PhotobucketPhotobucket GUESTBOOK PhotobucketPhotobucket

Photobucket Blog

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Sự thực về thuốc thúc chín rau quả của Trung Quốc

Chỉ cần bỏ ra 5 NDT (gần 17.000 đồng) mua thuốc kích chín, nông dân Trung Quốc có thể thu về 3.000 NDT (gần 10 triệu đồng). Đó là mức lợi nhuận siêu khủng nhờ loại hóa chất độc hại này.

Cà chua và dưa chuột bị "trúng độc" nhiều nhất

Để điều tra thực hư, phóng viên Tân Hoa Xã đã có chuyến thực tế tại Sơn Đông, An HuyGiang Tô. Thứ quả được tẩm “thần dược” này nhiều nhất chính là cà chua và dưa chuột. Đảo quanh các khu chợ tại thành phố Hợp Phì, An Huy, phóng viên nhận được phản ánh của rất đông người tiêu dùng về tình trạng lạm dụng thuốc kích chín rau quả.


 Cô Từ, một người dân địa phương, cho biết: “Cà chua bán trên thị trường hiện nay đều chín mọng ngoài vỏ, nhưng khi cắt đôi lại xanh ruột, bóp còn thấy cứng, khiến người tiêu dùng khó phân biệt chín xanh”.

Những chủ sạp hàng tại chợ rau Hợp Phì còn thẳng thắn thừa nhận, để tăng năng suất, nhiều nông dân sử dụng thuốc thúc chín có hoạt chất chính là Ethephon.



Loại thuốc thúc chín có chứa Ethephon được sử dụng phổ biến tại Trung Quốc.
Loại thuốc thúc chín có chứa Ethephon được sử dụng phổ biến tại Trung Quốc.
Một nông dân họ Lâm tại Thọ Quang, Sơn Đông cũng tiết lộ, thuốc kích chín Ethephon được sử dụng tràn lan phổ biến tại địa phương này. Trước thời điểm dưa chuột ra hoa, các hộ trồng rau sẽ bôi loại “thần dược” này vào phần cuống hoa hoặc bôi vào phần quả non trong giai đoạn mọc quả.

Còn theo ông Tào, hiện rất ít hộ trồng trọt kiên nhẫn chờ đợi tới khi củ quả chín tới 90% mới thu hoạch. “Những quả cà chua sử dụng thuốc thúc chín trông đẹp mắt và hấp dẫn, thậm chí đắt đỏ hơn nhiều so với loại sinh trưởng bình thường tại địa phương chúng tôi”.

Lợi nhuận siêu khủng
 
Động lực chính khiến các hộ nông dân tại nhiều tỉnh thành Trung Quốc ưa chuộng thuốc thúc chín, ngoài việc rút ngắn thời gian sinh trưởng của rau củ, còn là vì tận thu lợi nhuận khổng lồ. Theo tiết lộ của ông Tôn, một nông dân tại Thượng Hải, cà chua có thuốc kích chín được bán với giá 3,6 – 4 NDT (gần 12.000 – 13.000 đồng)/kg, cao hơn loại thường 1,6 – 2 NDT (hơn 5.000 – 6.000 đồng)/kg. Thửa ruộng trồng được 1.500 kg cà chua sử dụng thuốc kích chín, có thể kiếm được hơn 3.000 NDT (gần 10 triệu đồng). Với những thửa ruộng lớn, loại “thần dược” này giúp người nông dân trồng được 4.000 kg thay vì 2.500 kg dưa chuột như thông thường.


Ngoài ra, thuốc kích chín giúp củ quả kéo dài thời gian bảo quản. Một nông dân tiết lộ: “Dưa chuột loại thường chỉ để hai tới ba ngày là héo, rất khó bán, nhưng nếu ngấm thuốc có thể bán trong suốt 5 – 6 ngày. Các sạp hàng ngoài chợ và siêu thị đều rất thích nhập loại này. Dù hữu dụng, nhưng chất thúc chín rất rẻ. Chỉ cần bỏ ra 5 NDT (17.000 đồng), có thể dùng đủ cho cả thửa ruộng trồng 1.500 kg cà chua”.


Mập mờ mức độ an toàn của chất thúc chín
 
Chuyên gia Chu Thế Đông, thuộc ĐH Nông nghiệp An Huy, cho biết, thúc chín củ quả là một công đoạn kỹ thuật không thể thiếu trong ngành trồng trọt của Trung Quốc. Nó có tác dụng đáp ứng nhu cầu cung ứng sản phẩm của thị trường, giảm thiểu những thiệt hại do tác động của thời tiết. Tính ứng dụng của phương pháp này khá phổ biến tại nhiều địa phương.


Giáo sư Thái Kiến Vĩ, Học viện Y học lâm sàng số 2 thuộc ĐH Trung y dược Nam Kinh thì khẳng định: “Theo tiêu chuẩn quốc gia, thuốc thúc chín có chứa Ethephon và một số loại khác được phép dùng, nhưng nếu lạm dụng, vượt tiêu chuẩn, nó có thể gây hại cho sức khỏe con người”.


Tuy nhiên, giới khoa học Trung Quốc vẫn chưa thể khẳng định mức độ an toàn của thuốc thúc chín. Theo quy định, hạn lượng tối đa của chất Ethephon trong cà chua là 2mg/kg. Ngoài cà chua, chất kích chín này chỉ được phép sử dụng với những loại quả nhiệt đới, á nhiệt đới và bông.


Tuy nhiên, chuyên gia Chu Thế Đông cho biết, phạm vi sử dụng Ethephon đang được nới rộng tùy tiện trong thực tế. Một nông dân giấu tên tiết lộ, tình trạng sử dụng chất thúc chín khó được kiểm soát. Họ có thể tùy ý điều chỉnh thời gian chín của quả để tận thu lợi nhuận.


Đất Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét