PhotobucketPhotobucket GUESTBOOK PhotobucketPhotobucket

Photobucket Blog

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Để sống lâu như Bành tổ


Bành Tổ thường được xem là nhân vật biểu trưng cho sống lâu. Tương truyền ông sống trên 700 tuổi! Bành Tỗ họ Tiên, tên Khanh, cháu sáu đời của vua Chuyên Húc, và cũng là nhân vật thừa kế đời thứ 8 của hoàng đế Hiên Viên.

 Ông được phong tại Ðại Bành (Giang Tô), đồng thời, ông là người có tuổi cao nhất, nên được mọi người tôn xưng là “Bành Tổ”.

Theo sách “Liệt Tiên Truyện” của Lưu Hương ghi chép về nhân vật nầy, thì: Kể từ đời vua Nghiêu, Bành Tổ được triều đình sử dụng, và tiếp tục làm quan cho đến triều nhà Hạ, và được phong tại Ðại Bành.

Theo truyền thuyết thì Châu Mục Vương từng mời ông ra làm đại phu, nhung do ông không thích làm quan, nên đến năm 800 tuổi (?), thì không biết đã bỏ đi đâu, từ đó không còn tung tích nữa!

Nhưng truyền thuyết về nhân vật nầy vẫn còn nhiều nghi vấn, tuy nhiên, được biết một điều chính xác: Bành Tổ sống lâu. Vào thời ấy, nhiều người đã bàn luận về phong cách dinh dưỡng, luyện tập thân thể của Bành Tổ, và ai ai cũng ca ngợi.

Vào cuối đời Xuân Thu, đức Khổng Phu Tử hết sức ngưỡng mộ Bành Tổ. Trong sách Luận Ngữ, Khổng Tử có viết: “Tin và học với người xưa, bằng cách noi theo lão Bành (Bành Tổ), vị đại phu tài giỏi của triều đình nhà Thương ta” (Tín nhi háo cổ, thiết tỷ ư ngã lão Bành).

Thi hào Khuất Nguyên trong bài “Thiên Vấn” , tập Sở Từ cũng nói: “Tại sao mạng sống (của Bành Tổ) lại được kéo lâu dài đến như vậy được?” “Ông từ đích thân nấu canh gà để dâng lên cho vua Nghiêu dùng” (Thụ thọ vĩnh đa, phù hà cửu trường ố Bành; khanh châm trĩ đế hà xan). Những chứng liệu trên đây cho thấy Bành Tổ là người khéo nấu nướng, rất chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng.

Tại nước Tề vào thời Chiếc Quốc có nhân vật tên là Dịch Nha vốn là người rất sùng bái nghệ thuật nấu ăn của Bành Tổ. Ông từng tìm cách đến vùng Bành Thành để họ nấu nướng. Bành Tổ chẳng những biết cách ăn uống để giữ gìn sức khoẻ, mà còn rất giỏi về lãnh vực “đạo dẫn” (tức là cách tập dưỡng sinh).

Trang Tử trong chương “Khắc Ý” có đoạn nói: “Việc tập thở để đưa không khí cũ ra ngoài, tiếp nhận không khí mới vào cơ thể; việc co duỗi chân tay, chính là nhằm để kéo dài tuổi thọ. Việc tập luyện phép dưỡng sinh này đã từng được Bành Tổ là người có tuổi thọ rất cao, luôn luôn ưa thích”.

Trong “Tiêu Giao Du”, Trang Tử cũng có nói: “Thượng cổ có người tên gọi Ðại Xuân, lấy tám nghìn năm làm mùa xuân, lấy tám nghìn làm mùa thu; hiện nay, người sống lâu nhất được biết đến chính là Bành Tổ vậy”.


Tuân Tử cũng từng hô hào mọi người nên học môn “khí công” như Bành Tổ từng thực hành. Ông nói: “Dùng cách trị khí để dưỡng sinh, sau nầy đáng kể nhất là Bành Tổ”.

Cát Hồng trong sách “Thần Tiên Truyện” có kể: Vào cuối đời nhà Ân, Trụ Vương đã dựa vào phương pháp của Bành Tổ tiến hành việc luyện công, thân thể trở nên cường tráng. Nhà vua sợ Bành Tổ đem phương pháp nầy truyền lại cho người khác sống lâu hơn mình, cho nên đã quyết định sẽ giết chết Bành Tổ.

Từ đó, Bành Tổ lo sợ, lui về sống mai danh ẩn tích, không bao giờ chịu lộ diện. Theo sự tìm hiểu của ngưòi đời sau nầy, thì Ðại Bành, nơi đất phong của Bành Tổ, chính là thành phố Từ Châu sau nầy.

Bành Tổ là người có tuổi thọ rất cao, cho nên hầu hết những sách trình bày về cách sống như thế nào để có thể kéo dài tuổi thọ luôn luôn nhắc đến tên tuổi của ông. Thậm chí, có người còn lấy danh nghĩa của ông để trước tác, như quyển “Bành Tổ Dưỡng Tính Kinh”, “Bành Tổ Nhiếp Sinh Dưỡng Tính Luận”, “Bành Tổ Tính Bí Cấp Phương”...

Nguyên lý trường thọ của Bành Tổ

Cát Hồng đời nhà Tấn trong cuốn “Thần Tiên Truyện” có tổng kết kinh nghiệm về dưỡng sinh của Bành Tổ, nêu lên những điểm chính như sau đây:

Bảo vệ thân thể

Không gây tổn thương đến thân thể, thì sau sẽ được trường thọ. Bành Tổ cho rằng: “Muốn được trường thọ, không có gì khác lạ; điều quan trọng trước tiên là đừng làm tổn thương cho chính mình”.


Ông nêu 7 vấn đề để đề phòng việc gây tổn thương thân thể như:

(1) Lo buồn đau khổ sẽ làm tổn thương đến con người;
(2) Lạnh, nóng thất thường sẽ làm tổn thương đến con người;
(3) Vui mừng quá độ sẽ làm tổn thương đến con người;
(4) Phẩn nộ mà không thể nào hoá giải được dễ làm tổn thương đến con người;
(5) Suy nghĩ sâu xa để cố ghi nhớ lại làm tổn thương đến con người;
(6) Nôn nóng thái quá sẽ làm tổn thương đến con người;
(7) Âm dương không thuận sẽ làm tổn thương đến con người.


Kéo dài tuổi thọ

Có 4 yếu tố có thể kéo dài tuổi thọ. Bành Tổ nêu 4 yếu tố trong việc dưỡng sinh là:

(a) Mùa đông: phải giữ gìn cho ấm; mùa hạ: phải giữ cho mát; đừng để mất sự điều hòa trong bốn mùa, giúp cho thân thể bao giờ cũng cảm thấy thoải mái.

(b) Bên cạnh có người xinh đẹp, đoan trang, sống trong khung cảnh nhàn hạ, vui vẻ, không có những đòi hỏi quá đáng, phải để cho tinh thần minh mẫn, thông suốt.

(c) Những tiện nghi trong cuộc sống hàng ngày chỉ cần lấy đủ, miễn là tâm trạng luôn luôn vui vẻ là được.

(d) Màu sắc, âm thanh đủ để vui vẻ tâm trí, tâm trạng bao giờ cũng vui tươi, ưa thích.

Như thế, có được “thân thể thoải mái”, “tinh thần thông suốt”. “ý chí duy nhất”, “tâm trạng vui vẻ”. Ðược vậy, tất nhiên thân thể khoẻ mạnh, tuổi thọ kéo dài.

Về tinh khí

Phải biết giữ gìn tinh khí, để bảo vệ vóc dáng và tinh thần. Bành Tổ đã nêu ra nguyên tắc và phương pháp nhằm quý trọng tinh khí, đồng thời bảo vệ thân thể và tinh thần.


Ông viết: “Phàm người nào biết quý trong tinh khí, tập khí công, luyện thân thể thì tinh thần của người đó bao giờ cũng tồn tại, sung mãn. Nếu không, doanh vệ sẽ suy sụp”.

Từ đó ông khuyên: “Không ngủ chung giường, không đắp chung chăn”.

Khí công

Phép khí công do Bành Tổ đề ra gồm có: hít thở sâu, giữ hơi lại, thở ra hơi dài. Tập từ sáng sớm đến trưa. Ngồi ngay thẳng, vuốt đôi mắt, xoa bóp toàn thân, lấy lưỡi đưa lên nắp họng để có nước bọt để nuốt.


Ông viết tiếp: Phàm khi thấy trong người khó ở, tiến hành “bế khí” để tấn công nơi bi bệnh. Vận hành hơi thở sâu cho đến tận chót ngón chân, ngón tay. Nơi bị bệnh dần sẽ biến mất.

Những bí phương nầy về sau được khai triển.
NET

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét