận phải vật liệu bức xạ dễ gây dị tật thai nhi cần đến các trung tâm tư vấn trước sinh để kiểm tra, xem xét.
5. Bỏ qua việc thường xuyên chăm sóc trước khi sinh
Phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai cần có hệ thống chăm sóc chi tiết và kịp thời trước khi sinh. Lợi ích của nó là:
- Hiểu biết về sự phát triển thai nhi và sự thay đổi của người mẹ sẽ dễ dàng điều trị sớm nếu phát hiện bất thường.
- Tăng cường bảo vệ sức khỏe bà mẹ và bào thai.
- Thông qua một hệ thống quan sát toàn diện có thể xác định phương pháp điều trị và lựa chọn hình thức sinh để đảm bảo an toàn.
6. Phá thai lén lút
Một số người vì nhiều lý do phá thai lén lút, hoặc sinh con vắt… nhất là lại thực hiện ở những cơ sở y tế thiếu uy tín. Những thủ thuật đó gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhiều thiệt hại hoặc nhiễm trùng tử cung thứ cấp, các biến chứng nghiêm trọng thậm chí gây ra một sự ám ảnh suốt đời về tâm lý.
Vì sức khỏe của chính mình và hạnh phúc gia đình, phụ nữ cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đi đến quyết định phá thai cũng như lựa chon nơi để chấm dứt thai kỳ.
7. Hơn 3 lần mang thai hoặc đa thai
Mỗi thai phụ sau một lần sinh nở thì tử cung sẽ gia tăng một nguy cơ, nếu nhiều hơn 3 lần mang thai liên tiếp thì tỷ lệ nguy cơ tử cung cũng sẽ tăng lên đáng kể. Phụ nữ mang đa thai khi chuyển dạ, tử cung nở to hơn bình thường, thời gian chuyển dạ lâu hơn, khó khăn hơn. Sau sinh, mẹ dễ có nguy cơ bị băng huyết, nếu không đảm bảo điều kiện dinh dưỡng, sức khỏe sẽ dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là bị vỡ tử cung.
8. Vỡ tử cung
Phụ nữ mang thai trong quá trình chuyển dạ khó khăn hoặc kéo dài quá mức sản xuất oxytocin dẫn đến vỡ tử cung.
Cơ tử cung hay tử cung phân khúc trong khi mang thai hoặc sinh con được gọi là vỡ tử cung. Đó là một biến chứng sản khoa nghiêm trọng thường dẫn đến cái chết của đứa trẻ hoặc người mẹ.
Muốn phòng chống vỡ tử cung, phải làm tốt việc quản lý thai nghén. Sản phụ phải tự giác đến khám thai định kỳ ít nhất 3 lần hoặc mỗi tháng một lần (tháng cuối mỗi tuần một lần) để phát hiện trước những nguyên nhân có thể gây vỡ tử cung.
Những người có tiền sử đẻ khó hay phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của cán bộ y tế, phải đến các cơ sở y tế có trung tâm phẫu thuật để theo dõi và đẻ. Trường hợp có vết mổ đẻ cũ, phải tới nằm viện trước khi chuyển dạ 10 ngày để theo dõi sát sao.
Theo Afamily
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét