PhotobucketPhotobucket GUESTBOOK PhotobucketPhotobucket

Photobucket Blog

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

6 dấu hiệu hệ miễn dịch dần suy yếu

Trung bình một người trưởng thành bị cảm lạnh 1-3 lần trong một mùa, mỗi lần kéo dài 3 hoặc 4 ngày. Nếu nhiều hơn, sức đề kháng của bạn đang giảm sút.

Nhiều người có thể vượt qua mùa lạnh chỉ với vài tiếng sụt sịt nhưng một số khác lại dễ dàng nhiễm cảm hết lần này tới lần khác với tình trạng ho khan, sổ mũi kéo dài. Vậy đâu là sự khác biệt giữa hai nhóm này?

Nghiên cứu cho thấy, cảm cúm và cảm lạnh có thể bắt nguồn từ những thói quen ít ngờ tới nhất như ăn đồ ngọt hay không bổ sung đủ nước cho cơ thể... Dưới đây là một số dấu hiệu bạn cần lưu ý để tăng cường chức năng cho hệ miễn dịch, theo trang Prevention.

1. Thói quen thích ăn đồ ngọt

Thói quen ăn đồ ngọt làm giảm chức năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu Ảnh: Sodahead.com
Thói quen ăn đồ ngọt làm giảm chức năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu
Ăn nhiều đường không chỉ khiến bạn dễ tăng cân mà còn làm giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Kết quả nghiên cứu đăng trên American Journal of Clinical Nutrition chứng minh rằng, ăn 100 g đường cản trở đáng kể năng lực chống vi khuẩn của bạch cầu trong suốt 5 giờ sau đó.

2. Không uống đủ nước
Con người cần nhiều nước để loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Lượng nước cần thiết trong ngày khác nhau giữa mỗi người tùy theo nhiều yếu tố. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết cơ thể đã được cung cấp đủ nước khi nước tiểu có màu vàng nhạt.

3. Thừa cân
Dư thừa cân nặng không tốt cho tim, não, các cơ quan khác trong cơ thể và cả hệ miễn dịch. Trên thực tế, những người dễ nhiễm cảm gặp nhau ở điểm chung là chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn 40, con số minh chứng cho tình trạng béo phì. Béo phì gây mất cân bằng hormone và suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của hệ miễn dịch.

Béo phì làm mất cân bằng hormone và suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của hệ miễn dịch. Ảnh: Tamaratwhite.com

Béo phì làm mất cân bằng hormone và suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của hệ miễn dịch. 

4. Mũi thường bị khô
Nhờ các chất nhầy trong mũi, virus bị giữ lại và loại bỏ ra khỏi cơ thể. Vì thế, khi mũi quá khô, đặc biệt trong những ngày lạnh, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập hơn.
Trong trường hợp tình trạng mũi khô chỉ diễn ra tạm thời, có thể rửa mũi bằng nước muối hoặc sử dụng máy tạo hơi ẩm. Nếu mũi khô mãn tính, tốt nhất hãy gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

5. Thường xuyên căng thẳng

Không phải ngẫu nhiên mà mọi người dễ bị cảm hơn khi bị áp lực công việc đè nặng. Báo cáo do Hiệp hội Tâm lý Học Mỹ cho hay, căng thẳng kéo dài làm hệ miễn dịch hoạt động yếu đi. Ngoài ra, “nếu nhiễm cúm khi đang stress, các triệu chứng sẽ ngày càng trở nặng”, theo Tiến sĩ Philip Tierno, trưởng khoa vi sinh học và miễn dịch học, ĐH New York (Mỹ).

Căng thẳng khiến các triệu chứng cảm nặng thêm. Ảnh: telegraph.co.uk.
Căng thẳng khiến các triệu chứng cảm nặng thêm.

6. Dễ bị cảm lạnh

Đây là dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch suy yếu và không “hoạt động hết công suất”. Trung bình một người trưởng thành bị cảm lạnh từ 1 đến 3 lần mỗi mùa, mỗi lần kéo dài 3 hoặc 4 ngày. Còn nếu nhiều hơn, sức đề kháng của bạn đang giảm sút.

Hãy cố gắng ngủ đủ giấc, tập thể thao thường xuyên hơn, kết hợp cùng chế độ ăn nhiều rau củ để cải thiện tình hình.

 (Theo Prevention)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét