Lật tẩy những bức ‘ảnh ma’ chấn động Việt Nam
Những bức ảnh này có thể khiến người thiếu hiểu biết và “yếu bóng vía”
cảm thấy lạnh gáy, cho đến khi sự thật về chúng được làm sáng tỏ.
Vào mùa hè 2011, một nhân viên của một công ty phần mềm ở Hà Nội đã
phát hiện ra trong những bức ảnh chụp vào đêm cuối kỳ nghỉ ở Đồ Sơn, có
một tấm xuất hiện một bóng người mờ ảo không đầu đứng giữa đường ở cuối
bãi tắm 3.
Bức ảnh đã khiến các cư dân mạng xôn xao. Nhiều ý kiến cho rằng bóng
người trong ảnh là vong hồn của người đã chết trong tình trạng “mất
đầu”.
Ít lâu sau đó, một bức ảnh ma khác lại xuất hiện khiến nhiều người
hoang mang. Theo đó, một nhóm nam nữ thanh niên, nhân buổi tối đi dạo Hồ
Gươm sau khi nhờ người qua đường chụp hộ vài bức ảnh làm kỷ niệm đã
phát hiện ở giữa ba bức ảnh vừa được chụp hiện lên khuôn mặt mờ ảo, và “ma quái” của của một người phụ nữ trung niên.
Một tấm “ảnh ma” khác do một vị khách chụp tại hồ Gươm vào một buổi
tối dịp Đại lễ 1.000 năm hăng Long – Hà Nội, được cho là đã ghi lại một
bóng người rất giống với vua Lê Lợi (khi đối chiếu với một bức tranh về
vua Lê Lợi). Tác giả đã tặng bức ảnh này cho GS Hà Đình Đức – người sau
đó đã giới thiệu bức ảnh với báo chí.
Nhiều bức ảnh tương tự đã được ghi lại và trở thành để tài tranh luận
sôi nổi. Theo giải thích của những người am hiểu nhiếp ảnh những “bóng
mờ” xuất hiện trong ảnh không phải ma mà chỉ là những người bình thường đang di chuyển, bị mờ đi vì tốc độ chụp của máy ảnh vào buổi tối rất chậm.
Một dạng “ảnh ma” khác được biết đến dưới dạng những vòng tròn ánh
sáng “bí ẩn”. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, chủ nhiệm bộ môn
Thông tin dự báo, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, những vòng
tròn ánh sáng bí ẩn hiện ra trong ảnh có thể là vong của người âm.
Khoảng 1.000 bức ảnh như vậy đã được ông ông Nguyễn Phúc Giác Hải tập
hợp trong đề tài nghiên cứu về khả năng chụp hình “người âm” được công
bố và nghiệm thu tại Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người.
Những bức ảnh có “vòng tròn tâm linh” được rất nhiều người ghi nhận ở những hoàn cảnh khác nhau, tại những quốc gia khác nhau.
Đặc biệt, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải còn chụp được những bức
ảnh ghi lại điều được cho là chuyển động khác nhau và rất phức tạp của
các vòng tròn ánh sáng. (Hình ảnh được ông Nguyễn Phúc Giác Hải chụp gần
một ngôi nhà hoang ở Đà Lạt).
Tuy vậy, các thực nghiệm do báo điện tử Đất Việt tiến hành đã khẳng
định các vòng tròn ánh sáng bí ẩn thực ra chỉ là các vật thể nhỏ mà mắt
người khó nhận ra như hạt bụi, nước nằm rất gần ống kính máy ảnh. Những
vật thể này khi nằm ngoài điểm lấy nét và bị chiếu sáng bởi đèn flash sẽ phản chiếu qua ống kính máy ảnh dưới dạng những vòng tròn sáng rực.
Thực nghiệm của báo Đất Việt cũng lý giải hiện tượng “những chuyển
động khác nhau và rất phức tạp của các vòng tròn ánh sáng”. (Ảnh: Đất
Việt).
Các thực nghiệm với “vòng tròn ánh sáng” này cũng góp phần lý giải hiện tượng “luồng sáng ma quái”
ở Thanh Trì. Theo đó, vào cuối năm 2010 dư luận ở Hà Nội đã xôn xao với
hiện tượng bí ẩn xảy ra tại nhà một người dân ở huyện Thanh Trì.
Theo
mô tả, đó là một luồng sáng lạ, chỉ hiện ra trên màn hình theo dõi của
hệ thống camera chống trộm mà không thể được quan sát bằng mắt thường.
Thực ra, những “luồng sáng” này chỉ là các sợi tơ nhện vướng vào ống kính camera được chiếu sáng bởi đèn hồng ngoại vào khi trời tối và hiện ra trên màn hình theo dõi.
Trong cộng đồng mạng Việt Nam còn xuất hiện nhiều bức “ảnh ma” khác là sản phẩm của sắp đặt có chủ ý hoặc phần mềm máy tính.
Bức ảnh “ma hiện hồn ở Đê La Thành” này bị chê là xử lý photoshop quá nghiệp dư.
Tương tự là bức ảnh thô thiển này.
Bức ảnh “mặt người bí ẩn trong hầm khách sạn Metropole” có thể chỉ là ảo giác của thị giác hoặc một trò đùa của cư dân mạng.
Theo KIẾN THỨC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét