Bạn nên cân nhắc các yếu tố chất liệu, bánh xe, tay kéo cũng như kích thước và màu sắc của chiếc vali trước khi quyết định mua.
Vali
rất quan trọng đối với những người thường xuyên di chuyển khi chúng
luôn kè kè bên cạnh để lưu trữ những đồ vật quan trọng nhất. Có rất
nhiều loại và giá cả cũng khác nhau. Vì thế, các yếu tố sau sẽ giúp bạn
khỏi phải lăn tăn khi chọn mua vali cho mình.
Chất liệu
Chất liệu làm nên sự khác biệt lớn nhất giữa các loại vali, ảnh hưởng đến độ bền, vẻ thời trang và đương nhiên là cả giá thành. Chất liệu làm vali thường là vải polyester, vải pha sợi nilon tổng hợp và nhựa polycarbonate.
Vải polyester có giá rẻ nhất và cũng có độ bền thấp nhất trong 3 loại chất liệu. Chúng được bán khá nhiều ở những quầy bán bình dân ở các khu chợ. Đồng nghĩa với giá rẻ là tuổi thọ của những chiếc vali này cũng không cao, do đó cũng ít được lựa chọn.
Trái
lại, vải pha nilon tỏ ra là chất liệu ưu việt hơn với trọng lượng nhẹ
và dai bền nên đa số vali được làm bằng chất liệu này. Nó cũng được sử
dụng trong một số loại quân trang quân dụng dành cho quân đội; do đó,
bạn có thể khá yên tâm về tuổi thọ sử dụng.
Đặc biệt, với chiếc vali làm bằng vải pha nilon thì bạn có thể thoải mái gói đồ, gia tăng diện tích với các chiêu "nhồi nhét" đồ đạc do chúng có tính đàn hồi nhẹ và chống thấm nước ở mức độ trung bình. Hơn nữa, bạn không phải quá lo lắng về cân nặng khi đi qua cửa check in vì bản thân chiếc vali này có trọng lượng không đáng kể.
Đắt tiền nhất là vali làm từ nhựa polycarbonate cứng. Đa số vali của các thương hiệu nổi tiếng đều sử dụng loại này.
Ưu điểm lớn nhất của nó là không thấm nước, tránh được tối đa các va đập, đặc biệt đối với các hành lý dễ vỡ. Do vẻ ngoài trông đẹp mắt và sang trọng nên đây là sự lựa chọn số 1 của các sao. Tuy nhiên, cũng chính vì bản chất cứng mà chúng rất dễ bị xước xát trong quá trình vận chuyển trước và sau chuyến bay, đặc biệt là ở các sân bay nội địa. Ngoài ra, trọng lượng của chúng cũng nặng hơn 2 loại còn lại.
Trước băn khoăn nên chọn loại cứng hay mềm, bạn nên cân nhắc tới mức độ thường xuyên cũng như mục đích sử dụng. Nếu di chuyển ít như đi công tác, cần bảo vệ tối đa cho đồ đạc như quà lưu niệm dễ vỡ thì bạn có thể chọn vali cứng, còn đặt tiêu nhị gọn nhẹ, thoải mái lê la khắp nơi như đi du lịch bụi thì vali vải hữu dụng hơn cả.
Bánh xe
Nếu chưa thực sự lâm nạn với chiếc vali gãy "chân", chắc bạn sẽ khó tưởng tượng: cả chiếc vali to đùng nhưng chiếc bánh xe bé xíu lại có tầm quan trọng tới vậy. Một chiếc bị hỏng hay gãy cũng sẽ khiến bạn lập tức phải đi mua cái vali mới bởi chỉ cần kéo lê không bánh xe vài trăm mét thì dù là làm từ nhựa cứng nó cũng không chịu nổi. Thông thường, các nhà sản xuất sẽ đưa ra 2 sự lựa chọn: đó là loại 2 bánh và loại 4 bánh.
Loại 4 bánh
Loại 4 bánh được sản xuất dành cho loại vali vỏ cứng. Bạn sẽ tiết kiệm tối đa sức lực khi chỉ cần đẩy nhẹ nhàng theo phương thẳng đứng, thay vì dùng sức để kéo góc 45 độ. Bạn sẽ thấy ghen tị vô cùng với hành khách bên cạnh khi họ nhẹ nhàng đẩy hành lý trên 4 bánh xe còn mình thì hì hục dồn sức để kéo lê hành lý phía sau. Đây là lựa chọn số một cho những ai có nhiều đồ đạc và di chuyển trên sân bay hoặc nhà ga bằng phẳng, ít chướng ngại vật.
Loại 2 bánh
Loại 2 bánh thì truyền thống hơn nên dễ tìm mua hơn, với giá cũng rẻ hơn. Loại này không tiện dụng bằng loại 4 bánh nhưng lại tỏ ra có nhiều ưu thế khi đi trên các địa hình gồ ghề. Tay kéo của bạn sẽ giúp định hướng khối hành lý phía sau đi qua chặng đường đầy sỏi đá. Nếu dùng 4 bánh với hành lý ở phía trước, sẽ khá khó khăn trong việc định hướng. Loại bánh này cũng thường được gắn chìm (chỉ hở 1/3 bánh) nên khá bền, giảm được các tác động vật lý từ bên ngoài nên thích hợp để đi phượt.
Tay kéo
Sau bánh xe, bạn nên quan tâm đến tay kéo, đặc biệt là với loại vali 2 bánh vì với loại 4 bánh, đôi khi bạn có thể đẩy mà không cần đến tay cầm.
Tay kéo sẽ giúp bạn di chuyển với tư thế thẳng lưng và định hướng cho chiếc vali trên đường. Bạn có thể kiểm tra chất lượng bằng cách kéo ra rút vào nhiều lần xem nó có trơn tru hay không, nếu quá mắc hay quá lỏng cũng đều không phù hợp.
Chất liệu tay kéo nên là thép không rỉ hoặc hợp kim nhôm. Nếu không, bạn cần kiểm tra các mối nối và lớn mạ bên ngoài có tin cậy hay không. Khi không sử dụng, nên đóng tay kéo để tiết kiệm diện tích, tránh va đập gây ra cong, gãy khi vận chuyển.
Kích thước
Có khá nhiều kích cỡ vali được thiết kế để phục vụ các mục đích khác nhau. Bạn có thể cân nhắc các chuyến đi của mình thiên về công tác hay du lịch, trong thời gian bao lâu và nhu cầu của bản thân trước khi quyết định rút hầu bao.
Một yếu tố khác quan trọng không kém mà ít được người mua quan tâm, đó là vóc dáng của người sử dụng. Theo các nghiên cứu khoa học, chiều cao của vali từ giữa đùi đến ngang hông là thích hợp nhất để việc di chuyển được dễ dàng nhất.
Màu sắc
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một chút khi lựa chọn màu sắc cho chiếc vali - bạn đồng hành của mình. Các màu sáng và nổi bật như đỏ, xanh cobalt, vàng hay hồng thì giúp bạn dễ dàng nhận ra vali của mình trên băng chuyền hành lý từ xa. Trong khi đó, vali tối màu như đen, ghi, nâu lại dường như sạch sẽ và bền hơn.
Một mẹo nhỏ rất hay được nhiều người truyền tai nhau: nếu chọn những màu tối, để chiếc vali không bị "chìm nghỉm" giữa vô vàn chiếc giống hệt nhau, bạn có thể dùng một vài "dấu hiệu" đặc biệt như dải ruy băng sặc rỡ, chiếc tag bắt mắt và có thích thước to... Vì trên thực tế, bảng tên dán bằng băng dính rất dễ bong khi vận chuyển.
Chất liệu
Chất liệu làm nên sự khác biệt lớn nhất giữa các loại vali, ảnh hưởng đến độ bền, vẻ thời trang và đương nhiên là cả giá thành. Chất liệu làm vali thường là vải polyester, vải pha sợi nilon tổng hợp và nhựa polycarbonate.
Vải polyester có giá rẻ nhất và cũng có độ bền thấp nhất trong 3 loại chất liệu. Chúng được bán khá nhiều ở những quầy bán bình dân ở các khu chợ. Đồng nghĩa với giá rẻ là tuổi thọ của những chiếc vali này cũng không cao, do đó cũng ít được lựa chọn.
Vali chất liệu nilon phù hợp nhất với dân phượt.
|
Đặc biệt, với chiếc vali làm bằng vải pha nilon thì bạn có thể thoải mái gói đồ, gia tăng diện tích với các chiêu "nhồi nhét" đồ đạc do chúng có tính đàn hồi nhẹ và chống thấm nước ở mức độ trung bình. Hơn nữa, bạn không phải quá lo lắng về cân nặng khi đi qua cửa check in vì bản thân chiếc vali này có trọng lượng không đáng kể.
Đắt tiền nhất là vali làm từ nhựa polycarbonate cứng. Đa số vali của các thương hiệu nổi tiếng đều sử dụng loại này.
Ưu điểm lớn nhất của nó là không thấm nước, tránh được tối đa các va đập, đặc biệt đối với các hành lý dễ vỡ. Do vẻ ngoài trông đẹp mắt và sang trọng nên đây là sự lựa chọn số 1 của các sao. Tuy nhiên, cũng chính vì bản chất cứng mà chúng rất dễ bị xước xát trong quá trình vận chuyển trước và sau chuyến bay, đặc biệt là ở các sân bay nội địa. Ngoài ra, trọng lượng của chúng cũng nặng hơn 2 loại còn lại.
Trước băn khoăn nên chọn loại cứng hay mềm, bạn nên cân nhắc tới mức độ thường xuyên cũng như mục đích sử dụng. Nếu di chuyển ít như đi công tác, cần bảo vệ tối đa cho đồ đạc như quà lưu niệm dễ vỡ thì bạn có thể chọn vali cứng, còn đặt tiêu nhị gọn nhẹ, thoải mái lê la khắp nơi như đi du lịch bụi thì vali vải hữu dụng hơn cả.
Bánh xe
Nếu chưa thực sự lâm nạn với chiếc vali gãy "chân", chắc bạn sẽ khó tưởng tượng: cả chiếc vali to đùng nhưng chiếc bánh xe bé xíu lại có tầm quan trọng tới vậy. Một chiếc bị hỏng hay gãy cũng sẽ khiến bạn lập tức phải đi mua cái vali mới bởi chỉ cần kéo lê không bánh xe vài trăm mét thì dù là làm từ nhựa cứng nó cũng không chịu nổi. Thông thường, các nhà sản xuất sẽ đưa ra 2 sự lựa chọn: đó là loại 2 bánh và loại 4 bánh.
Các ngôi sao ưa chuộng loại vali vỏ cứng, 4 bánh của các nhãn hiệu đắt tiền.
|
Loại 4 bánh được sản xuất dành cho loại vali vỏ cứng. Bạn sẽ tiết kiệm tối đa sức lực khi chỉ cần đẩy nhẹ nhàng theo phương thẳng đứng, thay vì dùng sức để kéo góc 45 độ. Bạn sẽ thấy ghen tị vô cùng với hành khách bên cạnh khi họ nhẹ nhàng đẩy hành lý trên 4 bánh xe còn mình thì hì hục dồn sức để kéo lê hành lý phía sau. Đây là lựa chọn số một cho những ai có nhiều đồ đạc và di chuyển trên sân bay hoặc nhà ga bằng phẳng, ít chướng ngại vật.
Loại 2 bánh
Loại 2 bánh thì truyền thống hơn nên dễ tìm mua hơn, với giá cũng rẻ hơn. Loại này không tiện dụng bằng loại 4 bánh nhưng lại tỏ ra có nhiều ưu thế khi đi trên các địa hình gồ ghề. Tay kéo của bạn sẽ giúp định hướng khối hành lý phía sau đi qua chặng đường đầy sỏi đá. Nếu dùng 4 bánh với hành lý ở phía trước, sẽ khá khó khăn trong việc định hướng. Loại bánh này cũng thường được gắn chìm (chỉ hở 1/3 bánh) nên khá bền, giảm được các tác động vật lý từ bên ngoài nên thích hợp để đi phượt.
Tay kéo
Sau bánh xe, bạn nên quan tâm đến tay kéo, đặc biệt là với loại vali 2 bánh vì với loại 4 bánh, đôi khi bạn có thể đẩy mà không cần đến tay cầm.
Tay kéo sẽ giúp bạn di chuyển với tư thế thẳng lưng và định hướng cho chiếc vali trên đường. Bạn có thể kiểm tra chất lượng bằng cách kéo ra rút vào nhiều lần xem nó có trơn tru hay không, nếu quá mắc hay quá lỏng cũng đều không phù hợp.
Chất liệu tay kéo nên là thép không rỉ hoặc hợp kim nhôm. Nếu không, bạn cần kiểm tra các mối nối và lớn mạ bên ngoài có tin cậy hay không. Khi không sử dụng, nên đóng tay kéo để tiết kiệm diện tích, tránh va đập gây ra cong, gãy khi vận chuyển.
Tag sặc rỡ giúp chiếc vali được nhận ra từ xa. Ảnh: romantichome.
|
Có khá nhiều kích cỡ vali được thiết kế để phục vụ các mục đích khác nhau. Bạn có thể cân nhắc các chuyến đi của mình thiên về công tác hay du lịch, trong thời gian bao lâu và nhu cầu của bản thân trước khi quyết định rút hầu bao.
Một yếu tố khác quan trọng không kém mà ít được người mua quan tâm, đó là vóc dáng của người sử dụng. Theo các nghiên cứu khoa học, chiều cao của vali từ giữa đùi đến ngang hông là thích hợp nhất để việc di chuyển được dễ dàng nhất.
Màu sắc
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một chút khi lựa chọn màu sắc cho chiếc vali - bạn đồng hành của mình. Các màu sáng và nổi bật như đỏ, xanh cobalt, vàng hay hồng thì giúp bạn dễ dàng nhận ra vali của mình trên băng chuyền hành lý từ xa. Trong khi đó, vali tối màu như đen, ghi, nâu lại dường như sạch sẽ và bền hơn.
Một mẹo nhỏ rất hay được nhiều người truyền tai nhau: nếu chọn những màu tối, để chiếc vali không bị "chìm nghỉm" giữa vô vàn chiếc giống hệt nhau, bạn có thể dùng một vài "dấu hiệu" đặc biệt như dải ruy băng sặc rỡ, chiếc tag bắt mắt và có thích thước to... Vì trên thực tế, bảng tên dán bằng băng dính rất dễ bong khi vận chuyển.
Nguồn tin: Ngôi Sao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét