PhotobucketPhotobucket GUESTBOOK PhotobucketPhotobucket

Photobucket Blog

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Những loại khách làng chơi được "chuộng" nhất chốn lầu xanh

Thâm cung bí sử) - Lâu nay, khi nhắc đến kỹ nữ người ta thường nghĩ tới những cô gái bán thân nuôi miệng, tới cảnh hoan lạc giường chiếuhellip; Trên thực tế thì những kỹ nữ thời cổ đại ở các nước Đông Á không phải ai cũng bán dâm.

Đến thời nhà Minh, hoàng đế Chu Nguyên Chương cho phép mở kỹ viện một cách công khai ở các địa phương để phục vụ cho quan lại. Chính vì thế mới đẻ ra khái niệm “quan kỹ” và “tư kỹ”. Để được hiến thân, những khách làng chơi cũng phải trải qua giai đoạn cưa cẩm, tán tỉnh, tặng quà giống như một đôi tình nhân thực sự. Một khi đã không lọt vào “mắt xanh” của , thì dù khách làng chơi có vung cả núi tiền cũng không bao giờ có thể động vào một ngón tay của . Vậy những khách làng chơi nào được các kỹ nữ “ưa chuộng” nhất? 

Lâu nay, khi nhắc đến kỹ nữ người ta thường nghĩ tới những lầu xanh son son phấn phấn, tới những cô gái bán thân nuôi miệng, tới cảnh hoan lạc giường chiếu… Trên thực tế thì những kỹ nữ thời cổ đại ở các nước Đông Á không phải ai cũng .

Kỹ nữ, ban đầu chỉ những người phụ nữ được đào tạo và có những kỹ năng như ca hát, làm thơ, đánh đàn,… phục vụ cho những người giàu có, hiển đạt, từ quan lại cho tới văn nhân.
Những người phụ nữ này tuy địa vị không cao, nhưng công việc chính của họ giống như những nữ thời nay, xuất hiện chủ yếu để phục vụ nhu cầu cho cho một bộ phận người giàu chứ không phải là .

Ở Trung Quốc, Nhật Bản và cả Hàn Quốc thời cổ đại, đây được coi là nghề hợp pháp. Tuy nhiên, về sau, một bộ phận những kỹ nữ hết thời, hoặc những người phụ nữ không có thu nhập, không có kỹ năng gì, chỉ phục vụ chuyện thân xác để kiếm sống.

Chính vì thế, lâu dần, người ta coi những người kỹ nữ là những người phụ nữ . Do vậy, ở Trung Quốc, người ta phân biệt “kỹ nữ” và “xương kỹ”. Xương kỹ chính là những người phụ nữ không chuyên hành nghề để có thu nhập còn kỹ nữ thì không.

Lầu xanh là nới ăn chơi được yêu thích

Theo dã sử ghi chép, Chính Đức Hoàng đế Chu Hậu Chiếu là người đặc biệt thích gái lầu xanh. Nhưng vì bận trăm công nghìn việc nên Chu Hậu Chiếu thường sai người lén đưa kỹ nữ vào cung để phục vụ mình.
  
Nói như vậy không có nghĩa là những người kỹ nữ không phục vụ chuyện “chăn gối”. Người ta nói “không có lửa làm sao có khỏi” thực chẳng sai. Tuy nhiên, muốn những kỹ nữ phục vụ chuyện thân xác, những khách làng chơi không thể mua bán theo lối “mì ăn liền” được.

Để được hiến thân, những khách làng chơi cũng phải trải qua giai đoạn cưa cẩm, tán tỉnh, tặng quà giống như một đôi tình nhân thực sự. Một khi đã không lọt vào “mắt xanh” của , thì dù khách làng chơi có vung cả núi tiền cũng không bao giờ có thể động vào một ngón tay của .

Tới đây, một câu hỏi thú vị là, vậy những khách làng chơi như thế nào sẽ dễ “lọt mắt xanh” của các cô kỹ nữ cao giá? Theo thứ tự ưu tiên, 5 loại khách làng chơi dưới đây được kỹ nữ chốn lầu xanh “ưa chuộng” nhất.

Loại đầu tiên đương nhiên là các vị hoàng đế. Hoàng đế là chúa tể của cả thiên hạ, một mình ông ta đã có tới tam cung lục viện với bạt ngàn những việc gì phải tìm tới loại ca nữ thấp hèn nơi chợ búa? Thực tế, đây là điều khó lý giải nhưng lại có thực trong lịch sử thời phong kiến.

Có lẽ trong chốn hậu cung giàu sang, ai cũng là , ai cũng quần áo là lượt, phấn phấn son son nên các vị hoàng đế đa tình thường thích ra ngoài “tìm của lạ”.

Dẫu sao, việc các vị hoàng đế quyền lực tột đỉnh vượt rào để có những cuộc tình một đêm với đám kỹ nữ được coi là thấp hèn trong đã trở thành một đề tài đặc biệt hấp dẫn đối với những thiên dã sử.

Chuyện tình hoàng đế - kỹ nữ đình đám nhất có lẽ phải kể đến chính là cuộc tình giữa Tống Huy Tông Triệu Cát và “thiên hạ đệ nhất danh kỹ” Lý Sư Sư.

Người ta thường nói, Triệu Cát là kẻ bị đặt nhầm lên ngai vàng, vì thế, dù là một ông vua bất tài, để mất cơ nghiệp của tổ tông vào tay giặc, song Tống Huy Tông lại là một đầy tài năng, một tài tử phong lưu trời sinh.

 Đến thời nhà Minh, hoàng đế Chu Nguyên Chương cho phép mở kỹ viện một cách công khai ở các địa phương để phục vụ cho quan lại. Chính vì thế mới đẻ ra khái niệm “quan kỹ” và “tư kỹ”.
Có lẽ chính tâm hồn của một ưa phóng túng, thích chuyện gió trăng mới khiến Triệu Cát vượt ra khỏi hậu cung bạt ngàn của mình để tìm tới chốn lầu xanh với Lý Sư Sư. Thực tế thì trước khi được tiếp vị khách đặc biệt họ Triệu này, Lý Sư Sư đã là một “danh kỹ” nổi tiếng khắp kinh thành.

Tuy nhiên, cái danh hiệu “thiên hạ đệ nhất danh kỹ” mà người đời sau phong tặng cho cô kỹ nữ họ Lý có lẽ sẽ không bao giờ có được nếu như cô ta không được Triệu Cát để mắt tới. Thế mới nói, một ngày nào đó được phục vụ hoàng đế chính là niềm mơ ước của bất cứ cô kỹ nữ nào.

Đến thời nhà Minh, hoàng đế Chu Nguyên Chương cho phép mở kỹ viện một cách công khai ở các địa phương để phục vụ cho quan lại. Chính vì thế mới đẻ ra khái niệm “quan kỹ” và “tư kỹ”. Kỹ nữ trở thành nghề công khai, được trả lương, các cô kỹ nữ đương nhiên vui sướng, bởi lẽ như vậy họ hoàn toàn có cơ hội một ngày nào đó được chiêm ngưỡng long nhan.

Đáng tiếc, Chu Nguyên Chương lại không phải là kẻ thích lân la chốn lầu xanh. Đương nhiên, cơ hội thì vẫn còn. Bởi lẽ, sau Chu Nguyên Chương có tới mấy chục hoàng đế và các cô kỹ nữ sẽ không phải đợi lâu.

Theo dã sử ghi chép, Chính Đức Hoàng đế Chu Hậu Chiếu là người đặc biệt thích gái lầu xanh. Tuy nhiên, hoàng đế thì trăm công ngàn việc, không phải lúc nào cũng có thể ra khỏi cung tìm tới chốn nhơ nhớp ấy được.

Vì thế, để tiết kiệm thời gian, Chu Hậu Chiếu thường sai người lén đưa kỹ nữ vào cung để phục vụ mình. Tuy nhiên, có lẽ là người kín đáo, Chu Hậu Chiếu gần như không để ai biết danh tính những kỹ nữ được những cận thần thân tín của mình đưa vào cung.

Vì vậy, dù nhận được ơn “mưa móc” của hoàng đế nhưng không nhờ thế mà những kỹ nữ kia trở nên nổi danh, tiền kiếm cũng chẳng được nhiều hơn. Thành ra, được tiếp khách làng chơi là hoàng đế không phải bao giờ cũng gặp may, đặc biệt là những ông vua thích tỏ ra mình đạo mạo.

Trần Viên Viên có lẽ là cô kỹ nữ thuộc loại may mắn đặc biệt là so với những cô kỹ nữ được Chu Hậu Chiếu lén đưa vào cung. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, thế nhưng, Trần Viên Viên không những xinh đẹp mà tài năng cầm, kỳ, thi họa đều hơn hẳn những kỹ nữ khác.

Chuyện kể rằng, vào thời bấy giờ, vua Minh là Sùng Trinh đang sủng ái Điền Quý phi, làm cho Chu hoàng hậu rất ghen tức. Biết chuyện, cha của Chu hoàng hậu đến kỹ viện bỏ tiền ra mua Viên Viên, để đưa vào cung phục vụ nhà vua.

Kề cận được Viên Viên, vua Sùng Trinh cứ ở mãi trong cung không muốn ra thiết triều. Tuy nhiên, mọi chuyện chưa đừng lại ở đó.
Khoảng thời gian này, các nhóm khởi nghĩa chống lại nhà Minh đã dần lớn mạnh, trong số ấy có lực lượng của Lý Tự Thành. Sau khi hay tin quân nổi dậy đánh lấy ba thành trì lớn, cộng thêm lời can gián của các quan, vua Sùng Trinh mới cho Trần Viên Viên ra ở trong phủ Chu quốc trượng.

Trong một bữa tiệc tại phủ, quốc trượng Chu Khuê cho Viên Viên ra múa hát, và nhan sắc cùng tài năng của nàng đã lọt vào mắt xanh của Ngô Tam Quế. Khi viên võ quan này được cử ra trấn thủ Sơn Hải Quan (nay thuộc tỉnh Hà Bắc), để ngăn chặn quân Thanh, vua Sùng Trinh đã quyết định ban Viên Viên cho Ngô Tam Quế để đổi lấy lòng trung thành của ông ta.

Tuy nhiên, Trần Viên Viên không theo ra biên ải mà vẫn ở lại Bắc Kinh. Năm 1644, lực lượng của Lý Tự Thành tấn công  Bắc Kinh, Lý Tự Thành lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Đại Thuận. Vua Sùng Trinh bỏ chạy rồi tự vẫn ở Môi Sơn.

Quân nổi dậy bắt được Viên Viên, đem nạp cho Lý Tự Thành. Khi nghe tin quân nổi dậy uy hiếp kinh đô, Ngô Tam Quế liền dẫn binh từ  Sơn Hải Quan về cứu. Dọc đường, biết Bắc Kinh đã thất thủ, Sùng Trinh đã chết, lại nghe Lý Tự Thành dụ dỗ nên họ Ngô đã định hàng.

Nhưng khi hay ái thiếp của mình là Trần Viên Viên bị Tự Thành chiếm đoạt, Ngô Tam Quế nổi giận, đến xin hợp với quân Thanh. Chính hành động này của Ngô Tam Quế đã giúp nhà Thanh vào được Trung Nguyên, thống trị người Trung Quốc gần 300 năm.
Vì thế, người đời sau đều nói, chính cô kỹ nữ họ Trần đã làm thay đổi toàn bộ lịch sử Trung Quốc.

Đồng Trị hoàng đế thời nhà Thanh cũng là ông vua thích lang thang phố xá, tìm chốn ăn chơi. Chính vì vậy, chị em ở chốn lầu xanh mới vui mừng mà rằng: Chị em cố lên, hết vị hoàng đế này sẽ chẳng còn bao nhiêu hoàng đế tìm tới chúng ta nữa đâu.

Sau Đồng Trị quả thực chẳng còn bao nhiêu hoàng đế nữa. Quang Tự, Tuyên Thống, nếu tính thêm cả Viên Thế Khải thì cũng chỉ còn 3 người, cơ hội không nhiều nữa rồi.

Tuy nhiên, chẳng biết cô kỹ nữ nào phụng sự hoàng đế bất cẩn, khiến ông vua triều Thanh mắc phải trùng giang mai, chết khi mới 20 tuổi. Cô kỹ nữ kia đương nhiên là hoàn thành giấc mộng được gặp hoàng đế nhưng không phải là mộng đẹp mà là ác mộng.
Loại khách thứ hai được ưa chuộng chính là những nhân sĩ danh tiếng. Hoàng đế thì một vài chục năm mới có được một ông đủ phong tình phóng khoáng để vượt ra khỏi những bức tường cung cấm tới chốn lầu xanh.

Trong khi đó những người nổi tiếng thì dễ tìm hơn. Thời cổ đại, những người nổi tiếng thường là nhân sĩ phong nhã, họ có một bụng thi thư, xuất khẩu thành chương, người ta thường gọi là tài tử.
Kỹ nữ thích tài tử, từ lâu đã trở thành những giai thoại được lưu truyền khắp chốn. Mà một khi đã hình thành giai thoại thì danh tiếng các cô kỹ nữ càng vang xa, tiền kiếm càng nhiều hơn.

Chỉ riêng trong số 8 cô kỹ nữ nổi tiếng vùng Tần Hoài thì có đến 6 cô nhờ các bậc tài tử trong thiên hạ mà có tiếng tăm: Cố Hoàng Ba và Cung Đỉnh Tư, Đổng Tiểu Uyển và Mạo Tích Cương, Liễu Như Thị và Tiền Khiêm Ích, Lý Hương Quân và Hầu Phương Vực, Biện Ngọc Kinh và Ngô Mai Thôn, Mã Tương Lan và Vương Trĩ Đăng.

Người ta thường nói, đằng sau người đàn ông thành công bao giờ cũng có bóng dáng một người phụ nữ. Tuy nhiên, trong thế giới kỹ điều này dường như phải nói ngược lại. Mỗi một cô kỹ nữ nổi danh được lưu lại trong sử sách thì ắt hẳn phía sau cô ta phải có một người, thậm chí là nhiều người đàn ông nổi tiếng.

Những tài tử này dù không có nhiều tiền nhưng họ không hề nghèo. Quan trọng hơn, dù họ không có quyền lực thống trị như hoàng đế song những vần thơ của họ có uy lực không hề kém bất cứ  chỉ dụ nào của bậc đế vương.

Liễu Vĩnh thời nhà Tống là một tài tử nổi tiếng, song, ông ta lại không có nhiều tiền. Tuy nhiên, không phải vì thế mà họ Liễu “mất giá”. Ngược lại, Liễu Vĩnh được các kỹ nữ vô cùng mến mộ. Thậm chí, thời bấy giờ, trong giới kỹ nữ còn lưu truyền một câu hát rằng:
“Không muốn mặc gấm lụa, chỉ cần dựa vào Liễu Thất ca; Không cần chiếu của quân vương, chỉ cần được Liễu Thất gọi; Không cần vàng ngàn cân, chỉ cần được lòng Liễu Thất; Không cần gặp thần tiên, chỉ cần được quen biết với Liễu Thất”.

Nhờ sự ái mộ của các cô kỹ nữ dành cho mình, Liễu Vĩnh dẫu không có tiền vẫn có thể sống một cuộc sống phong lưu, xứng danh một bậc tài tử. Không những không phải mất tiền cho các cuộc ân ái, thậm chí, có người còn phải trả tiền để có được một đêm với Liễu Vĩnh.

Liễu Vĩnh được kỹ nữ yêu thích chẳng kém gì hoàng đế là vì tài năng thiên bẩm của ông trong việc điền từ (viết lời cho các ca khúc để ca kỹ hát). Bất cứ thứ gì Liễu Vĩnh tùy tiện viết ra, đều có thể hát thành bài, và sau đó được lưu truyền rất rộng rãi.

Các cô kỹ nữ muốn có được bài hát hay để kiếm bát cơm chốn lầu xanh, đương nhiên phải dựa vào Liễu Vĩnh, lấy lòng Liễu Vĩnh để ông ta viết cho vài bài hát hay.

Một loại khách làng chơi được ưa không kém chính là những quan lại hiển đạt. Những vị khách loại này trong tay có quyền, đương nhiên cũng có tiền. Vì thế, họ vừa có thể che chở lại vừa có thể chu cấp cho cuộc sống của các kỹ nữ.

Chẳng hạn như kỹ nữ nổi tiếng thời Đường là Tiết Đào nếu như không được vị Tiết độ sứ Vĩ Cao bảo trợ làm sao có cơ hội để thể hiện hết khả năng của mình, càng khó có cơ hội để lưu danh với sử sách. Vì thế, có thể khẳng định rằng, Tiết Đào thành danh phần lớn là nhờ sự trợ giúp của Tiết độ sứ Vĩ Cao.

Đối với những vị khách loại này thì người thông minh không nên luôn miệng nhắc tới tiền bạc. Bởi lẽ, với họ tiền bạc là không thành vấn đề. Vấn đề là ở chỗ, có thể dựa vào những cuộc tình trăng gió ấy mà kiếm chút danh phận hay không.

Chẳng hạn như có thể cố gắng để làm một cô vợ bé, suốt đời hưởng vinh hoa phú quý. Nếu không, có thể lui hẳn một bước, làm một cô dì hai, dì ba, thậm chí là dì năm cũng được vậy. Thực tế, những kỹ nữ nhờ tình một đêm với các quan lại mà có được thân phận trong lịch sử không phải ít.

Chẳng hạn như vào thời nhà Nguyên, kỹ nữ Thúy Hà Tú được Thạch Vạn Hộ lấy về làm thiếp, Cố Sơn Sơn cũng được huyện trưởng huyện Hoa Đình lấy về làm vợ bé,…

Loại khách thứ tư được ưa chuộng chính là loại anh hùng hào kiệt. Người ta nói, thời thế tạo anh hùng, loạn thế thì xuất hiện anh hùng. Vì thế, để chọn được một người anh hùng hào kiệt thực sự trước hết phải có mắt nhìn người, phải nhìn thật chuẩn xác.

Tiếp đó là phải có gan “đầu tư”, đặc biệt là trong thời loạn thì phải biết liều mạng đánh cược một phen. Một khi kỹ nữ có được hai điều nói trên thì không muốn trở nên nổi tiếng, e rằng cũng khó.
Biện phu nhân, người vợ thứ hai của Tào Tháo cũng xuất thân từ kỹ nữ. Khi Biện thị quen biết Tào A Man cô mới chỉ 20 tuổi, tuy nhiên, đã có con mắt nhìn người hơn hẳn người thường.

Lúc bấy giờ Tào A Man lang bạt khắp nơi, Biện phu nhân theo ông ta chạy đông, chạy tây, chẳng được ngày nào sung sướng song vẫn hết sức kiên trì. Tuy nhiên, Biện thị không nhìn nhầm người. Tào Tháo thực sự là kẻ anh hùng sinh ra trong thời loạn.

Sau khi đón được Hiến Đế, Tào Tháo “ép thiên tử, lệnh chư hầu”, thống nhất toàn phương Bắc mở đường cho việc thành lập nhà Ngụy sau này. Biện thị nhờ vậy cũng được phong là Ngụy Vương hậu. Một kỹ nữ, biết chọn người anh hùng làm người tri kỷ như Biện thị có thể nói là đã có một kết cục mỹ mãn.

Vị tướng chống Kim nổi tiếng của triều Nam Tống Hàn Thế Trung cũng đã có một giai đoạn kém may mắn trên quan trường. Tuy nhiên, khi Hàn Thế Trung bất đắc chí, giữ một vị trí rất thấp, bị quan trên cướp mất công trạng thì kỹ nữ Lương Hồng Ngọc vẫn nhìn thấy khí phách anh hùng của họ Hàn.

Vì vậy, dù lúc bấy giờ, Hàn Thế Trung chưa phải là loại quan cao, lộc hậu gì nhưng Lương Hồng Ngọc vẫn quyết định theo Hàn Thế Trung. Lương Hồng Ngọc có thể nói không những chỉ có mắt nhìn người mà còn liều lĩnh cá cược vào số phận của người anh hùng mình đã chọn.

Và nhờ thế mà Lương Hồng Ngọc thành công. Sau này, cả hai vợ chồng Lương Hồng Ngọc và Hàn Thế Trung cùng cưỡi ngựa ra trận, lập rất nhiều chiến công. Lương Hồng Ngọc còn được triều đình nhà Toóng phong làm “Dương Quốc phu nhân”.

Từ một kỹ nữ trở thành một mệnh phụ phu nhân do chính hoàng đế sắc phong, một phụ nữ bình thường e rằng khó có thể làm được như Lương Hồng Ngọc.

Những người từng đọc lịch sử cận đại Trung Quốc đều biết rằng, trong số 9 người vợ bé của Viên Thế Khải thì có tới 3 người có xuất thân từ kỹ viện. Trong số này, có lẽ cô vợ hai của Viên Thế Khải là người đáng nhắc tới nhất.

Viên Thế Khải dù chẳng phải là loại anh hùng hào kiệt phục vụ chính nghĩa gì, tuy nhiên, cũng có thể coi là loại gian hùng thời loạn.

Họ Viên người thấp lùn, lại béo phì, đọc sách không nhiều, thi không đỗ, lại chẳng phải là loại lãng tử phong lưu vì thế trước sau luôn trong tâm thế của một kẻ thất bại, nghĩ rằng cuộc đời mình không còn hy vọng gì nữa.

Tuy nhiên, nhờ có cô vợ hai này bên cạnh chăm sóc và không ngừng khích lệ, Viên Thế Khải không những sốc lại tinh thần mà ngược lại trở thành quân phiệt lớn mạnh có ảnh hưởng rất lớn tới cả giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 của Trung Quốc.
Loại khách thuộc dạng ưu tiên cuối cùng chính là những người dân lương thiện. Loại khách này không phải lúc nào cũng tìm được. Bởi lẽ, đạo đức tốt hay xấu không thể nhìn một cái là biết ngay được, cần phải có thời gian tiếp xúc mới có thể nắm bắt một cách thấu đáo.

Việc kỹ nữ “ưu tiên” những khách làng chơi “lương thiện” là một cách tính toán “có trước có sau”. Trước là để bảo toàn cho bản thân. Một khi gặp phải loại khách côn đồ, lang sói thì rất có thể không những không được trả tiền mà thậm chí còn bị chúng hành hạ cho tới tàn tật.

Sử sách từng ghi chép rằng vào thời nhà Thanh, ở phủ Thanh Châu có một cô kỹ nữ tên là Hồng Hoa bị khách làng chơi hành hạ cho tới chết. Những trường hợp như vậy không phải hiếm gì. Vì thế, chọn được vị khách hiền lành, lương thiện có thể đảm bảo việc hành nghề không xảy ra “trục trặc”.

Còn phần sau chính là tạo cơ hội “hoàn lương” cho chính mình. Nghề kỹ nữ là nghề bán nhan sắc và tuổi thanh xuân. Vì thế, một khi tuổi thanh xuân đã hết thì cũng chẳng còn khách nào ngó ngàng tới nữa. Lúc bấy giờ, cần phải có một chốn đi về, một nơi nương tựa.

Do vậy, nếu như có một người đàn ông lương thiện nào đó sẵn sàng chấp nhận họ, đương nhiên đó là một cách “hạ cánh an toàn”.

phunutoday

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét