Công nghệ quét sinh học đã hé lộ cho các chuyên gia thần kinh hình ảnh lạ thường về những gì xảy ra trong bộ não của chúng ta lúc "say nắng".
Họ đã sơ đồ hóa các thay đổi hóa học trong bộ não, đồng thời phát hiện những phần của bộ não được kích hoạt cũng như những phần tạm ngưng hoạt động trong thời gian yêu đương.
Khi yêu, các khu vực kiểm soát sự sợ hãi, những cảm xúc tiêu cực hay sự suy xét và thấu cảm trong bộ não của chủ thể bị "tắt điện".
Ngoài cảm giác hạnh phúc, tình yêu cũng có thể khiến chúng ta trở nên bồn chồn, lo lắng và không kiên định. Đó là bởi chất hóa học dopamine trong não ở những người đang yêu cao hơn ở những người bình thường.
Dopamine đóng vai trò chủ chốt đối với những trải nghiệm của chúng ta về sự vui thú và nỗi đau, liên quan đến khao khát, sự nghiện ngập và tình trạng phởn phơ. Việc tăng cao hoạt chất này có thể dẫn đến các cảm giác tưởng thưởng, khiến "khổ chủ" khó mà từ bỏ tình yêu.
Tình yêu như chất gây nghiện, khiến con người có thể bất chấp mọi thứ để có được nó. Hóa chất tình yêu chúng ta quen thuộc nhất là adrenaline. Hormone này là nguyên nhân khiến nhịp tim của chúng ta nhảy tưng tưng trong lồng ngực, lòng bàn tay, bàn chân toát mồ hôi và miệng thì khô đắng khi nhìn thấy "người trong mộng".
Các nhà tâm lí học vẫn đang cố gắng tìm hiểu tại sao một số người lại trở nên ám ảnh đến mức nguy hiểm và sẵn sàng mạo hiểm mọi thứ vì tình yêu. Kiểu người đặc biệt dễ lâm vào cảnh lụy tình là người đa cảm và giàu trí tưởng tượng.
Theo Genk/TTVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét