Ăn sáng ngay sau khi ngủ dậy; vừa đi vừa ăn hay ăn vặt... là những nhân tố gây tổn hại không nhỏ đến sức khỏe.
1. Ăn sáng ngay khi vừa ngủ dậy
Khi
ngủ, cơ quan tiêu hóa vẫn phải làm việc, nó chỉ được nghỉ ngơi vào lúc
gần sáng. Nên khi vừa thức giấc, tốt nhất bạn chỉ nên uống một cốc nước
ấm, sau đó vận động khoảng 20-30 phút trước khi ăn sáng.
2. Bữa sáng quá nhiều dinh dưỡng
Buổi
sáng, khả năng hoạt động của tỳ (lá lách) rất uể oải, nếu bữa sáng
nhiều chất dinh dưỡng sẽ gây quá sức cho đường tiêu hóa, lâu dần làm suy
giảm chức năng đường tiêu hóa, dẫn đến bệnh dạ dày, bệnh đường ruột,
béo phì. Bữa sáng nên ăn những đồ ăn nhẹ dễ tiêu như: cháo, mì, sữa đậu
nành, sữa bò…
3. Ăn lại đồ thừa của bữa tối
Việc
dùng lại đồ ăn thừa của bữa tối hôm trước là điều không nên. Một vài
loại rau xanh để qua đêm có thể sinh ra axit nitrous (HNO2, chất gây ung
thư), ăn vào rất hại cho sức khỏe. Tốt nhất bạn hãy để lại một phần
nguyên liệu đó trong tủ lạnh, bảo quản tốt để tránh bị biến chất, sáng
hôm sau mới mang ra chế biến.
4. Ăn vặt
Ăn
vặt vừa nhanh vừa tiện lợi. Những đồ ăn vặt như bánh quy, chocolate…
chỉ có thể ăn cho đỡ đói chứ không thể xem đấy là bữa sáng. Hơn nữa, đồ
ăn vặt thường khô, không thể bổ sung lượng nước bị tiêu hao, không có
lợi cho việc tiêu hóa, hấp thụ.
5. Vừa ăn vừa làm việc, ăn vội vàng
Do
không có thời gian chuẩn bị bữa sáng, nhiều người thường ăn vội ngoài
vỉa hè hoặc vừa đi vừa ăn, vừa làm vừa ăn. Điều này sẽ gây hại cho dạ
dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Ngoài ra, thức
ăn ngoài đường, ngoài hàng quán thường không đảm bảo an toàn.
Lưu ý:
Thời gian ăn sáng tốt nhất là 7-8 h. Khoảng cách giữa bữa sáng và bữa trưa hợp lý nhất là 4-5 tiếng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét