Người chết là hết, chấm dứt tất cả? Hay chết là vĩnh viễn tồn tại dưới dạng hồn ma bóng quế vật vờ chốn âm gian? Hay chết là sự chuyển tiếp để chuẩn bị cho sự tái sinh sang một kiếp khác trên dương thế? Chưa ai khẳng định hay phủ định được điều đó, và những câu chuyện về luân hồi, tái sinh, về tiền kiếp, hậu thân… luôn có sự thu hút đặc biệt tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây.
Rất
nhiều câu chuyện được kể như là “bằng chứng” cho sự luân hồi, trong đó
nhiều người khi sang kiếp khác vẫn mang những vết sẹo hay dấu ấn đặc
biệt trên cơ thể có liên quan đến những vết thương, bệnh tật hay đặc
điểm nhận dạng trong tiền kiếp. Dưới đây là một số câu chuyện có thật
được ghi chép lại, còn những diễn biến ấy có chứng tỏ rằng linh hồn con
người sau khi chết có luân hồi thật hay không tùy thuộc vào suy xét của
từng độc giả.
Sự trở lại của lão bộc trung thành
Trong
một tạp chí về tâm linh xuất bản tại Pháp năm 1948, bác sĩ người Pháp
Maurice Delarry đã kể về trải nghiệm của chính ông về cái gọi là sự đầu
thai của một người quen biết. Trước đó, bác sĩ Delarry không tin chuyện
luân hồi, rồi những gì trải qua khi nghiên cứu về thuật cầu cơ khiến ông
dần tin chắc điều này là có thật.
Theo
lời kể của Maurice Delarry, một buổi tối tháng 5/1947, vợ chồng ông
đang cầu cơ thì chiếc xe lay động, lần lượt chỉ vào 5 chữ cái, biểu thị
cái tên của linh hồn đang nhập vào cơ, đó là Felix. Họ hỏi: “Ông Felix
muốn gì?”. Linh hồn trả lời: “Tôi muốn báo cho ông bà biết rằng một ngày
gần đây tôi sẽ trở lại trong gia tộc của ông bà”. Hai vợ chồng hỏi tại
sao, linh hồn không giải thích mà chỉ khẳng định lần nữa: “Đúng, tôi sẽ
trở lại trong gia tộc của ông bà”.
Bác
sĩ Maurice nói, họ hàng của ông bà rất đông và sống rải rác khắp nơi,
vậy ông Felix có thể nói rõ ông sẽ trở lại ở địa phương nào không. Felix
nói địa điểm và tên gia đình mà ông ta sẽ “tới”.
“Có
chắc ông sẽ vào gia đình ông A. bà con của chúng tôi?”. “Đúng vậy, gia
đình họ hiện có hai con gái”. Vợ chồng bác sĩ hỏi Felix có biết tên hai
cô bé ấy không, linh hồn bảo có rồi đọc đúng tên, cả ngày sinh tháng đẻ
nữa. “Ông ta” cũng tiết lộ, ngày ông trở lại dương gian là 24/9/1947,
vào lúc rạng sáng.
“Nhưng
chúng tôi làm sao có thể biết chắc đứa bé được sinh ta ấy chính là ông
đầu thai?”, bác sĩ hỏi. Felix trả lời: “Cô J. (tên của vợ bác sĩ) sẽ
nhận ra ngay khi nhìn thấy tai phải của tôi, vì tôi chính là Felix,
người hầu trung thành của ông bà thân sinh cô ấy”.
Từng
câu hỏi và trả lời trong buổi cầu cơ đó đã được bác sĩ Maurice Delarry
ghi lại để đối chứng sau này, nhưng không tiết lộ với ai. Gia đình ông
A. mà linh hồn Felix nói đến chính là gia đình chị họ của bà bác sĩ. Lúc
đó vợ chồng Delarry không hề biết người chị họ sống ở xa ấy đã mang
thai. Và 4 tháng sau, đúng ngày 24/9/1947, họ nhận được điện tín từ
chính người họ hàng ấy thông báo đã sinh hạ một bé trai lúc 8h sáng.
Ba
tháng sau, vợ chồng bác sĩ mới có điều kiện đến thăm chị họ và được gia
chủ đưa vào phòng nhìn mặt em bé. Khi bà Delarry lại gần chiếc nôi, đứa
bé chăm chăm nhìn bà, miệng mỉm cười nhưng nước mắt tuôn ra, rồi giơ
tay về phía bà như đòi bế. Bố mẹ bé ngạc nhiên hết sức vì thấy con mình
trước đây không bao giờ chịu theo người lạ.
Vợ
chồng bác sĩ nhìn thấy miếng vải băng ngang đầu em bé thì đoán biết
phần nào nguyên nhân, nhưng vẫn giả vờ hỏi sao phải băng, có phải bé bị
chốc lở không. Người mẹ đáp: “Không phải, vì bé có tật ở tai phải ngay
từ lúc sinh ra, vành tai chỉ dính một chút vào da đầu, bác sĩ nói phải
bôi thuốc và băng lại một thời gian cho nó liền”.
Đến
lúc này, vợ chồng bác sĩ Maurice Delarry không còn nghi ngờ gì về điều
mà Felix đã thông báo trước đây cũng như sự tồn tại của luân hồi, bởi
lão bộc Felix trước đó cũng có tật ở tai y hệt như vậy.
Những vết sẹo của Corliss
Victor
Vincent, một lão ngư dân sống ở Sitka, Alaska, Mỹ, qua đời vào đầu năm
1946 vì bệnh tật. Vốn rất thân thiết với cháu gái, vốn đã lấy chồng mang
họ Chotkin, trước khi mất, Victor đã nói cho cô rằng ông sẽ đầu thai
làm con trai cô. Victor cũng chỉ hai vết sẹo ở sống mũi và sau lưng, hậu
quả của 2 lần phẫu thuật, cho cháu thấy và dặn rằng những đặc điểm này
cũng sẽ xuất hiện ở đứa bé chưa ra đời.
Một
năm rưỡi sau ngày Victor Vincent chết, vào ngày 15/12/1947, cháu gái
ông, bà Chotkin, sinh hạ một đứa con trai đặt tên là Corliss Chotkin Jr.
Quả thật, em bé có hai vết sẹo ở lưng và sống mũi y hệt Victor lúc sinh
thời.
Tiến
sĩ Ian Stevenson, chuyên gia tâm lý, từng đứng đầu viện nghiên cứu về
chuyên ngành này tại Ðại Học Virginia, Mỹ, nhưng sau đó dồn tâm huyết
cho việc sưu tầm, nghiên cứu các trường hợp luân hồi, đã đến “khảo sát”
trường hợp của Corliss Chotkin Jr. vào năm 1960. Ông cho biết vào thời
điểm đó, hai vết sẹo của Corrliss đã mờ dần theo thời gian nhưng vẫn còn
rất rõ ràng, đặc biệt là vết sẹo ở sau lưng. Nó rộng khoảng 0,5cm, dài 3
cm, có màu sẫm hơn so với vùng da khác và hơi lồi, xung quanh có nhiều
chấm đen giống như vết chỉ khâu quanh vết thương.
Ngoài
những vết sẹo, Corrliss còn mang nhiều đặc điểm của người ông quá cố
như thích chải kiểu đầu đặc trưng của Victor, cho dù mẹ có chải cho kiểu
gì đi nữa. Cả Victor lẫn Corrliss đều thuận tay trái, thích bơi lội,
thích tàu bè, có khiếu về sửa chữa máy móc, trong khi cha đẻ của
Corrliss không hề có năng khiếu này. Còn một điều thú vị nữa, sinh thời
Victor nói với cháu gái rằng, khi đầu thai, ông sẽ không còn nói lắp như
kiếp sống cũ (một tật mà ông rất ghét mà không thể sửa), nhưng rốt cục
thì Corrliss vẫn cứ nói lắp y hệt.
Theo
lời bà Chotkin kể cho tiến sĩ Ian Stevenson, năm Corrliss hơn 1 tuổi,
bà tập cho con nhận biết tên mình, nhưng cậu bé thường cãi một cách nóng
nảy: “Mẹ không biết con là ai sao? Con là Kahkody đây”. Đó là cái tên
mà bà dùng để gọi Victor Vincent lúc ông còn sống.
Một
người cô của bà Chotkin cũng kể lại, sau khi Victor qua đời, bà có nằm
mơ thấy ông trở về sống với nhà Chotkin, dù không hề được bà Chotkin
tiết lộ chuyện Victor nói trước sẽ đầu thai. Khi cậu bé Corrliss được
2-3 tuổi, cậu đã nhận ra nhiều người quen cũ của Victor Vincent, trong
đó có cả vợ Victor.
Tiến
sĩ Ian Stevenson, người đã gặp Corrliss cả thảy 3 lần, cho biết kể từ
khi lên 9, cậu bé dần dần ít nói đến tiền kiếp của mình, và đến khoảng
năm 1962 thì nhớ rất ít về kiếp trước. Vào năm 1972 trong lần gặp cuối
cùng, tiến sĩ nhận thấy Corrliss đã sửa được tật nói lắp. Anh từng tham
gia chiến tranh Việt Nam trong đoàn pháo binh, bị điếc một bên do một
quả đạn nổ gần, và sau khi về nước đã trở lại sinh sống ở quê nhà
Alaska.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét